Vì sao cây cổ thụ bị rỗng thân vẫn sống được? - Câu hỏi hay
Những cây già lâu năm thường bị rỗng thân nhưng sao chúng vẫn sống được? (Nui) Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây ...
Những cây già lâu năm thường bị rỗng thân nhưng sao chúng vẫn sống được? (Nui)
Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây
Thân cây mỗi năm một to ra, chất gỗ ở giữa thân do ngày càng khó được cung cấp ôxy và chất dinh dưỡng, có thể bị chết dần. Phần lõi cây già trở nên vô tác dụng. Mô chết này nếu bị vi khuẩn xâm nhập hoặc nước mưa thấm vào lâu ngày sẽ mục nát, tạo nên lỗ rỗng.
Trong thân cây có hai đường lưu thông vật chất nhộn nhịp. Phần xylem ở lõi gỗ là tuyến vận chuyển nước và chất vô cơ từ rễ lên. Phần ploem trong lớp vỏ là tuyến vận chuyển chất hữu cơ tổng hợp được từ trên xuống rễ. Hai tuyến đó gồm nhiều đường ống. Trên một cây, số ống dẫn này nhiều vô kể, nên nếu chỉ một số tuyến bị mất đi, việc vận chuyển nước không bị gián đoạn hoàn toàn, do đó cây già thân rỗng vẫn sinh trưởng như thường. - (Giang Nguyen)
Các mạch dẫn chất dinh dưỡng nằm ở phía ngoài, gần vùng vỏ, vùng lõi của thân cây là các mô mộc đã chết.
Nếu bạn cắt 1 vòng lớp gỗ dưới vỏ cây thì cây chắc chắn chêt - (Trọng Nghĩa)
Nó rỗng thân chứ nó có mất luôn thân đâu mà không sống :) - (Anh Vu)
Cây cổ thụ là cây lâu năm. Thân cây là phần có cấu tạo thứ cấp, từ bên ngoài vào trong thân gồm: mô bì, li be thứ cấp, tầng phát sinh và gỗ thứ cấp.
Tầng phát sinh là tầng quan trọng nhất, nó liên tục tạo ra các tổ chức mới, với bên ngoài là li be thứ cấp mới và bên trong nó là gỗ thứ cấp mới. Li be và gỗ là 2 cơ quan dẫn truyền được ví như mạch máu của cơ thể, li be dẫn truyền chất hữu cơ tạo thành dòng đi xuồng, gỗ làm nhiệm vụ vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ đi lên tạo thành dòng đi lên để nuôi cây.
Phần lõi giữa thân là phần có cấu tạo thứ cấp đã già cỗi, chức năng chính chỉ là dự trữ các chất, lõi gỗ có thể bị chết, bị gỗ hóa hoàn toàn do tạo thành các thể nút ở các mạch và sự tạo tế bào đá rất mạnh, nên gỗ không được nuôi dưỡng các chất đầy đủ. Còn phần gỗ mới tạo thành, là phần ở ngoài phần lõi, tuy là gỗ thứ cấp nhưng non hơn nên vẫn làm nhiệm vụ dẫn truyền và vận chuyển nước, khoáng chất bình thường.
Cây lâu năm tuy lõi thân bị chết (rỗng ruột) nhưng phần phía ngoài vẫn sinh trưởng bình thường, nên việc dẫn truyền các chất vẫn đảm bảo, nên cây vẫn sống được. (Nguyễn Đình Sinh-Giảng viên Đại học) - (Nguyễn Đình Sinh)
Một số bạn đã nêu lý do cây vẫn sống dù rỗng ruột. Riêng tôi muốn nói thêm về một số loài cây sinh trưởng phát triển kiểu "thắt nghẹt", ví dụ: cây đa và một số loài tương tự.
Hạt đa vô tình được chim "gieo" trên một cây gỗ nào đó, thường là ở nách cành, nơi thường đọng nước và rong rêu. Hạt đa nảy mầm và sống ký sinh, lớn lên trong cái "chậu" đó, rễ dần dần thòng xuống đến đất. Khi rễ chạm đất, cây đa phát triển nhanh chóng và "thắt nghẹt" cây gỗ kia bằng bộ rễ của mình, cây gỗ suy yếu và chết sau đó thối mục dần, còn lại bó rễ cây đa phát triển liền khối hình ống mà nhiều người cứ ngỡ là thân cây rỗng ruột - (shan shin)
Đọc Sinh học 6 để biết thêm chi tiết:)) - (Vũ Quang Minh)
Thân cây muh k rỗng thì k gọi là cổ nữa nha bạn.. lúc đó là non thụ.. nó vẫn sống thì mới công nhận cổ thụ chứ chết r thì gọi là củi thụ bạn nhé... chào thân ái quyết thắng.. - (tương hột)
Trongnghia@: chưa chắc cắt 1 vòng là chết đâu. Tuỳ loại cây bạn ạ,( người ta chiết cành) nên phải cắt bỏ 1 vòng vỏ mà có chết đâu. GiangNguyen giải thích khá chuẩn và khoa học đó ban. - (Honglap)