Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông – Bài tập làm văn số 2 lớp 12
Đánh giá bài viết Xem nhanh nội dung1 Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông – Bài làm 1 2 Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông – Bài làm 2 3 Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần ...
Đánh giá bài viết Xem nhanh nội dung1 Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông – Bài làm 1 2 Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông – Bài làm 2 3 Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông – Bài làm 3 4 Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông – Bài làm 4 Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông – Bài làm 1 Tai nạn giao thông đang là một vấn nạn đối với nước ta. Trong những năm gần đây, các cấp, các ngành có liên quan cùng toàn dân đặc biệt chú trọng đến công tác giảm thiểu tai nạn giao thông bằng những biện pháp cụ thể. Tuy nhiên, số lượng các vụ tai nạn giao thông vẫn liên tiếp xảy ra gây nhức nhối dư luận, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của nhiều gia đình và toàn xã hội. Tuổi trẻ học đường chúng em cũng là một trong những đối tượng tham gia giao thông với tỉ tệ cao. Vì vậy trước vấn nạn của dân tộc, chúng em không khỏi băn khoăn: tuổi trẻ học đường đã và đang có những hành động nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông? Tất nhiên, đây là một câu hỏi khó bởi kết quả của nó nhiều khi nằm ngoài mong muốn của chúng em. Chỉ có thể khẳng định rằng, chúng em đã được giáo dục đầy đủ những kiến thức về trật tự an toàn giao thông và có thể tham gia các hoạt động có ý nghĩa, góp một phần nhỏ vào công tác giảm thiểu tai nạn giao thông của chính phủ. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tói gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn phần lớn là do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu… Mỗi sáng, sau khi thức dậy, cả gia đình tôi cùng nghe chương trình ti vi về an toàn giao thông cũng như các vụ việc tai nạn đã xảy ra trong những ngày trước đó. Thật đáng buồn khi các phát thanh viên liệt kê liên tiếp các vụ tai nạn giao thông đã gây thương tích và cướp đi sinh mạng của biết bao người. Thay vì mỗi sáng, cả gia đình tôi có thể vui vẻ chúc nhau học tập và lao động tốt thì bố mẹ lại phải dặn chúng tôi chú trọng khi tham gia giao thông. Mỗi người khi ra khỏi nhà đều mang theo những lo lắng về người thân yêu trong gia đình mình. Tất cả cũng phải tham gia giao thông. Các thành viên trong gia đình liệu có gặp phải chuyện gì? Đó là mọi quan tâm nhức nhối nhất trong lòng mỗi người. Hiện nay an toàn giao thông là một vẩn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình. Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào trong dòng lệ vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha âu yếm vỗ về, bảo ban dạy dỗ trên đường đời. Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội. Học sinh, sinh viên là những đối tượng tham gia giao thông với mật độ dày đặc. Ngày ngày, trên các tuyến đường, phố, dù là ở thành thị hay nông thôn, chúng ta đều thấy cảnh học sinh, sinh viên đi học rất đông. Khoảng cách từ nhà đến trường của các bạn đa phần đều phải đi một quãng đường không ngắn. Điều này nếu ra một vấn đề: số lượng phương tiện tham gia giao thông của học sinh, sinh viên là rất lớn! Bàn về phương tiện giao thông mà học sinh sử dụng chúng ta lại nhìn thấy nhiều vấn đề nan giải. Đã có quy định của Chính phủ về việc độ tuổi nào mới được sử dụng xe gắn máy. Tuy nhiên, vẫn còn không ít các bạn