21/02/2018, 08:29

[Văn học 12] Cảm nhận đoạn thơ từ câu 9 – câu 20 trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Văn học 12 VIỆT BẮC _ Tố Hữu _ Đề bài: Cảm nhận đoạn thơ sau : – Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù ...

Văn học 12

VIỆT BẮC

                         _ Tố Hữu _

Đề bài: Cảm nhận đoạn thơ sau :

– Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?

Cảm nhận đoạn thơ từ câu 9 - câu 20 trong bài thơ Việt Bắc của Tố HữuCảm nhận đoạn thơ từ câu 9 – câu 20 trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Bài làm:

Mười lăm năm ấy ai quên

Quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa

      Việt Bắc, cái nôi của quê hương cách mạng đã khơi nguồn cảm hứng cho bao tác phẩm nghệ thuật. Nổi bật lên trong dòng thơ ca Việt Bắc của Tố Hữu. Là một trong những thành tựu xuất sắc của thơ Tố Hữu nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung, tập thơ Việt Bắc (1946 – 1954) chứa đựng trong mình những giá trị nội dung và tư tưởng nghệ thuật đặc sắc. Bài thơ là bản hùng ca cũng là bản tình ca về cách mạng kháng chiến và con người kháng chiến. Góp phần làm nên thành công của Việt Bắc, ta không thể không nhắc tới đoạn thơ:

– Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?

       Nhắc đến Tố Hữu thì ai cũng biết ông làm một trong những nhà thơ trữ tình cách mạng hàng đầu của nền Văn học Việt Nam. Thơ Tố Hữu là thơ của tiếng sống lớn, tình cảm lớn niềm vui lớn của con người Cách mạng và cuộc sống Cách mạng. Bài thơ Việt Bắc là đinh cao thơ Tố Hữu, cũng là xuất thần trong văn học kháng chiến chống Pháp. Nhắc đến Việt Bắc , ta nhắc đến lịch sử hào hùng của dân tộc. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hòa bình được lập lại ở miền Bắc. Tháng 10 – 1954, trung ương Đảng và Chính phủ đã trở về tiếp quả Hà Nội. Sự kiện lịch sử đã trở thành nguồn cảm hứng viết bài thơ Việt Bắc. Có thể nói, bài “Việt Bắc” là một khúc tình ca cũng là khúc hùng ca thể hiện ân tình sâu nặng, thủy chung của nhà thơ đối với căn cứ địa Cách mạng trong cả nước.

        Theo dòng hồi tưởng, đông bào Việt Bắc nhắn nhủ, gợi nhắc bao kỉ niệm suốt 15 năm gắn bó tha thiết, mặn nồn. Đó là những ngày tháng đồng bào và cán bộ cùng nhau chống trọi với thiên nhiên khắc nghiệt, vượt mưa nguồn, suối lũ, xuyên sương mù, mây mịt. Đó là kỉ niệm của cuộc sống nơi chiến khu vô vùng thiếu thốn, gian khổ. Bữa ăn đạm bạc chỉ có lưng cơm chộn với muối trắng. Cũng có khi đồng bào và cán bộ chia nhau từng củ sắn, củ khoai, chung đắp một mảnh chăn bằng vỏ cây rừng. Nhưng càng thiếu thốn, gian lao bao nhiêu thì ý chí nung nấu, quyết tâm trả thù, chiến đấu đánh giặc sôi sục bấy nhiêu. Đó là những gia đình Việt Bắc, dẫu sông cuộc sống bộn bề khó khăn, thiếu thốn, tuy nhà tranh, vách nứa, nền đất, mái lau nhưng vẫn luôn giữ tấm lòng son sắt với kháng chiến, với cán bộ. Đồng bào Việt Bắc còn khéo léo gợi nhắc những ngày tháng Cách mạng, sục sôi những dấu son, lịch sử không thẻ nào phai mờ. Đó là mái cây đa Tân Trào – nơi làm lễ xuất quân của Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Đó là mái đình Hồng Thái – nơi họp quốc dân đại hội đi đến quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, làm nên cuộc Cách mạng tháng 8 vĩ đại. Bằng giọng kể đầy phấn khởi, đồng bào chiến khu đã làm sống dậy không khí lịch sử thiêng liêng, hào hùng của dân tộc. Dòng hổi tưởng thực ra chưa phải là tất cả kỉ niệm trong suốt 15 năm nhưng đó là những gì sâu sắc nhất khẳng định sự gắn bó, tình cảm tha thiết, mặn nồng giữa đồng bào và cán bộ giữa chiến khu với Đảng, Chính phủ,…<>

        Trong khúc thơ này, có một câu thật đặc biệt: Mình đi, mình có nhớ mình. Câu thơ sáu chữ mà có tới 3 chữ mình lặp lại. Chữ “mình” thứ nhất, thứ hai để chỉ cán bộ kháng chiến miền xuôi còn chữ “mình” thứ ba lại vừa chỉ đồng bào ở lại và cán bộ kháng chiến. Không dùng chữ “ta” mà dùng chữ “mình” để chỉ người ở lại, câu thơ kín đáo thể hiện sự gắn bó khăng khít giữa kẻ ở người đi: Mình với ta tuy hai mà một – Ta mới mình tuy một mà hai. Chữ “mình” còn chỉ cán bộ về xuôi. Ở khía cạnh này, câu thơ giản dị mà hàm chứa lời nhắn nhủ sâu sắc. Rời chiến khu gian khổ, trở về với thủ đô phồn hoa, cán bộ kháng chiến liệu có quên mát quá khứ, đánh mất chính mình không? Đó là băn khoăn lớn của người ở lại. Cũng trong bài thơ Việt Bắc ở phần thứ hai, nỗi băn khoẳn thể hiện rõ ràng hơn:

– Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đông, còn nhớ bản làng
Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?

Băn khoăn, nhắn hỏi người về xuôi, lòng người ở lại khắc khoải nỗi nhớ thương:

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già

Hỏi núi rừng nhớ ai, thực chất là cách khéo léo để diến tả nỗi nhớ trong trái tim mình. Với hình ảnh hoán dụ :rừng núi nhớ ai, nỗi nhớ của đồng bào chiến khu được biểu đạt sâu sắc, kín đáo. Dường như đâu chỉ có đồng bào ở lại nhớ người về xuôi mà nỗi nhớ mênh mang, da diết đã lan thấm vào không gian đất trời. Rừng núi cỏ cây bổng rưng rưng thương nhớ <>

      Không chĩ xúc động người đọc bởi cái tình tha thiết, đoạn thơ còn lôi cuốn người đọc bởi nghệ thuật biểu đạt tài hoa, đậm đà tính dân tộc. Chỉ với 8 câu thơ, Tố Hữu đã đưa ta vào thế giới hoài niệm, kỉ niệm của Cách mạng. “Giọng thơ tâm tình tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc” của Tố Hữu đã góp phần làm nên thành công của Việt Bắc. Vì vậy, Việt Bắc là một “bài ca không quên” của con người, là những gì không thể sói mòn của cội nguồn dân tộc Việt Nam.<//>

Từ khóa: cảm nhận đoạn thơ tưừ câu 9- 2- Việt Bắc, cảm nhận mình đi mình có nhớ mình việt bắc tố hữu, văn học 12 việt bắc tố hữuữ câu 9 – 20

Nguồn: 

0