02/06/2018, 22:09
Nhận diện trái cây chín ép nhờ ngâm thuốc
Thật khó để phân biệt được đâu là trái cây chín tự nhiên và đâu là trái cây chín ép nhờ những “bàn tay phù thủy” là các loại hóa chất. Biết thêm những cách nhận diện các loại trái cây bị đem chín ép này sẽ giúp bạn tránh rước độc vào thân. Sầu riêng Nhìn mắt thường rất khó ...
Thật khó để phân biệt được đâu là trái cây chín tự nhiên và đâu là trái cây chín ép nhờ những “bàn tay phù thủy” là các loại hóa chất. Biết thêm những cách nhận diện các loại trái cây bị đem chín ép này sẽ giúp bạn tránh rước độc vào thân.
Sầu riêng
Để có được sầu riêng bán quanh năm, các thương lái đã cho thu mua cả trái sống lẫn trái chín và đem về “tắm”chúng trong một loại hóa chất pha sẵn hoặc bôi lên cuống một loại thuốc làm chín. Chỉ sau một đêm, các trái này đều được nhuộm màu vàng đều rất đẹp. Nếu nhìn mắt thường, ngay cả người sành ăn cũng khó có thể nhận ra sự khác biệt.
Với trái sầu riêng chín tự nhiên, sẽ rất dễ dàng khi tách rời các múi, đồng thời cơm sầu riêng có mùi thơm đặc trưng rất dẻo mịn. Ngược lại sầu riêng chín ép rất khó để tách múi, cơm lại bị sượng và không có mùi thơm.
Mít
Mít được tiêm hóa chất sẽ có màu vàng chín đẹp và ngọt, đồng thời rất nhanh chín. Có nhiều loại hóa chất khác nhau được dùng để làm chín mít. Loại phổ biến nhất có nguồn gốc từ Trung Quốc được pha chung với nước thành dung dịch và dùng để bơm tiêm trực tiếp vào trái mít hoặc bôi lên cuống mít. Dùng hóa chất này chỉ mất chừng 12 tiếng là đủ làm chín mít.
Mít chín ép kiểu này thường múi cho màu vàng rất đẹp mắt (kể cả xơ), khi ăn có vị ngọt khắm nhưng ít có mùi thơm đặc trưng và nhai vào thấy sần sật, điều mà thương lái gọi là “mít giòn”.
Hồng xiêm
Hồng xiêm được ngâm hóa chất có màu vàng thẫm, vỏ trơn bóng hầu như không tì vết nên rất bắt mắt. Ngược lại, hồng xiêm chưa qua tẩm chất có thể nhìn thấy màu hơi xanh đồng thời có các vân rõ và vỏ thường không trơn bóng.
Chuối
Cũng cùng “thân phận” với những loại trái cây trên, chuối sống được đem về và cho “tắm táp” trong hóa chất sau khoảng 12 tiếng để “lột xác” trở thành những “nàng tiên chuối” vàng nõn, sạch tinh các vết thâm bầm do di chuyển và bảo quản.
Tuy đã được nhuộm vàng nhưng chuối chín ép này vẫn còn xanh cuống và có nhựa dính, thân cứng, khi ăn có vị chát và sượng.
Cam
Cam chín tự nhiên có màu vàng không đều, loang lổ chỗ đậm chỗ nhạt và có vỏ hơi sần tùy theo loại, đồng thời khi sờ vào có độ dính bên ngoài vỏ. Ngược lại, cam tẩm hóa chất để chín nhanh có vỏ trơn bóng và vàng đều toàn thân trông rất đẹp. Khi bổ cam hóa chất làm đôi, nước cam thường rất ít.
Xoài
Bên ngoài quả xoài tẩm chín ép thường có màu xanh hoặc xanh vàng nhạt nhưng bên trong lại chín vàng đều. Song mùi vị lại nhạt nhẽo và không có vị xoài. Đối với xoài chín tự nhiên, vỏ sẽ mỏng đi và có mùi thơm của xoài chín. Khi cắt ra, xoài có nhiều nước và cho vị ngọt tự nhiên.
Còn nhiều loại trái cây khác đã bị nhuộm hóa chất để làm cho chín nhanh hơn mà rất có thể bạn mua phải. Vì thế, tốt nhất chỉ nên ăn trái cây theo mùa và chọn lựa những trái không quá bắt mắt một cách đáng ngờ để tránh rước độc vào người.