học sinh vi phạm quy định này. Họ thản nhiên đi xe gắn máy tới trường và trốn tránh thầy cô, bạn bè bằng cách gửi xe máy ở bên ngoài trường. Nếu có ai hỏi đến họ sẽ trả lời vì nhà quá xa, sức khỏe kém… Không chỉ sử dụng xe gắn máy khi đi học, một số đối tượng còn có những hành vi không thể chấp nhận. Hàng loạt các bài phóng sự điều tra cho thấy giới trẻ hiện nay đang vấp phải những sai lầm nghiêm trọng, trong đó có hành động tổ chức đua xe trái phép mà học sinh chiếm một tỉ lệ không nhỏ, vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, vậy mà không ít bạn đã bị bắt vì hành động đua xe, lạng lách, đánh võng, sử dụng xe gắn máy khi chưa đến độ tuổi cho phép… Những tai nạn xảy ra là điều chắc chắn, nhẹ thì sứt đầu mẻ trán, gẫy tay gẫy chân. Nặng thì họ phải mãi mãi rời xa cuộc đời. Sự thật là hồi chuông rung lên nhức nhối đối với mỗi gia đình và toàn xã hội. Lỗi trên là do ai? Không thể phủ nhận, học sinh đã được giáo dục cặn kẽ về trật tự an toàn giao thông nhưng gia đình là một nhân tố quan trọng ảnh hường không nhỏ đến hành vi của con em mình. Nếu không được gia đình chiều chuộng, các bạn sẽ không thể sử dụng xe gắn máy. Còn rất nhiều những ông bố, bà mẹ giải thích với nhà trường và xã hội rằng: con tôi đi học xa nhà, rất vất vả. Cháu học một ngày mấy ca, nếu bắt cháu đi xe đạp thì còn hơi sức đâu mà học. Nguy hiểm là ở chỗ đó! Được bố mẹ ủng hộ, các bạn càng có cơ hội ngụy biện cho chính mình. Chỉ đến khi có những vấn đề lớn xảy ra với con em mình, họ mới choàng tỉnh! Bên cạnh nhân tố gia đình, quan trọng hơn cả là ý thức của mỗi học sinh. Tất cả chỉ là ngụy biện! Bởi ta vẫn chứng kiến không ít những bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đến chiếc xe đạp đi học cũng cũ mèm hoặc thậm chí không có, vậy mà các bạn ấy vẫn học tập tốt, tu dưỡng rèn luyện tốt, không kêu ca, than vãn. Hiện nay, hệ thống xe buýt đã được tân trang tốt, có mặt hầu hết trên các tuyến đường. Nếu nhà bạn xa, hãy sử dụng phương tiện giao thông công cộng này. Có không ít các bạn học sinh đã coi xe buýt là người bạn thân thiết, vậy còn bạn? Đây chính là hành động thiết thực để bạn góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Nếu vì điều kiện mà bạn không thể sử dụng xe buýt, bạn hãy nhớ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn giao thông. Lứa tuổi chúng ta không thể vì bất cứ lí do nào mà sử dụng xe gắn máy. Chấp hành đúng quy định này rồi, chúng ta vẫn cần chú ý đến các quy định khác khi sử dụng xe đạp tới trường. Không đi hàng hai, hàng ba… để tiện nói chuyện, đùa nghịch, dễ gây tai nạn và ùn tắc giao thông. Mặc dù chúng ta có rất nhiều chuyện để nói với nhau nhưng hãy để về nhà, bạn nhé! Tất nhiên, xe đạp cũng không được vượt đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu, đi sai làn đường quy định… Điều này chúng mình đã được giáo dục ngay từ khi còn học tiểu học, dù có lớn đến đâu cũng không thể quên. Gần đây, xuất hiện một hiện tượng xe đạp mới rất được các bạn trẻ yêu thích. Tuy nhiên, nhìn thấy hàng đoàn xe đạp ngông nghênh đi trên đường phố, mỗi chiếc xe chăng không biết bao nhiêu cờ, hoa, loa, đài… không ít người lắc đầu về cách giải trí của giới trẻ. Đó chỉ là một phần của sự việc. Quan trọng hơn, những chiếc xe đạp này không hề bảo đảm an toàn giao thông. Xe không có ghế sau, một bạn cầm lái còn một bạn đứng sau vịn tay vào vai người ngồi trước. Thật nguy hiểm khi nhóm các xe này tụ tập thành đoàn, đi dàn hàng ngang đùa nghịch trên đường phố. Thiết nghĩ các bạn đã tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc cho