21/02/2018, 08:29
[văn 11]Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân
Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân Xem thêm các bài văn hay của : Đề bài: Đề bài: Đề bài: Đề bài: Đặc sắc nghệ thuật của cảnh cho chữ: Ở ...
Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân
Xem thêm các bài văn hay của :
- Đề bài:
- Đề bài:
- Đề bài:
- Đề bài:
-
Đặc sắc nghệ thuật của cảnh cho chữ:
- Ở cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân đã thể hiện cái tình yêu tha thiết với truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc, đó cũng là biểu hiện thầm kín của lòng yêu nước.
- Cảnh cho chữ là một cảnh sáng tạo xuất thần của Nguyễn Tuân. Dựng cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân phát huy triệt để sức mạnh của ngòi bút lãng mạn.
- Chỉ dưới ánh sáng lãng mạn, lí tưởng hóa, chỉ bằng cây bút “ra hoa”, nhà văn mới có thể tạo nên cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
- Ngôn ngữ trong cảnh cho chữ trang trọng, cổ kính giàu chất tạo hình, màu sắc điện ảnh. Mỗi nét chữ như một nhát khắc của người nghệ sĩ tạo hình làm cho các hình tượng như chạm nôi, như hình khối hằn lên trên bề mặt chữ nghĩa.
- Lại thấy, đoạn văn như một thước phim ngắn, chậm rãi. Cứ sau mỗi câu văn, hình ảnh của sự vật hiện lên một cách rõ ràng.
- Cùng với nghệ thuật dựng cảnh, dựng người, nhà văn đã sử dụng hiệu quả thù pháp tương phản dối lập. Các cặp đối lập giữa bóng tối và ánh sáng, cái thiện và cái ác, cái đẹp và cái tầm thường đê tiện,… đã tạo nên sức hấp dẫn kì lạ của truyện ngắn.
-
Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn:
- Là nhân vật đẹp nhất, sang nhất trong văn nghiệp của Nguyễn Tuân, hình tượng Huấn Cao vừa kế tinh từ tư tưởng nhân văn, vừa thể hiện phong cách độc đáo của tác giả “Vang bóng một thời”.
- Xây dựng nhân vật Huấn Cao , Nguyễn Tuân đã thể hiện khuynh hướng khám phá, ca ngợi con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ
- Không đi sâu vào nội tâm, Nguyễn Tuân có tài dựng chân dung, tính cách nhân vật thông qua tình huống truyện éo le, oái ăm đầy kịch tính với những chi tiết chọn lọc
- Phát huy triệt để sức mạnh của bút pháp lãng mạn, nghệ thuật tương phản đối lập, tất cả được đẩy đến mức siên phàn phi thường
- Ngôn nữ trong tác phẩm mang vẻ đẹp cổ kính trang trọng, giàu chất tạo hình và màu sắc điện ảnh. Đoạn giỗ gông và cảnh cho chữ có thể xem là những thước phim ngắn cận cảnh đặc sắc. Quả không sai khi nói rằng, bằng tài năng ngôn ngữ độc đáo, Nguyễn Tuân không chỉ tạo dựng nên chân dung sống động về Huấn Cao – một người nghệ sĩ mang khí phách anh hùng mà còn tạo dựng được không khí cổ xưa, của đất nước góp phần lưu giữ vẻ đẹp vang bóng một thời cho muôn đời. Từ đó bộc lộ niềm trân trọng đối với giá trị văn hóa cổ truyền
Tìm kiếm: tác phẩm chữ người tử tù, phân tích nghệ thuật đặc sắc trong chuyện ngắn chữ người tử tù, đặc sắc nghệ thuật chữ người tử tù.
Nguồn: