05/06/2017, 11:19

Môi trường và sự phát triển bền vững

BÀI 42: GIẢI BÀI TẬP MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Bài 58 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Giải bài tập 1 trang 163 SGk địa lý 10: Thế nào là sự phát triển bền vững. Trả lời Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm thiệt hại đến khả năng của ...

BÀI 42: GIẢI BÀI TẬP MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Bài 58 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Giải bài tập 1 trang 163 SGk địa lý 10: Thế nào là sự phát triển bền vững. Trả lời Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm thiệt hại đến khả năng của thế hệ tương lai được thỏa mãn nhu cầu của họ. Mục tiêu của phát triển bền vững là đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao trong môi trường lành mạnh. ...

BÀI 42: GIẢI BÀI TẬP MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

(Bài 58 - Ban nâng cao)

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Giải bài tập 1 trang 163 SGk địa lý 10: Thế nào là sự phát triển bền vững.

Trả lời

Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm thiệt hại đến khả năng của thế hệ tương lai được thỏa mãn nhu cầu của họ. Mục tiêu của phát triển bền vững là đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao trong môi trường lành mạnh.

Giải bài tập 2 trang 163 SGk địa lý 10: Tại sao việc giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thế giới loài người?

Trả lời

Điều này xuất phát từ tính thống nhất không thể chia cắt được của môi trường, khả năng gây ra những phản ứng dây chuyền trong môi trường và qui luật tuần hoàn vật chất và năng lượng trong lớp vỏ địa lí. Nó còn xuất phát từ tính toàn cầu trong đời sống kinh tế - chính trị thế giới, liên quan trực tiếp đến lợi ích của mỗi quốc gia.

Giải bài tập 3 trang 163 SGk địa lý 10: Các nước đang phát triển gặp những khó khăn gì về mặt kinh tế - xã hội khi giải quyết vấn đề môi trường.

Trả lời

Các nước đang phát triển gặp rất nhiều khó khăn về kinh tể - xã hội khi giải quyết vấn đề môi trường: đây là các nước nghèo, chậm phát triển, thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu cán bộ khoa học - kĩ thuật, gánh nặng nợ nước ngoài, hậu qủa của, chiến tranh và xung đột triền miên, sức ép của dân số và sự gia tăng dân số nhanh, bùng nổ dân số trong nhiều năm, nạn đói, sự bóc lột tài nguyên của các công ti xuyên quốc gia... Các nước này đang lâm vào cái vòng luẩn quẩn: sự chậm phát triển - sự hủy hoại môi trường - sự bùng nổ dân số, đòi hỏi phải có chiến lược đúng đắn để tháo gỡ.

 

II. Kiến thức khoa học

1.

2.

3.

4. Phát triển bền vững

Định nghĩa đầu tiên về sự phát triển bền vừng được đưa ra vào năm 1987 bởi ủy ban thế giới về Môi trường và Phát triển WCED trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” và định nghĩa này được dùng phổ biến nhất hiện nay. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu cùa hiện tại mà không làm thiệt hại đên khả năng cùa các thé hệ tương lai được thỏa mãn các nhu cầu của chính họ.

Cần nhận thức rằng định nghĩa trên về phát triển bền vững mang đậm màu sắc chính trị và đạo đức. Định nghĩa này cho thấy hi vọng của nhân loại về sự hòa hợp giữa môi trường và sự phát triển, là một định nghĩa rất lạc quan rằng loài người hoàn toàn có thể đạt được điều này.

Tại hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững năm 2002 tổ chức tại Johannesbug của Nam Phi đã xác định: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hòa giữa ba mặt cùa sự phát triển bao gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và môi trường”.

Theo tác giả Tatyana P.Soubbotina thì sự phát triển bền vững không chỉ là tăng trưởng mà phát triển bền vững cũng có thể được gọi bằng một cách khác là phát triển “bình đẳng và cân đối”, có nghĩa là để duy trì sự phát triển mãi mài, cần cân bằng giữa lợi ích giữa các nhóm người trong cùng một thế hệ và giữa các thế hệ, và thực hiện điều này trên cả 3 lĩnh vực quan trọng có mối quan hệ qua lại với nhau: kinh tế - xã hội và môi trường.

0