những chiếc xe đạp này, có thể đối với một số bạn đây là một loại hình giải trí lành mạnh nhưng cứ ngẫm nghĩ kĩ chúng tí sẽ thấy nó không đem lại lợi ích gì, có khi còn gây ra hậu quả không lường nếu bất trắc gặp tai nạn giao thông. Đừng tiếp tục lãng phí thời gian vào những trò chơi vô bổ. Quỹ thời gian của tuổi trẻ là vô cùng quý giá. Chúng ta hãy tận dụng thời gian để làm việc có ích. Thay vì sử dụng những chiếc xe đạp trên, các bạn hãy dành thời gian cho việc học tập, giúp đỡ gia đình… Các bạn đã biết đến hoạt động của nhóm “My Message – Thông điệp của Tôi” chưa? Đó là nhóm các bạn trẻ ở lứa tuổi chúng mình đã chủ động suy nghĩ, tìm hiểu, phát huy tối đa sự sáng tạo của mình để tạo ra những sản phẩm truyền thống – nghệ thuật độc đáo, ấn tượng. Họ giống như cơn lốc, liên tục hoạt động, và một trong những hoạt động có ích mà họ đã làm là tạo ra những thông điệp ấn tượng về an toàn giao thông như: tạo ra một bức poster hình chiếc xe buýt khổ lớn, được ghép bằng nhiều bức ảnh nhỏ, từng bức ảnh ghi lại các khoảnh khắc khi tham gia giao thông bằng xe buýt… Trước những thông tin trên, chúng ta hẳn đã có câu trả lời cho chính mình Không chần chừ thêm nữa, tuổi trẻ học đường hãy quyết tâm thực hiện tốt các quy định về trật tự an toàn giao thông đồng thời tham gia những hoạt động có ích góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông! Như vậy là sống có ích phải không các bạn? . Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông – Bài làm 2 Như chúng ta đã biết khi xã hội ngày càng phát triển thì có rất nhiều phương tiện đi lại với tốc độ nhanh như ô tô, xe máy dẫn đến tai lại giao thông ngày càng nhiều. Đây là một vấn đề lớn và cấp bách đặt ra. Nó ảnh hưởng rất lớn đến tuổi trẻ bởi tuổi trẻ học đường là những mầm non tương lai của đất nước vì thế cần có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Thực trạng giao thông ở nước ta trong những năm gần đây vô cùng phức tạp và dẫn đến nhiều vụ tai nạn gây tử vong tại chỗ. Thật đáng kinh hoàng phải không. Những vụ tai nạn giao thông còn làm cho con người mang nhiều thương tích, dị tật về sau lại ảnh hưởng rất nhiều đến vật chất và ảnh nặng nề đến cả một cộng đồng. Tai nạn giao thông đang là một nỗi sợ lớn của con người khi tham gia giao thông. Nó đặt con người ta giữa ngưỡng cửa của sự sống và cái chết. Tai nạn giao giao thông có rất nhiều nguyên nhân như không tuân thủ pháp luật đi quá tốc độ, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, đi vào chỗ cấm, đi ngược chiều quy định, hay do nguyên nhân chủ quan của bản thân không quan sát xung quanh. Hay nhiều chỗ cơ sở hạ tầng gia thông kém dẫn đến việc đi lại khó khăn. Nhưng thật đáng tiếc rằng hiện nay giới trẻ cũng góp mình vào việc gây nên tai nạn giao thông như đi lạng lách, đánh võng, lái xe chưa đủ tuổi cho phép, trong người có nồng độ cồn lớn khiến các bạn trẻ không làm chủ được tốc độ và gây ra những vụ tai nạn đáng tiếc. Tai nạn giao thông thật là đáng kinh hoàng nó như thần chết luôn đi cạnh chúng ta trên những con đường, dãy phố khiến chúng ta cảm thấy sợ khi tham gia giao thông. Không những vậy tai nạn giao thông còn để lại rất nhiều hậu quả nặng nề ảnh hưởng lâu dài về sau nữa. Có những người chỉ vì một chút lơ là chủ quan khi tham gia giao thông mà khiến cả cuộc đời phải sống trong tật nguyền vừa tốn kém về tiền bạc, vật chất bởi hoàn cảnh mỗi gia đình là khác nhau có nhà có đủ điều kiện chữa trị có nhà thì không. Hay có những vụ tai nạn gây ra tử vong tại chỗ, đây là một nỗi mất mát lớn một nỗi đau lớn dành cho gia đình người