13/01/2018, 22:07

Tuyển chọn 5 đề thi học kì 1 lớp 9 môn Toán hay nhất năm 2016 – 2017

Tuyển chọn 5 đề thi học kì 1 lớp 9 môn Toán hay nhất năm 2016 – 2017 Dethikiemtra.com đã chọn ra 5 đề thi học kì 1 lớp 9 môn Toán năm học 2016 – 2017, đề thi khá hay, bám sát chương trình đã học trong học kì 1, các em tham khảo chi tiết dưới đây: ĐỀ ÔN LUYỆN THI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN – ...

Tuyển chọn 5 đề thi học kì 1 lớp 9 môn Toán hay nhất năm 2016 – 2017

Dethikiemtra.com đã chọn ra 5 đề thi học kì 1 lớp 9 môn Toán năm học 2016 – 2017, đề thi khá hay, bám sát chương trình đã học trong học kì 1, các em tham khảo chi tiết dưới đây:

ĐỀ ÔN LUYỆN THI HỌC KÌ 1

MÔN TOÁN – LỚP 9

ĐỀ SỐ 1

Bài 1 (3,5đ)

Tính

2016-12-10_193825

2. Thực hiện phép tính: √20 – √45 + 3√18 + √72

3. Rút gọn biểu thức

2016-12-10_193939

Bài 2 (2đ) Cho hàm số y = -1/3x + 2(d)

a. Vẽ đồ thị hàm số trên hệ trục tọa độ Oxy.

b. Tính góc tạo bởi đường thẳng (d) với trục Ox (làm tròn đến phút).

Bài 3 (1,5đ) Giải tam giác ABC vuông tại A, biết BC=20cm, góc C = 35o.

(làm tròn kết quả lấy 1 chữ số thập phân)

Bài 4 (3đ) Cho đường tròn (O;R) dây MN khác đường kính. Qua O kẻ đường vuông góc với MN tại H, cắt tiếp tuyến tại M của đường tròn ở A.

a. Chứng minh rằng AN là tiếp tuyến của đường tròn (O).

b. Vẽ đường kính N
D.Chứng minh MD//AO

c. Xác định vị trí điểm A để ΔAMN đều.


ĐỀ SỐ 2

 Bài 1 (3,5đ)

1.Tính

2016-12-10_194245

2. Thực hiện phép tính: √45 – 6 √80

3. Rút gọn biểu thức

2016-12-10_194337

Bài 2 (2đ) Cho hàm số y = 1/2x – 2(d)

a. Vẽ đồ thị hàm số trên hệ trục tọa độ Oxy.

b.  Tính số đo góc tạo bởi đường thẳng (d) với trục Ox (làm tròn đến phút

Bài 3 (1,5đ) Giải tam giác ABC vuông tại A, biết BC=32cm, góc B = 60o.

(Kết quả độ dài làm tròn đến 1 chữ số thập phân)

Bài 4 (3đ) Cho đường tròn (O) đường kính A
B.Vẽ các tiếp tuyến Ax và By (Ax, By cùng thuộc nửa mặt phẳng bờ AB). Qua điểm M trên (O) (M khác A và B) Vẽ đường thẳng vuông góc với OM cắt Ax và By lần lượt tại E và F. Chứng minh:

a. EF là tiếp tuyến của đường tròn (O).

b. EF=AE+BF

c. Xác định vị trí của M để EF có độ dài nhỏ nhất.


ĐỀ SỐ 3

Bài 1 (2đ) Thực hiện phép tính:

2016-12-10_194606

Bài 2 (1đ) Rút gọn biểu thức;

2016-12-10_194840

Bài 3 (2đ) Cho các hàm số y = 1/2x -3 (d); y = -2x + 2 (d’)

a) Vẽ trên cùng một mặt phẳng tọa độ Oxy đồ thị của các hàm số trên.

b) Gọi A là giao điểm của hai đường thẳng (d) và (d’). Tìm tọa độ của điểm A

Bài 4 (1,5đ) Giải tam giác ABC vuông tại A, biết AC=15cm, góc B = 28o.

(Kết quả lấy 3 chữ số thập phân)

Bài 5 (3,5đ) Cho đường tròn (O) đường kính AB, E là một điểm nằm giữa A và O, vẽ dây MN đi qua E và vuông góc với đường kính A
B.Gọi F là giao điểm của các đường thẳng NC và M
B.Chứng minh:

a) Tứ giác AMCN là hình thoi.

b) NF ⊥ MB

c) EF là tiếp tuyến của đường tròn đường kính BC.


ĐỀ SỐ 4

Bài 1 (3,5đ)

1. Tính

2016-12-10_195313

2. Thực hiện phép tính: √50 – 4/3√18 + √32

3. Rút gọn biểu thức

2016-12-10_195419

Bài 2 (2đ) Cho hàm số y = x + 1(d) ; y = -1/2x – 2 (d’)

a. Vẽ (d) và (d’) trên cùng một mặt phẳng tọa độ Oxy.

b. Gọi M là giao điểm của hai đường thẳng có phương trình (d) và (d’). Tìm tọa độ của điểm M.

Bài 3 (1,5đ) Cho tam giác ABC vuông tại A, AH là đường cao, biết HB=4cm, HC=9cm. Tính AH, AB, AC (làm tròn kết quả lấy 2 chữ số thập phân).

Bài 4 (3đ) Cho đường tròn (O;R), dây BC khác đường kính. Qua O kẻ đường vuông góc với BC tại I, cắt tiếp tuyến tại B của đường tròn ở điểm A, vẽ đường kính BD.

a. Chứng minh CD//OA

b. Chứng minh AC là tiếp tuyến của đường tròn (O).

c. Đường thẳng vuông góc BD tại O cắt BC tại K. Chứng minh IK.IC+OI.IA=R2.


ĐỀ SỐ 5

Bài 1 (3,0 điểm)

1. Thu gọn các biểu thức sau:

2016-12-10_195652

2. Tìm x, biết:

2016-12-10_195723

Bài 2 (1 điểm)

Cho hàm số y = (m-1)x + 2      (m # 1)       (1)

1) Tìm điều kiện của m để hàm số (1) đồng biến trên R .

2) Tìm giá trị của m và k để đồ thị hàm số (1) và đường thẳng y = x+k-1 trùng nhau.

Bài 3 (1.5 điểm)

Cho hàm số y = -x + 4

a. Vẽ đồ thị (d) của hàm số đã cho.

b. Đường thẳng (d) cắt trục tung tại điểm A và cắt trục hoành tại điểm
B.Gọi M là trung điểm của A
B.Tính diện tích tam giác OMB.

Bài 4 (1,5 điểm)  Cho tam giác ABC vuông tại A có AH là đường cao. Biết BH = 9cm, CH = 16cm. Tính AH, AC và sinB.

Bài 5 (2,5 điểm)

Cho đường tròn tâm O và một điểm A nằm ngoài đường tròn này. Từ A vẽ hai tiếp tuyến AB, AC của đường tròn (O) (B và C là hai tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của OA và BC.

a. Chứng minh OA vuông góc với BC tại H.

b. Từ B vẽ đường kính BD của (O), đường thẳng AD cắt đường tròn(O) tại E (E khác D). Chứng minh: AE.AD = AC2

c. Qua O vẽ đường thẳng vuông góc với cạnh AD tại K và cắt đường BC tại F. Chứng minh rằng FD là tiếp tuyến của đường tròn (O).

Bài 6 (0,5 điểm)

Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức A, biết A = 2014 √x + 2015 √1-x

Chúc các em thi tốt!

0