31/05/2017, 12:42

Tương lai nào cho ví, giặm Nghệ Tĩnh?

Cha ông đã để lại cho chúng ta những di sản quý báu, bao gồm di sản vật thể và phi vật thể. Những di sản đó đã từng tạo nên nền móng phát triển vững chắc của nền văn hoá Việt Nam. Chúng có tác dụng bồi đắp ở ta lòng tự hào và niềm tin vào sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. Đối với di sản, ...

Cha ông đã để lại cho chúng ta những di sản quý báu, bao gồm di sản vật thể và phi vật thể. Những di sản đó đã từng tạo nên nền móng phát triển vững chắc của nền văn hoá Việt Nam. Chúng có tác dụng bồi đắp ở ta lòng tự hào và niềm tin vào sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. Đối với di sản, chúng ta phải có thái độ gìn giữ, nâng niu.

Đọc bản tin sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Sáng ngày 27 - 12, tạp chí Văn hoá Nghệ An đã tổ chức buổi toạ đàm chủ đề “’’.

Đến tham dự toạ đàm,có ông Hồ Mậu Thanh, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An, các nhạc sĩ, nghệ sĩ, nghệ nhân, các nhà nghiên cứu ở hai tỉnh Nghệ Anvà Hà Tĩnh. Cuộc toạ đàm diễn ra sôi nổi xung quanh ba vấn đề lớn: Sự thách đố của thời đại đối với ví, giặm Nghệ Tĩnh; tương lai nào cho ví, giặm Nghệ Tĩnh và lấy gì để bảo đảm cho sự tồn tại của ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Các ý kiến cho rằng, trong thời đại ngày nay, không chỉ dân ca ví, giặm mà các loại hình nghệ thuật dân gian khác đều đứng trước những thách thức rất lớn. Đó là sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin, sự giao lưu văn hoá mang đến cho con người nhiều sự lựa chọn, nhiều hình thức giải trí khác nhau, phong phú, sinh động hơn. Đó là sự thay đổi về nhu cầu, thị hiếu, thẩm mĩ của giới trẻ. Đặc biệt, với ví, giặm, đó là sự mất đi các không gian, môi trường diễn xướng nguyên thuỷ. Trước những thách thức đó, các nhạc sĩ, nhà nghiên cứu cũng đưa ra những giải pháp đểbảo tồn và phát triển ví, giậm đúng hướng, nhất là chương trình hành động hậu vinh danh, làm sao để dân ca ví, giậm Nghệ Tĩnh sống một cách đúng nghĩa trong lòng người. Toạ đàm mở ra nhiều vấn đề đáng quan tâm và quan trọng, thống nhất nhận định dù bằng hình thức nào đi chăng nữa, dân ca ví, giậm vẫn đang sống mạnh mẽ trong lòng những người con xứ Nghệ.

(Dẫn theo Toạ đàm "Tương lai nào cho ví, giậm? http://www.vanhoanghean.com.vn, ngày 27 - 12 - 2014)

1.   Bản tin cho biết về sự kiện gì? Theo hiểu biết của anh (chị), sự kiện đó có ý nghĩa thời sự như thế nào?

2.   Những nội dung chính của bản tin.

3.   Qua những gì được tường thuật trong bản tin, hãy nhận xét về mức độ phù hợp giữa chủđề của buổi toạ đàm với nội dung thực tế được bàn luận.

4.   Nêu suy nghĩ của anh (chị) về thái độ cần có của chúng ta đối với các di sản văn hoá quý báu mà ông cha để lại.

Trả lời

1.  Bản tin cho biết về cuộc toạ đàm do tạp chí Văn hoá Nghệ An tổ chức sáng ngày 27 - 12 - 2014 với chủ đề . Đây là một hoạt động có ý nghĩa thời sự, thể hiện sự nhanh nhạy của các cơ quan văn hoá trong việc triển khai chương trình hành động nhằm bảo tồn di sản, ngay sau khi UNESCO công nhận dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại (quyết định ngày 27-11-2014).

2.  Những nội dung chính của bản tin:

-   Cơ quan, địa điểm, thời gian tổ chức toạ đàm và chủ đề toạ đàm.

-   Thành phần tham dự toạ đàm; các vấn đề chính được trao đổi trong buổi toạ đàm.

-   Những ý kiến đáng lưu ý trong toạ đàm (tóm thuật).

3.  Qua những gì được tường thuật trong bản tin, đối chiếu chủ đề của buổi toạ đàm với những nội dung thực tế được bàn luận, có thể thấy buổi toạ đàm đã thành công. Các ý kiến đều tỏ ý trăn trở về những thách thức của thời hiện đại đối với sự tồn tại và phát triển của ví giặm Nghệ Tĩnh. Người ta đã bàn đến các giải pháp “làm sao để dân ca ví, giậm Nghệ Tĩnh sống một cách đúng nghĩa trong lòng người”. Sau hết, mọi người đều bộc lộ niềm tin rằng: ví, giặm Nghệ Tĩnh vẫn có một tương lai sáng sủa sau khi được UNESCO vinh danh, bởi những người con xứ Nghệ chưa bao giờ hết niềm tự hào về “điệu ví, giặm quê nhà”.

4.  Tuy nhiên, gìn giữ thế nào là cả một vấn đề. Có những công trình kiến trúc, điêu khắc sau khi được trùng tu đã bị biến dạng, do cách làm cẩu thả và sự kém hiểu biết của chúng ta. Nhiều sai lầm không thể được khắc phục, để lại những bài học đau xót. Với các di sản phi vật thể như ca trù, hội Gióng, quan họ Bắc Ninh, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh,... bảo tồn không đồng nghĩa với việc thu băng, ghi đĩa để lưu kho. Điều quan trọng là phải tạo ra môi trường sống cho chúng, để chúng vẫn tiếp tục phát huy tác dụng lớn lao của mình trong việc giáo dục nhân cách, lối sống cho con người Việt Nam. Rõ ràng, bảo tồn và phát huy giá trị là hai mặt gắn bó với nhau. Đây không phải là công việc của riêng nhà chức trách, của các cơ quan văn hoá mà là của tất cả mọi người.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0