thân. Và còn rất nhiều hậu quả khác nữa mà chúng ta không lường trước được. Chính vì vậy ngay khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải cố gắng học tập và tìm hiểu để biết luật lệ khi tham gia giao thông. Cần nhận thức rõ hơn ý thức của mình đối với nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân về tầm quan trọng của việc tham gia giao thông. Khi tham gia giao thông cần chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đi đúng đường quy định, không đi ngược chiều. Không đi xe máy khi chưa có bằng, trong người có nồng độ cồn, cần đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, không vượt đèn đỏ, khi đi cần quan sát xung quanh đặc biệt là những đoạn đường cua hay ngã ba, ngã tư. Đi đúng phần đường và quan sát đèn dành cho người đi bộ. Và khi đi đường chúng ta cần phải biết giúp đỡ người khác khi qua đường như cụ già, trẻ em nhỏ. Cần nâng cao ý thức hơn nữa về trách nhiệm của bản thân khi tham gia giao thông và tuyên truyền cho mọi người biết về tác hại của tai nạn giao thông để mọi người cùng chung tay giảm thiểu tai nạn giao thông. Vấn đề chấp hành và tìm hiểu luật giao thông nó không những quan trọng đối với các bạn học sinh, giới trẻ mà nó còn quan trọng đến tất cả mọi người sống trên đất nước này. Chính như vậy mỗi con người cần có trách nhiệm hơn nữa về bản thân, gia đình và xã hội. Muốn sống trong một xã hội tốt đẹp thì đó là điều quan trọng để có thể làm thay đổi làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Bởi đây là trách nhiệm chung đặc biệt là nhà nước các cơ quan chức năng cần làm chặt chẽ và xử phạt nghiêm khắc với những đối tượng vi phạm khi tham gia giao thông. Đề ra những những luật lệ mới và làm nhiều các cuộc vận động tuyên truyền ở nhà trường, địa phương về tác hại của tai nạn giao thông để mọi người ý thức rõ hơn và chấp hành đúng luật khi tham gia giao thông. Hãy cùng nhau nâng cao ý thức tự giác khi tham gia giao thông nhé mọi người. Khi thấy người khác làm chưa đúng chúng ta hãy nói cho họ hiểu tác hại của việc vi phạm và hậu quả đáng tiếc mà tai nạn giao thông đem lại. Có những gia đình phải sống trong đau khổ và ám ảnh về tai nạn giao thông. Khi bạn giúp một người đồng nghĩa bạn đã cứu sống một người rồi đó. Có người từng nói “ an toàn là bạn tai nạn là thù” vì thế đừng ngần ngại khi giúp đỡ người khác. Cũng có thể bạn giúp người này thì mai kia bạn có gặp khó khăn thì sẽ có người khác lại giúp bạn. Đặc biệt là các bạn trẻ hãy suy nghĩ và cùng hành động để chung tay giảm thiểu tai nạn giao thông. Để cuộc sống ta tươi đẹp hơn, nhiều niềm vui tiếng cười và làm cho cuộc sống của mỗi người có ý nghĩa hơn. Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông – Bài làm 3 Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Bác Hồ đã chỉ ra rằng : Cái đói, cái dốt là giặc. Trong suốt mấy chục năm qua, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã không ngừng nỗ lực đấu tranh diệt giặc đói, giặc dốt. Thành tựu xóa đói giảm nghèo của Việt Nam được dư luận quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đất nước cũng đã xuất hiện nhiều tiêu cực, mặt trái, trong đó TNGT là một ví dụ. Theo Quỹ Phòng chống thương vong châu Á, bình quân mỗi ngày tại Việt Nam có khoảng 35 người chết vì TNGT. Mỗi năm, số người chết vì TNGT cả chục ngàn người. Nhiều vụ TNGT thảm khốc càng khiến cho dư luận không khỏi suy ngẫm về tình trạng “giặc’’ TNGT ở nước ta. Nhiều người nước ngoài đến Việt Nam cũng bày tỏ sự lo ngại về tình trạng mất an toàn giao thông mỗi khi ra khỏi nhà. Qua đó, đủ cho thấy, TNGT đã khiến những người khách nước ngoài cảm thấy bất an. Khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam càng gia tăng. Tuy nhiên, nhiều người chỉ đến một lần và không hẹn ngày tái ngộ. Một trong những nguyên nhân khiến du lịch Việt Nam kém phát triển là do tình trạng giao thông hỗn loạn. Một ngày “giặc” TNGT còn hoành hành thì không chỉ ngành du kịch bị ảnh hưởng mà nó còn là hiểm họa gieo rắc nỗi đau cho mỗi gia đình và cho cả xã hội. Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề TNGT đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà nó gây ra. Vậy tuổi trẻ học đường – thế hệ tương lai của đất nước – có suy nghĩ và có thể làm gì để góp phần giảm thiểu TNGT? Những thực tế đau buồn về tình hình TNGT đã phản ánh tầm quan trọng của vấn đề : Mỗi ngày qua đi có tới hơn 30 người chết và bị thương do TNGT gây ra. Từng ngày, từng giờ có hàng trăm vụ tai nạn, theo đó là hàng chục thiệt hại,…Và đáng buồn thay, trong số những vụ tai nạn ấy, có nhiều vụ là hậu quả của những học sinh, sinh viên gây ra. Mặt khác, cũng không ít học sinh – sinh viên là nạn nhân đau thương của nhiều vụ TNGT thảm khốc. TNGT gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Các gia đình mất đi những người thân, xã hội mất đi những thành viên, những bàn tay lao động. Mất đi vì bệnh tật, vì tuổi già đã đành một lẽ, nhưng mất đi vì TNGT – thì thật đau xót. May mắn hơn có người chỉ bị thương. Nhưng trong số ấy cũng có người phải mang bất hạnh suốt đời : bị mất một phần thân thể, bị liệt, phải sống đời sống thực vật,… TNGT có nhiều nguyên nhân phức tạp. Trước hết là do ý thức và khả năng của người tham gia giao thông. Khi đi đường, nhiều người bất chấp đèn báo, gặp đèn vàng, đèn đỏ vẫn ung dung “thẳng tiến”. Như vậy hỏi sao không tai nạn, hỏi sao không nguy hiểm? Lại có những bác tài lái ô tô được mệnh danh là “tổ lái” : lạng lách, vượt đèn đỏ,…là chuyện “cơm bữa”. Rồi uống rượu, ngủ gật cũng không phải chuyện hiếm. Họ không ý thức được trách nhiệm phải đảm bảo an toàn cho hàng chục con người đang ngồi phía sau “vô lăng” của họ. Cũng cần chú ý đến số đối tượng không có bằng lái nhưng vẫn điều khiển xe máy, ô tô. Trong đó phần nhiều là những thanh niên còn đang tuổi học sinh : tay lái yếu, phản xạ kém nên việc tham gia giao thông còn nhiều hạn chế. Nguy hiểm hơn có những học sinh tổ chức đua xe trái phép. Tai nạn không chỉ xảy ra đối với họ mà còn cho cả những người vô tội khác. Ở nước ta tai nạn còn do sự thiếu hiểu biết về luật giao thông đường bộ, cơ sở vật chất chưa được đảm bảo. Luật giao thông chưa phổ biến sâu rộng đến người dân. Họ rất hồn nhiên đem rơm rạ, thóc lúa rải lên đường quốc lộ để …phơi. Họ vô tư không kém khi lái xe đạp sang phần đường dành cho xe ô tô, xe máy vì …rộng và thoáng hơn. Cơ sở vật chật cho giao thông cũng là nguyên nhân quan trọng. Chất lượng phương tiện giao thông của chúng ta còn kém. Cùng với đó là hệ thống đường xá, cầu cống chưa đảm bảo. Có những quãng đường quốc lộ loang lỗ những vết “may vá” đắp đổi, rồi hầm hố,…Chưa hết, báo chí vài năm nay còn đưa những bài gây sốc vì bài ca “đào lên lấp xuống” của những con đường. Có những con đường mùa nóng thì bụi ngất trời, mùa mưa thì như đi vào vùng đầm lầy Châu Mỹ. Ôi, những con đường! Trước thực tế đáng buồn ấy, tuổi trẻ học đường có thể làm gì để góp phần giảm thiểu TNGT? Trước hết, công việc vô cùng cần thiết là tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường, lớp và có sự tìm hiểu đầy đủ hơn về vấn đề này. Chúng ta là thế hệ tương lai của đất nước, nên hơn ai hết chúng ta