31/05/2017, 12:41

Kiến thức và kĩ năng tiếng Việt

Đoạn văn được tổ chức theo hình thức diễn dịch. Câu mở đầu là câu chủ đề, nói tới vai trò của kiến thức tiếng Việt đối với việc phân tích, khám phá văn học và đối với việc làm văn. Ý chung ấy được triển khai cụ thể ở những câu tiếp đó. Các kiến thức và kĩ năng tiếng Việt không chỉ là công ...

Đoạn văn được tổ chức theo hình thức diễn dịch. Câu mở đầu là câu chủ đề, nói tới vai trò của kiến thức tiếng Việt đối với việc phân tích, khám phá văn học và đối với việc làm văn. Ý chung ấy được triển khai cụ thể ở những câu tiếp đó.

Các kiến thức và kĩ năng tiếng Việt không chỉ là công cụ quan trọng của việc tìm hiểu, phân tích và khám phá văn bản văn học, mà cũng là công cụ cho việc làm văn. Văn bản văn học là một công trình nghệ thuật ngôn từ, vì thế, muốn khám phá nó, trước hết phăi có những hiểu biết về tiếng Việt. Phải nắm chắc và giỏi tiếng Việt mới có thểhiểu, phân tích và hiểu hết cái hay, cái đẹp của văn học thông qua ngôn từ của văn bản. Cũng phải giỏi tiếng Việt mới có thể diễn đạt (nói hoặc viết) một cách rõ ràng, sáng sủa những hiểu biết và cảm nhận của bản thân về cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học cho người khác hiểu.

1. Đoạn văn trên nêu vấn đề gì? vấn đề đó có tầm quan trọng như thế nào đối với học sinh?

2. gồm những vấn đề gì? Những kiến thức và kĩ năng đó được vận dụng như thế nào trong quá trình học tập môn Ngữ văn của học sinh?

3. Đoạn văn được tổ chức theo hình thức nào (diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích hay tổng họp)? Dựa vào đâu để kết luận như vậy?

4. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên.

Trả lời

1.  Đoạn văn nêu vai trò của kiến thức tiếng Việt trong việc phân tích, khám phá tác phẩm văn học cũng như trong việc tạo lập văn bản. Vấn đề này đóng vai trò quyết định đối với học sinh. Trước hết, ở môn Ngữ văn, đọc - hiểu văn bản, nhất là văn bản nghệ thuật, là một bộ phận quan trọng của chương trình. Vì tác phẩm văn học là công trình sáng tạo về ngôn ngữ, cho nên, nếu không có tri thức và kĩ năng ngôn ngữ, không thể đi sâu tìm hiểu, đánh giá giá trị của nó. Bên cạnh đó, học sinh còn phải thường xuyên tạo lập các loại văn bản. Nếu thiếu các kĩ năng cơ bản đó, học sinh sẽ rất khó khăn trong việc làm văn.

2.  Kiến thức tiếng Việt bao gồm những kiến thức lí thuyết chung và kiến thức thuộc các bình diện cụ thể. Kiến thức lí thuyết chung là những hiểu biết về lịch sử tiếng Việt, loại hình của tiếng Việt, các yêu cầu sử dụng tiếng Việt... Kiến thức thuộc các bình diện cụ thể là hiểu biết về ngữ âm, chính tả, vốn từ ngữ và cách sử dụng các quy tắc ngữ pháp và cách tạo câu, các loại phong cách chức năng của văn bản. Tương ứng với các bình diện ngôn ngữ là những kĩ năng: dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, lập luận... Tương ứng với hai dạng tồn tại của ngôn ngữ, người ta nói đến các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.

3. 

4.  Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0