02/06/2018, 22:10
Vai trò của gừng trong gian bếp của người nội trợ
Có những loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp của người nội trợ. Đơn giản chúng không chỉ là một gia vị tạo nên sức hấp dẫn của món ăn mà còn là trợ thủ đắc lực trong một số công việc. Và gừng là một loại gia vị đầy hữu ích như thế. Khử mùi hôi của thịt Nhiều loại thịt có thể mất ...
Có những loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp của người nội trợ. Đơn giản chúng không chỉ là một gia vị tạo nên sức hấp dẫn của món ăn mà còn là trợ thủ đắc lực trong một số công việc. Và gừng là một loại gia vị đầy hữu ích như thế.
Khử mùi hôi của thịt
Đối với các loại thịt như thịt bò, thịt vịt, thịt dê, thịt thỏ… thường có mùi hôi và làm ảnh hưởng đến hương vị của món ăn. Vì thế, với các đầu bếp tại gia, việc trước hết là phải giải được bài toán khử mùi hôi cho các loại thịt này.
Cách phổ biến và có tác dụng hơn cả mà các bà nội trợ vẫn dùng đó là sử dụng gừng tươi hoặc gừng tươi đã qua nướng sơ. Đối với thịt đã qua đông lạnh, gừng còn giúp thịt có màu tươi đỏ trở lại. Thông thường, người ta khử mùi của thịt ngay từ khâu sơ chế bằng cách dùng gừng đập dập chà xát lên phần thịt. Cách này sẽ giúp thịt mất mùi hôi để có thể sử dụng phần thịt vào những mục đích khác nhau. Với những món ăn hợp với vị gừng, các đầu bếp tại gia còn cho thêm gừng thái sợi hoặc thái lát vào trực tiếp món ăn để làm dậy mùi thơm. Ví dụ như món cháo vịt, món thịt kho gừng…
Ngoài ra, người ta cũng dùng gừng đập dập để chà lên phần phi lê cá nhằm làm mất mùi tanh đặc trưng của nó.
Giúp dao sắc hơn
Khi dao đã cùn (lụt), người ta dùng một ít gừng tươi pha với dầu mè và chà lên phần lưỡi dao. Nó sẽ có tác dụng làm dao sáng bóng và sắc bén hơn để dễ dàng cắt những thực phẩm khô cứng.
Rán cá không bị dính chảo
Ngày nay, bạn có thể dùng chảo chống dính để rán cá mà không sợ cá dính. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn sử dụng, chảo dễ bong tróc lớp chống dính và gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe bởi những hóa chất có trong đó. Nếu bạn muốn quay lại phương pháp rán cá bằng chảo truyền thống nên dùng gừng tươi chà xát phần mặt chảo khi chảo đã được làm nóng. Một lúc sau, bạn cho dầu vào và chiên cá như bình thường. Sở dĩ làm cách này chảo không bị dính là do gừng và dầu đã ngăn một lớp màng trơn để da cá không tiếp xúc mặt chảo. Do đó, cá không thể dính chảo trong lúc chiên.
Bảo quản gừng được tươi lâu
Với nhiều lợi ích của mình, gừng đáng để bạn chăm chút để bảo quản tươi lâu phải không? Dưới đây là những cách bảo quản gừng tươi mà bạn cần biết.
- Dưới nhiệt độ thường: Gừng có thể tươi lâu ở nhiệt độ thường mà không cần qua bảo quản lạnh.
- Bảo quản lạnh: Nếu bạn muốn dùng tủ lạnh để bảo quản gừng tươi đã giã nát, bạn cho thêm ít muối, đường và nước chanh. Trộn đều tất cả và cho vào một lọ thủy tinh hoặc lọ sành kín trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Phần này có thể bảo quản đến 6 tháng.
- Gói trong giấy bạc: Cách này đòi hỏi bạn phải giữ gừng thật khô trước khi gói kín trong giấy bạc.
- Chôn gừng trong cát: Cách làm truyền thống này giúp gừng vừa tươi lâu vừa không bị khô.
Khử mùi hôi của thịt
Nhiều loại thịt có thể mất mùi hôi nhờ vào gừng.
Đối với các loại thịt như thịt bò, thịt vịt, thịt dê, thịt thỏ… thường có mùi hôi và làm ảnh hưởng đến hương vị của món ăn. Vì thế, với các đầu bếp tại gia, việc trước hết là phải giải được bài toán khử mùi hôi cho các loại thịt này.
Cách phổ biến và có tác dụng hơn cả mà các bà nội trợ vẫn dùng đó là sử dụng gừng tươi hoặc gừng tươi đã qua nướng sơ. Đối với thịt đã qua đông lạnh, gừng còn giúp thịt có màu tươi đỏ trở lại. Thông thường, người ta khử mùi của thịt ngay từ khâu sơ chế bằng cách dùng gừng đập dập chà xát lên phần thịt. Cách này sẽ giúp thịt mất mùi hôi để có thể sử dụng phần thịt vào những mục đích khác nhau. Với những món ăn hợp với vị gừng, các đầu bếp tại gia còn cho thêm gừng thái sợi hoặc thái lát vào trực tiếp món ăn để làm dậy mùi thơm. Ví dụ như món cháo vịt, món thịt kho gừng…
Ngoài ra, người ta cũng dùng gừng đập dập để chà lên phần phi lê cá nhằm làm mất mùi tanh đặc trưng của nó.
Giúp dao sắc hơn
Khi dao đã cùn (lụt), người ta dùng một ít gừng tươi pha với dầu mè và chà lên phần lưỡi dao. Nó sẽ có tác dụng làm dao sáng bóng và sắc bén hơn để dễ dàng cắt những thực phẩm khô cứng.
Rán cá không bị dính chảo
Cá rán không bị cháy nhờ chà xát lớp gừng trên mặt chảo.
Ngày nay, bạn có thể dùng chảo chống dính để rán cá mà không sợ cá dính. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn sử dụng, chảo dễ bong tróc lớp chống dính và gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe bởi những hóa chất có trong đó. Nếu bạn muốn quay lại phương pháp rán cá bằng chảo truyền thống nên dùng gừng tươi chà xát phần mặt chảo khi chảo đã được làm nóng. Một lúc sau, bạn cho dầu vào và chiên cá như bình thường. Sở dĩ làm cách này chảo không bị dính là do gừng và dầu đã ngăn một lớp màng trơn để da cá không tiếp xúc mặt chảo. Do đó, cá không thể dính chảo trong lúc chiên.
Bảo quản gừng được tươi lâu
Gừng có thể tươi lâu ở nhiệt độ thường mà không cần qua bảo quản lạnh.
Với nhiều lợi ích của mình, gừng đáng để bạn chăm chút để bảo quản tươi lâu phải không? Dưới đây là những cách bảo quản gừng tươi mà bạn cần biết.
- Dưới nhiệt độ thường: Gừng có thể tươi lâu ở nhiệt độ thường mà không cần qua bảo quản lạnh.
- Bảo quản lạnh: Nếu bạn muốn dùng tủ lạnh để bảo quản gừng tươi đã giã nát, bạn cho thêm ít muối, đường và nước chanh. Trộn đều tất cả và cho vào một lọ thủy tinh hoặc lọ sành kín trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Phần này có thể bảo quản đến 6 tháng.
- Gói trong giấy bạc: Cách này đòi hỏi bạn phải giữ gừng thật khô trước khi gói kín trong giấy bạc.
- Chôn gừng trong cát: Cách làm truyền thống này giúp gừng vừa tươi lâu vừa không bị khô.
Yeutre.vn (Tổng hợp)