cần có sự hiểu biết về giao thông để có thể làm chủ vấn đề ATGT, không để tai nạn xảy ra ngoài ý muốn. Có hiểu biết về pháp luật, chúng ta cũng cần tuyên truyền luật giao thông cho những người xung quanh. Đó có thể là trao đổi vời người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về ATGT, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo ATGT,…Thực tế cho thấy, nhiều đội thanh niên tình nguyện đã góp phần rất lớn vào việc giảm thiểu những vụ tắt đường, việc xử lì vi phạm giao thông,.. Hiệu quả của tuổi trẻ khi tham gia vào công việc này đã khẳng định thế hệ chúng ta đang phát huy vai trò xung kích của mình trong cuộc sống. TNGT là mối họa vô hình khó đoán định của số phận con người. Vậy nên ATGT là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức,.. cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu TNGT. Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông – Bài làm 4 Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình. Nhưng hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn phần lớn là do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu… Một mặt, đó là chất lượng đường sá kém và nguyên nhân là do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu. Mặt khác chúng ta phải lên án những kẻ chỉ vì các lợi ích cá nhân mà quên đi tính mạng, sự an toàn của người đi đường. Trên đường quốc lộ, đường lớn vẫn còn những kẻ rải đinh xuống lòng đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thay lốp. Họ không hiểu hết được sự nguy hiểm của việc làm đó, với tốc độ cao như vậy những người tham gia giao thông khi bị thủng săm đột ngột sẽ bị văng người ra khỏi xe và nguy cơ tử vong là rất lớn. Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào trong dòng lệ vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha âu yếm vỗ về, bảo ban dạy dỗ trên đường đời. Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội. Hàng năm, nhà nước đã bỏ ra hàng tỉ đồng để nâng cấp các cơ sở giao thông, đường sá cầu cống phục vụ cho việc đi lại an toàn ở mọi nơi. Nhưng số tiền đó lại không được dùng hết, vậy thì nó rơi vào đâu? Phải chăng, số tiền đó đã rơi vào túi những kẻ rút lõi công trình, rút lõi vật tư để làm giàu cho mình. Đó là những kẻ vô lương tâm vì lợi ích bản thân mà quên đi sự an toàn chung cho xã hội. Một vấn đề cũng đang gây sự chú ý và bị lên án rất nhiều đó là tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên – những người chủ tương lai đất nước. Đó là những thanh niên đua đòi với bản tính “con nhà giàu” cùng với sự rủ rê của bạn bè, họ sẵn sàng đánh cược với tính mạng của mình. Nhìn những chiếc xe SH, @, FX500 phi như bay trên những con đường lớn ta không khỏi xót xa cho họ. Chỉ vì quá được nuông chiều, thiếu sự bảo ban của cho mẹ mà họ đã phải trả giá đắt. Những tai nạn xảy ra là điều chắc chắn, nhẹ thì sứt đầu mẻ trán, gẫy tay gẫy chân. Nặng thì họ phải mãi mãi rời xa cuộc đời. Lý do vì đâu cũng là ở nhận thức của thanh niên. Họ chưa biết suy nghĩ đúng về những cái lợi hại của việc mình đã làm. Những bậc cha mẹ khi con mình xảy ra tai nạn, nhận ra thì đã quá muộn, tại sao họ sắm cho con những chiếc xe thật tốt, phân khối thật lớn để chúng đi đua. Họ làm ra nhiều tiền rồi cũng nhận ra khi mất đứa con thì tiền bạc cũng chẳng giải quyết được gì. Họ hối hận vì tại sao ngay từ đầu không bảo ban con cái mình. Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Từ khóa tìm kiếm:viet bai tap lam van so 5 lop 12viêt bai van suy nghi va hanh đông cua tuoi tre hoc đương đê gop phan giam thiêu tai nan giao thôngsuy nghi va hanh dong cua tuoi tre hoc duong để gop phan giam tai tai nan giao thongkết bài suy nghi va hanh dong cua tuoi tre hoc duong de gop phan giam tai nan giao thongSuy Nghĩ của em về vấn đề tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thôngsũy nghĩ và hành động của tuổi trẻ học đường để góp phần giản thiểu tai nạn giao thông Bài viết liên quanTình thương là hạnh phúc của con người – Bài tập làm văn số 2 lớp 12Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong học tập – Bài tập làm văn số 2 lớp 12Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vậtThuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài tập làm văn số 4 lớp 8Đề luyện thi đại học môn Hóa học số 8Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu (phần 1)Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 11: Peptit và proteinĐề luyện thi đại học môn Sinh học số 2
Xem nhanh nội dung
Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông – Bài làm 1
Tai nạn giao thông đang là một vấn nạn đối với nước ta. Trong những năm gần đây, các cấp, các ngành có liên quan cùng toàn dân đặc biệt chú trọng đến công tác giảm thiểu tai nạn giao thông bằng những biện pháp cụ thể.
Tuy nhiên, số lượng các vụ tai nạn giao thông vẫn liên tiếp xảy ra gây nhức nhối dư luận, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của nhiều gia đình và toàn xã hội. Tuổi trẻ học đường chúng em cũng là một trong những đối tượng tham gia giao thông với tỉ tệ cao. Vì vậy trước vấn nạn của dân tộc, chúng em không khỏi băn khoăn: tuổi trẻ học đường đã và đang có những hành động nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông? Tất nhiên, đây là một câu hỏi khó bởi kết quả của nó nhiều khi nằm ngoài mong muốn của chúng em. Chỉ có thể khẳng định rằng, chúng em đã được giáo dục đầy đủ những kiến thức về trật tự an toàn giao thông và có thể tham gia các hoạt động có ý nghĩa, góp một phần nhỏ vào công tác giảm thiểu tai nạn giao thông của chính phủ.
Cứ mỗi năm, Việt Nam có tói gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn phần lớn là do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu…
Mỗi sáng, sau khi thức dậy, cả gia đình tôi cùng nghe chương trình ti vi về an toàn giao thông cũng như các vụ việc tai nạn đã xảy ra trong những ngày trước đó. Thật đáng buồn khi các phát thanh viên liệt kê liên tiếp các vụ tai nạn giao thông đã gây thương tích và cướp đi sinh mạng của biết bao người. Thay vì mỗi sáng, cả gia đình tôi có thể vui vẻ chúc nhau học tập và lao động tốt thì bố mẹ lại phải dặn chúng tôi chú trọng khi tham gia giao thông. Mỗi người khi ra khỏi nhà đều mang theo những lo lắng về người thân yêu trong gia đình mình. Tất cả cũng phải tham gia giao thông. Các thành viên trong gia đình liệu có gặp phải chuyện gì? Đó là mọi quan tâm nhức nhối nhất trong lòng mỗi người.
Hiện nay an toàn giao thông là một vẩn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình.
Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào trong dòng lệ vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha âu yếm vỗ về, bảo ban dạy dỗ trên đường đời. Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội.
Học sinh, sinh viên là những đối tượng tham gia giao thông với mật độ dày đặc. Ngày ngày, trên các tuyến đường, phố, dù là ở thành thị hay nông thôn, chúng ta đều thấy cảnh học sinh, sinh viên đi học rất đông. Khoảng cách từ nhà đến trường của các bạn đa phần đều phải đi một quãng đường không ngắn. Điều này nếu ra một vấn đề: số lượng phương tiện tham gia giao thông của học sinh, sinh viên là rất lớn!