Sầu riêng
Nhìn mắt thường rất khó phân biệt sầu riêng chín ép hay chín tự nhiên.
Để có được sầu riêng bán quanh năm, các thương lái đã cho thu mua cả trái sống lẫn trái chín và đem về “tắm”chúng trong một loại hóa chất pha sẵn hoặc bôi lên cuống một loại thuốc làm chín. Chỉ sau một đêm, các trái này đều được nhuộm màu vàng đều rất đẹp. Nếu nhìn mắt thường, ngay cả người sành ăn cũng khó có thể nhận ra sự khác biệt.
Với trái sầu riêng chín tự nhiên, sẽ rất dễ dàng khi tách rời các múi, đồng thời cơm sầu riêng có mùi thơm đặc trưng rất dẻo mịn. Ngược lại sầu riêng chín ép rất khó để tách múi, cơm lại bị sượng và không có mùi thơm.
Mít
Múi mít chín ép do hóa chất có màu vàng rất đẹp.
Mít được tiêm hóa chất sẽ có màu vàng chín đẹp và ngọt, đồng thời rất nhanh chín. Có nhiều loại hóa chất khác nhau được dùng để làm chín mít. Loại phổ biến nhất có nguồn gốc từ Trung Quốc được pha chung với nước thành dung dịch và dùng để bơm tiêm trực tiếp vào trái mít hoặc bôi lên cuống mít. Dùng hóa chất này chỉ mất chừng 12 tiếng là đủ làm chín mít.
Mít chín ép kiểu này thường múi cho màu vàng rất đẹp mắt (kể cả xơ), khi ăn có vị ngọt khắm nhưng ít có mùi thơm đặc trưng và nhai vào thấy sần sật, điều mà thương lái gọi là “mít giòn”.
Hồng xiêm
Hồng xiêm chưa ngâm hóa chất có vân rõ và vỏ không trơn bóng.
Hồng xiêm được ngâm hóa chất có màu vàng thẫm, vỏ trơn bóng hầu như không tì vết nên rất bắt mắt. Ngược lại, hồng xiêm chưa qua tẩm chất có thể nhìn thấy màu hơi xanh đồng thời có các vân rõ và vỏ thường không trơn bóng.
Chuối
Chuối chín ép phần cuống vẫn còn xanh và có mủ.
Cũng cùng “thân phận” với những loại trái cây trên, chuối sống được đem về và cho “tắm táp” trong hóa chất sau khoảng 12 tiếng để “lột xác” trở thành những “nàng tiên chuối” vàng nõn, sạch tinh các vết thâm bầm do di chuyển và bảo quản.
Tuy đã được nhuộm vàng nhưng chuối chín ép này vẫn còn xanh cuống và có nhựa dính, thân cứng, khi ăn có vị chát và sượng.
Cam
Cam có màu vàng đều và trơn bóng đã được tẩm hóa chất.
Cam chín tự nhiên có màu vàng không đều, loang lổ chỗ đậm chỗ nhạt và có vỏ hơi sần tùy theo loại, đồng thời khi sờ vào có độ dính bên ngoài vỏ. Ngược lại, cam tẩm hóa chất để chín nhanh có vỏ trơn bóng và vàng đều toàn thân trông rất đẹp. Khi bổ cam hóa chất làm đôi, nước cam thường rất ít.
Xoài
Xoài chín tự nhiên có vỏ mỏng, mùi thơm và nhiều nước.
Bên ngoài quả xoài tẩm chín ép thường có màu xanh hoặc xanh vàng nhạt nhưng bên trong lại chín vàng đều. Song mùi vị lại nhạt nhẽo và không có vị xoài. Đối với xoài chín tự nhiên, vỏ sẽ mỏng đi và có mùi thơm của xoài chín. Khi cắt ra, xoài có nhiều nước và cho vị ngọt tự nhiên.
Còn nhiều loại trái cây khác đã bị nhuộm hóa chất để làm cho chín nhanh hơn mà rất có thể bạn mua phải. Vì thế, tốt nhất chỉ nên ăn trái cây theo mùa và chọn lựa những trái không quá bắt mắt một cách đáng ngờ để tránh rước độc vào người.
Yeutre.vn (Tổng hợp)