Câu 16: Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng xã hội? I. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 1. Cơ sở hạ tầng – Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định. Khái niệm cơ sở hạ tầng phản ánh chức ...

Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng xã hội?

I. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

1. Cơ sở hạ tầng
– Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định. Khái niệm cơ sở hạ tầng phản ánh chức năng xã hội của các quan hệ xã hội nhất định. Khái niệm cơ sở hạ tầng phản ánh chức năng xã hội của các quanh hệ sản xuất với tư cách là cơ sở kinh tế của các hiện tượng xã hội.
– Cơ sở hạ tầng bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, nhưng quan hệ sản xuất là tàn dư của xã hội trước và những quan hệ sản xuất là mầm mống của xã hội sau. Đặc trưng cho tính chất của một cơ sở hạ tầng do quan hệ sản xuất thống trị quy định.
– Trong xã hội có đối kháng giai cấp thì tính chất của sự đối kháng giai cấp và sự xung đột giai cấp bắt nguồn từ trong cơ sở hạ tầng.

Bài viết liên quan

2. Kiến trúc thượng tầng
– Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm tư tưởng xã hội, những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
– Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy luật phát triển riêng nhưng có liên hệ tác động lẫn nhau và đều nảy sinh trên cơ sở hạ tầng, phản ánh cơ sở hạ tầng, trong đó nhà nước là bộ phận có quyền lực mạnh mẽ nhất của kiến trúc thường tầng. Chính nhò có nhà nước mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới thống trị được toàn bộ đời sống xã hội.
– Kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng giai cấp bao gồm hệ tư tưởng và thể chế của giái cấp thống trị, tàn dư của các quan điểm của xã hội trước, các quan điểm và tổ chức của các giai cấp mới ra đời, quan điểm tư tưởng của các tầng lớp trung gian. Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị quyết định tính chất cơ bản của kiến trúc thượng tầng trong một hình thái xã hội nhất định. Tính chất đối kháng về quan điểm tư tưởng và cuộc đấu tranh tư tưởng của giai các giai cấp đối kháng phản ánh tính chất đối kháng của cơ sở hạ tầng.

II. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Mỗi hình thái kinh tế – xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nó, giữa chúng có mỗi quan hệ biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng.

1. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
– Cơ sở hạ tầng sinh ra kiến trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng của một xã hội nhất định như thế nào, tính chất của nó ra sao, giai cấp đại diện cho nó thế nào thì hệ thống tư tưởng chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, v.v.. và các quan hệ; các thể chế tương ứng với những tư tưởng ấy cũng như vậy.
– Cơ sở hạ tầng quyết định sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng. Sự biến đổi đó xảy ra trong mỗi hình thái kinh tế – xã hội, cũng như từ hình thái kinh tế – xã hội này sang hình thái kinh tế – xã hội khác. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, sự biến đổi đó diễn ra thông qua cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp.
– Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc tượng tầng là quy luật phổ biến của mỗi hình thái kinh tế – xã hội.

Xem thêm: 

2. Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
– Sự tác động tích cực của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng thể hiện trước hết ở chức năng chính trị – xã hội của kiến trúc thượng tầng nhằm bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó; đấu tranh xoá bỏ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũ.
– Các bộ phận khác nhau của kiến trúc thượng tầng đều tác động đến cơ sở hạ tầng bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng có tác động to lớn nhất và trực tiếp đối với cơ sở hạ tầng.
– Trong mỗi hình thái kinh tế – xã hội, kiến trúc thượng tầng có những quá trình biến đổi nhất định. Quá trình đó càng phù hợp với cơ sở hạ tầng thì sự tác động của nó đối với cơ sở hạ tầng càng có hiệu quả; ngược lại, quá trình đó không theo cùng chiếu với quy luật vận động của cơ sở hạ tầng thì nó sẽ cản trở sự phát triển của cơ sở hạ tầng.
– Trong thời đại ngày nay, vai trò của kiến trúc thượng tầng tăng lên rõ rệt, càng thể hiện với tư cách là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến tiến trình lịch sử. Song nếu quá nhấn mạnh hoặc thổi phồng vai trò của kiến trúc thượng tầng đến mức phủ định tính tất yếu kinh tế của xã hội, thì sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan, duy ý trí.

VD: Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong thời kỳ quá độ ở nước ta
– Cơ sở hạ tầng trong thời ký quá độ ở nước ta bao gồm các kiểu quan hệ sản xuất gắn liền với các hình thức sở hữu tương ứng với các thành phần kinh tế khác nhau, thậm chí đối lập nhau, cùng tồn tại trong một cơ cấu kinh tế thống nhất theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
– Về xây dựng kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là hệ thống chính trị xã hội mang tính chất giai cấp công nhân, do đội tiền phong của nó là Đảng cộng sản Việt Nam. Các tổ chức, bộ máy tạo thành hệ thống chính trị – xã hội không tồn tại như một mục đích tự thân mà vì phục vụ con người, thực hiện cho được lợi ích và quyền lực thuộc về nhân dân lao động.

Bạn đang xem bài viết số 16 trong 35 bài viết của ngân hàng đề thi môn Chủ nghĩa Mac – Lênin . Bạn có thể tải trọn bộ câu hỏi tại:  

Xem lại toàn bộ 35 câu hỏi

Xem lại toàn bộ 35 câu hỏi

































0