21/02/2018, 08:29

[ Văn học 12] Suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện “Người mù và cây đèn” – Bài học lớn từ những câu chuyện nhỏ

Đề bài: Suy nghĩ của anh chị về việc làm của người mù trong câu chuyện sau : – Có một người mù đi trên một con đường tối, trên tay lại cầm theo một chiếc đèn lồng. Một người thấy thế liền hỏi: – Ông có thấy đường đâu mà cần phải ...

Đề bài: Suy nghĩ của anh chị về việc làm của người mù trong câu chuyện sau:
– Có một người mù đi trên một con đường tối, trên tay lại cầm theo một chiếc đèn lồng. Một người thấy thế liền hỏi:
– Ông có thấy đường đâu mà cần phải cầm theo chiếc đèn lồng làm gì?
– Người mù liền mỉm cười trả lời:
– Tôi cầm theo chiếc đèn này là để người khác không đâm sầm vào tôi. Làm vậy có thể giữ an toàn cho bản than mình.

 

"Người mù và cây đèn" - Bài học lớn từ những câu chuyện nhỏ“Người mù và cây đèn” – Bài học lớn từ những câu chuyện nhỏ

Bài làm:

          Cuộc sống luôn luôn biến động những bão táp phong ba. Để tồn tại trong bão tố phong ba, con người luôn phải tự trang bị cho mình nhiều kĩ năng, thái độ sống tích cực. Một trong số kĩ năng, thái độ sống tích cực ấy là lường trước tình huống bất ngờ có thể xảy ra để tránh rủi ro không đáng có. Câu chuyện về việc làm của người mù khi đi đường trích trong “bài học lớn từ những câu chuyện nhỏ” cũng nhắn nhủ chúng ta điều ấy.

Đi đên trường bào buổi tối, người mù nhận thấy sự khó khăn, bất tiện của mình, ông đã chủ động phòng tránh bằng cách mang theo. Được hỏi về lí do đem theo đèn lồng, người mù đã trả lời: Tôi cầm theo chiếc đèn này là để người khác không đâm sầm vào tôi. Làm vậy có thể giữ an toàn cho bản than mình. Rõ ràng, người mù đã lường trước được rủi ro, bất ngờ có thể xảy ra khi ông đi trên đường vào ban đêm. Người mù ko thể tránh được người đi đường, người mù đã chủ động chuẩn bị cho mình chiếc đèn lồng để tránh người khác đâm vào mình. Chính thái độ sống chủ động ấy đã giúp cho người mù di chuyển trong hoàn cảnh khó khăn. Câu chuyện về việc làm của người mù thật gọn nhưng đem đến cho chúng ta bài học nhẹ nhàng mà thấm thía, giản dị mà sâu sắc về thái độ sống chủ động trong cuộc sống. Để đối phó với tình huống bất ngờ, tránh rủi ro không đáng có, con người phải hành động trước khi sự việc xảy ra. Đó là điều kiện quan trọng để con người có thể sống tốt.

Vậy, tại sao chúng ta lại phải chủ động trong cuộc sống trước trong mọi hoàn cảnh?. Cuộc sống luôn tiềm ẩn tình huống bất ngờ nằm ngoài dự đoán của con người và bản thân mà mỗi con người không phải ái có khả năng, năng lực để giải quyết tốt mọi tình huống xảy ra. Con người, bên cạnh những điểm mạnh luôn có những hạn chế, con người phải trang bị các kĩ năng sống cần thiết. Luôn sống với thái độ chủ động, luôn trong tâm thế lường trước tình huống xấu có thể xảy ra, con người có thể sẽ giữ được thế chủ động khi tình huống bất trắc xảy đến. Khi có chuẩn bị trước tâm thế sẽ giúp con người mạnh dạn hơn khi hành động. Quả thật, để tồn tại trong cuộc sống tiềm ẩn thì con người phải luôn chủ động. Không chủ động thì con người thường sẽ thụ động, dẫn đến thất bại. Trái với thái độ sống tích cực, chủ động là thái độ sống bị độg, nước đến chân mới nhảy. Và khi bị động, con người ta rất dễ rơi vào thất bại.

Có thể thấy, từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm về vai trò, ý nghĩa của chuẩn bị trước, chủ động trong mọi tình huống băng câu ngạn ngữ như “phòng còn hơn chống”, “Mất bò mới lo làm chuồng”, “ Ráng mỡ gà có nhà thì giữ”,… Trong cuộc sống hôm nay, khi thành tựu khoa học ngày càng phát triền thì con người càng trở nên mạnh mẽ, chủ động trong mọi tình huống để có thể đối phó với mọi bất trắc, hiểm nguy. Trong câu chuyện nhỏ, dễ thấy người mù phải đối mặt với nhiều bất lợi nhưng chủ động tránh được khó khăn, rủi ro. Thế nhưng trong cuộc sống hôm nay, không phải ai cũng ý thức và hành động được như người mù trong câu chuyện. Căn bệnh nước đến chân mới nhảy không còn xa lạ, đặc biệt là đối với giới trẻ. Họ chủ quan, cứ đợi sự việc xảy đến thì thì mới đi tìm ra biện pháp giải quyết. Không phải lúc nào, con người cũng có thể dự đoán chính xa xác được mọi tình huống xảy ra bởi cuộc sống này luôn biển đối không ngừng. Nếu không có sự chuẩn bị trước thì con người có thể bước qua khó khăn một cách suôn sẻ

Chúng ta biết chủ động trong mọi tình huống là một điều tốt. Tuy nhiên, trước quy luật vận động và phát triển không ngừng của xã hội, chủ động trong mọi tình huồng là chưa đủ. Thêm vào đó, chúng ta cần phải có tư duy nhạy bén, ý chí, niềm tin kết hợp kinh nghiệm đã học được, rút ra bài học từ sai lầm người khác để mình không mắc phải, có sự sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề. Dù chúng ta không thể lường trước được tình huống có thể xảy ra nhưng chủ động cho bản thân mình vẫn là tốt hơn cả. Để có sự chủ động trong mọi tình huống, trước mỗi công việc, chúng ta hãy tính đến các khả năng có thể xảy ra. Dự kiến tình huống tốt và xấu, bước tiến và bước lui. Có như vậy, chúng ta mới có thể tránh được những rủi ro không mong muốn và đạt được nhiều thành công hơn. Con người cần có nhận thức đúng đắn về những gì mình đang có, điểm mạnh và điểm yếu, phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế điểm yếu, luôn trong tư thế chủ động để khi chuyện khó khăn ập đến, chúng ta đều có thể sẵn sàng ứng phó.

Câu chuyện về hành động của người mù đúng là câu chuyện nhỏ nhưng chứa đựng bài học lớn, sâu sắc, bổ ích. Đọc câu chuyện, mỗi người đã tự rút ra cho mình câu trả lời cho băn khoăn, thắc mắc: tại sao chúng ta cần phải chủ động? Làm thế nào để chủ động trong cuộc sống. Để tránh khỏi những rủi ro không đánh có, chúng ta cần phải luôn trong tâm thế chủ động, thích nghi với mọi hoàn cảnh, điều kiện. “Sống là không chờ đợi, sống luôn luôn chủ động”. Đó là phương châm sống đúng đắn với con người trong mọi thời đại.

Từ  khóa: Có một người mù đi trên một con đường tối trình bày suy nghĩ của mình về hành động của người mù: trình bày suy nghĩ về câu chuyện “người mù và cây đè”. suy nghĩ về câu chuyện của người mùu, bài học lớn từ những  câu chuyện nhỏ

Nguồn: 

0