Văn bản hoàn chỉnh về hình thức khi các đoạn văn được nối tiếp nhau và hô ứng nhau, có phương tiện liên kết thích hợp.
Từ đoạn văn trên, ta có thể hiểu thêm rằng, khi tạo lập văn bản, một trong những điều quan trọng là cách tổ chức các đoạn văn. Muốn văn bản là một chỉnh thể chặt chẽ, các đoạn phải có sự liên kết với nhau bằng những phương tiện thích hợp. Khi cần thiết, có thể tạo ra sự hô ứng giữa các đoạn văn để ...
Từ đoạn văn trên, ta có thể hiểu thêm rằng, khi tạo lập văn bản, một trong những điều quan trọng là cách tổ chức các đoạn văn. Muốn văn bản là một chỉnh thể chặt chẽ, các đoạn phải có sự liên kết với nhau bằng những phương tiện thích hợp. Khi cần thiết, có thể tạo ra sự hô ứng giữa các đoạn văn để tạo ra sự sinh động, hấp dẫn.
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
Về hô ứng, nếu đoạn văn trước nêu câu hỏi thì đoạn văn sau phải trả lời. Nếu đoạn văn trước nêu mâu thuẫn thì đoạn văn sau phải giải quyết. Nếu đoạn văn trước nêu một hiện tượng đời sống thì đoạn văn sau thường biểu thị thái độ khen chê... Hơn nữa, giữa các câu trong một đoạn văn, giữa các đoạn văn trong một văn bản luôn có những phưong thức liên kết (như phép lặp, phép thế, phép nối...,) để văn bản trở thành một chỉnh thể.
1. Đoạn văn trên giúp anh (chị) hiểu thêm gì về những quan hệ liên kết trong văn bản?
2. Văn bản được nói đến trong đoạn văn là loại văn bản thuộc dạng nói hay dạng viết? Do đâu anh (chị) biết được điều ấy?
3. Thế nào là hô ứng? Sự hô ứng được nói đến trong đoạn văn thuộc đơn vị nào của vãn bản? Tác dụng của sự hô ứng đối với văn bản?
4. Từ nội dung được đề cập trong đoạn văn trên, anh (chị) rút ra được những điều gì có thể áp dụng cho việc tạo lập văn bản?
Trả lời
1. Đọc đoạn văn ta hiểu rằng, thông thường, một văn bản được tạo thành bởi một số đoạn văn. Các đoạn văn được sắp xếp theo trật tự nào là tuỳ chủ ý của người viết. Giữa các đoạn văn thường có các phương tiện liên kết thích hợp. Với hai đoạn văn kề nhau, từ liên kết nằm ở đầu càu của đoạn văn sau.
2. Trong hành chức ngôn ngữ, văn bản thường tồn tại dưới hai dạng: dạng nói và dạng viết. Văn bản được nói đến trong đoạn văn trên đây thuộc dạng viết. Điều này được thể hiện rõ trong các phép liên kết được nhắc tới như: phép lặp, phép thế, phép nối - những yếu tố chỉ xuất hiện trong loại văn bản viết.
3. Hô ứng được dùng ở đoạn văn là hiện tượng tương tác qua lại giữa hai đơn vị ngôn ngữ trong một văn bản. Đoạn văn này đề cập đến sự hô ứng giữa các đoạn kề nhau. Sự hô ứng trong văn bản có nhiều tác dụng: thể hiện sự chặt chẽ trong tư duy, tức là sự ý thức của tác giả về kết cấu văn bản, đồng thời, nó còn tạo ra sự nhịp nhàng, khiến cho lời văn có nhạc điệu.
4.