Tại sao vệ tinh vào quỹ đạo lại có thể rơi xuống Trái đất? - Câu hỏi hay
Tại sao vệ tinh đã phóng lên quỹ đạo ổn định rồi, lại có thể rơi vào Trái đất? Có khi nào nó rơi ra ngoài không gian xa Trái đất không? (Thái) Vệ tinh bí ẩn Nga bị nghi là 'sát thủ không gian' / Vệ tinh Nga sắp rơi xuống Trái ...
Tại sao vệ tinh đã phóng lên quỹ đạo ổn định rồi, lại có thể rơi vào Trái đất? Có khi nào nó rơi ra ngoài không gian xa Trái đất không? (Thái)
Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây
Có thể hiểu ngắn gọn: Vệ tinh bay được ổn định ở quỹ đạo Elip quanh Trái đất là nhờ lực li tâm của nó cân bằng với lực hấp dẫn của Trái đất. Nếu lực li tâm của nó nhỏ hơn lực hấp dẫn với trái đất thì nó lại rơi trở lại trái đất còn nếu nó tạo được lực đẩy lớn tạo ra vận tốc lớn hơn tốc độ vũ trụ cấp 1 thì nó sẽ thoát ra được khỏi lục hút trái đất và đi vào vòng quay của Hệ mặt trời - (Nguyễn SThành)
Có thể giải thích ngắn gọn như sau: vệ tinh vào quỹ đạo là vệ tinh đạt được độ cao cần thiết, và vận tốc cần thiết. Khi đó: trái đất tạo ra 1 lực hút xuống, vận tốc bay ngang (tiếp tuyến với trái đất) tạo ra lực ly tâm, 2 lực này cân bằng với nhau.
Về nguyên tắc, nếu giữ 2 yếu tố này ko đổi thì vệ tinh sẽ ko rơi, ko bay đi mất. Tuy nhiên thực tế do vận tốc vệ tinh không giữ được chính xác cố định, đồng thời "độ cao" cũng không giữ được cố định 1 cách chính xác, dẫn tới các sai lệch làm mất cân bằng cặp lực này. Nếu lực nào được tăng lên (hoặc lực đối ngược giảm xuống) thì vệ tinh sẽ chuyển động theo hướng của lực đó (rơi xuống hoặc bay ra ngoài vũ trụ) - (Mr.DJ)
Rơi được là do con người dưới mặt đất điều khiển cho rơi và thường điều khiển cho nó rơi xuống biển. Khi VT "hồi quyển" cơ bản nó bị cháy hết khi ma sát với bầu khí quyển, chỉ còn rơi một phần nhỏ không cháy hết rơi xuống biển thôi. VT rời xa được Trái Đất tức là bay lên quỹ đạo cao hơn. Trên đầu ta còn vô số rác vũ trụ đó là các VT, mảnh vỡ tên lửa cháy không hết không thể rơi về TĐ được, nó là sát thủ đối với các VT, tàu con thoi và cả các phi hành gia đó bạn. - (sytd)
Đính chính là lực hướng tâm bằng lực hút của trái đất thì vệ tinh ko bay ra khỏi quĩ đạo trái đất nhé. Lực li tâm là khác nữa, đó chỉ là lực ảo, các bạn ở trên hiểu sai bản chất rồi.
Ví dụ đơn giản là thế này bạn buộc 1 hòn đá vào sợi dây rồi dùng tay quay tròn, nếu vận tốc quay đủ lớn thì hòn đá sẽ bay theo quĩ đạo ổn định xung quanh tay bạn. Sợi dây ở đây có thể xem như là lực hút của trái đất với vệ tinh. - (whatever)
Khi đạt đến độ cao nhất định, tức là độ cao mà khi đó phải thỏa điều kiện lực hút trái đất giữ cho vệ tinh luôn có khoảng cách nhất định với trái đất.Nhưng khi đó thì trái đất vẫn giữ vệ tinh qua định luật vạn vật hấp dẫn, theo thời gian quỹ đạo của vệ tinh sẽ thay đổi.Bởi vậy nó sẽ gần trái đất hơn và rơi xuống trái đất hoặc xa hơn với trái đất. Nếu vệ tinh đó còn sử dụng thì các nhà khoa học sẽ đưa vệ tinh vào quỹ đạo cần thiết để tiếp tục hành trình - (tronghuu3011)
vì động năng của vệ tinh bị mất do 1 lí do nào đó còn không thì như mặt trăng có bao giờ rơi đâu :D - (Ebjtrujnha)
Qũy đạo ngòai không gian cách trái đất vài trăm km vẫn còn tồn tại 1 số phân tử chất khí, chính những phân tử nầy khi va chạm với vệ tinh đang bay với tốc độ vài chục ngàn km sẽ làm cho vệ tinh giảm tốc độ, làm mất đi sự cân bằng ( tốc độ không quá nhanh để vệ tinh bay xa khỏi trái đất và không quá chậm để vệ tinh rơi vào trái đất). - (Nhựt Nguyễn)
Từ "ổn định" mà bạn nói ở đây thực chất là do trung tâm ở mặt đất chỉ huy thôi. Bởi các vệ tinh có trang bị động cơ điều khiển. Theo thời gian, vệ tinh sẽ dần bị lực hấp dẫn hút về Trái đất . Nhờ động cơ điều khiển này cùng với phần lập trình mà vệ tinh tự động điều chỉnh quỹ đạo để không bị rơi. Khi hết nhiên liệu hoặc trục trặc liên quan đến điều khiển thì VT vẫn rơi - (hoing nguyễn)
Từ "ổn định" mà bạn nói đến ở đây chỉ là sự ổn định do điều khiển từ Trái đất thôi. Khi ở trên quỹ đạo vệ tinh vẫn tuân theo định luật Vạn vật hấp dẫn, nghĩa là Trái đất và vệ tinh đều hút lấn nhau. Nhưng vì Trái đất có khối lượng quá lới đối với vệ tinh nên thực tế là vệ tinh bị Trái đất hút. Để vệ tinh ổn định, trên đó người ta trang bị một số động cơ phản lực nhỏ để điều khiển quỹ đạo. Có thể là loại động cơ phản lực nhiên liệu thông thường hoặc động cơ phản lực plasma; Theo định kỳ khi vệ tinh bị hạ độ cao gần đến mức quy định, trung tâm điều khiển ở Trái đất sẽ cho khởi động các động cơ này để nâng độ cao. Vì ngoài không gian lực cản ma sát và lực hấp dẫn rất nhỏ nên không tốn nhiều năng lượng. Đối với một số loại vệ tinh nhỏ hoặc siêu nhỏ, vệ tinh thí nghiệm..., hoạt động ngắn ngày thì có thể không trang bị động cơ điều khiển. Sau khi hoàn tất sứ mệnh sẽ tự rơi và bốc cháy khi đi vào khí quyển. Đối với các tàu con thoi hay khoang đổ bộ của tàu vũ trụ dùng 1 lần, các động cơ phản lực này còn đóng vai trò hãm tốc độ của tàu (hay khoang đổ bộ) trước khi đi vào khí quyển con tàu và phi hành gia không bị thiêu trụi. Ngoài ra ở phần bỏ đi (của loại dùng 1 lần) cũng có động cơ để điều khiển quỹ đạo khi về trái đất 1 cách chủ động và thường cho rơi xuống biển. - (nguyễn tuhoing)
Đúng là rơi là do con người điều khiển cho rơi. Vì lực ly tâm có được để cân bằng với lực hướng tâm là do vận tốc phóng ban đầu. Không có gì làm giảm tốc độ bay nếu như ko có sự điều khiển của con người. Bơi vì đơn giản là mặt trăng ko bao giờ rơi vào trái đất - (Vũ Đức Ngọc)