Bàn về phương tiện giao thông mà học sinh sử dụng chúng ta lại nhìn thấy nhiều vấn đề nan giải. Đã có quy định của Chính phủ về việc độ tuổi nào mới được sử dụng xe gắn máy. Tuy nhiên, vẫn còn không ít các bạn học sinh vi phạm quy định này. Họ thản nhiên đi xe gắn máy tới trường và trốn tránh thầy cô, bạn bè bằng cách gửi xe máy ở bên ngoài trường. Nếu có ai hỏi đến họ sẽ trả lời vì nhà quá xa, sức khỏe kém… Không chỉ sử dụng xe gắn máy khi đi học, một số đối tượng còn có những hành vi không thể chấp nhận. Hàng loạt các bài phóng sự điều tra cho thấy giới trẻ hiện nay đang vấp phải những sai lầm nghiêm trọng, trong đó có hành động tổ chức đua xe trái phép mà học sinh chiếm một tỉ lệ không nhỏ, vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, vậy mà không ít bạn đã bị bắt vì hành động đua xe, lạng lách, đánh võng, sử dụng xe gắn máy khi chưa đến độ tuổi cho phép… Những tai nạn xảy ra là điều chắc chắn, nhẹ thì sứt đầu mẻ trán, gẫy tay gẫy chân. Nặng thì họ phải mãi mãi rời xa cuộc đời. Sự thật là hồi chuông rung lên nhức nhối đối với mỗi gia đình và toàn xã hội.
Lỗi trên là do ai? Không thể phủ nhận, học sinh đã được giáo dục cặn kẽ về trật tự an toàn giao thông nhưng gia đình là một nhân tố quan trọng ảnh hường không nhỏ đến hành vi của con em mình. Nếu không được gia đình chiều chuộng, các bạn sẽ không thể sử dụng xe gắn máy. Còn rất nhiều những ông bố, bà mẹ giải thích với nhà trường và xã hội rằng: con tôi đi học xa nhà, rất vất vả. Cháu học một ngày mấy ca, nếu bắt cháu đi xe đạp thì còn hơi sức đâu mà học. Nguy hiểm là ở chỗ đó! Được bố mẹ ủng hộ, các bạn càng có cơ hội ngụy biện cho chính mình. Chỉ đến khi có những vấn đề lớn xảy ra với con em mình, họ mới choàng tỉnh! Bên cạnh nhân tố gia đình, quan trọng hơn cả là ý thức của mỗi học sinh. Tất cả chỉ là ngụy biện! Bởi ta vẫn chứng kiến không ít những bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đến chiếc xe đạp đi học cũng cũ mèm hoặc thậm chí không có, vậy mà các bạn ấy vẫn học tập tốt, tu dưỡng rèn luyện tốt, không kêu ca, than vãn.
Hiện nay, hệ thống xe buýt đã được tân trang tốt, có mặt hầu hết trên các tuyến đường. Nếu nhà bạn xa, hãy sử dụng phương tiện giao thông công cộng này. Có không ít các bạn học sinh đã coi xe buýt là người bạn thân thiết, vậy còn bạn? Đây chính là hành động thiết thực để bạn góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
Nếu vì điều kiện mà bạn không thể sử dụng xe buýt, bạn hãy nhớ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn giao thông. Lứa tuổi chúng ta không thể vì bất cứ lí do nào mà sử dụng xe gắn máy. Chấp hành đúng quy định này rồi, chúng ta vẫn cần chú ý đến các quy định khác khi sử dụng xe đạp tới trường. Không đi hàng hai, hàng ba… để tiện nói chuyện, đùa nghịch, dễ gây tai nạn và ùn tắc giao thông. Mặc dù chúng ta có rất nhiều chuyện để nói với nhau nhưng hãy để về nhà, bạn nhé! Tất nhiên, xe đạp cũng không được vượt đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu, đi sai làn đường quy định… Điều này chúng mình đã được giáo dục ngay từ khi còn học tiểu học, dù có lớn đến đâu cũng không thể quên.
Gần đây, xuất hiện một hiện tượng xe đạp mới rất được các bạn trẻ yêu thích. Tuy nhiên, nhìn thấy hàng đoàn xe đạp ngông nghênh đi trên đường phố, mỗi chiếc xe chăng không biết bao nhiêu cờ, hoa, loa, đài… không ít người lắc đầu về cách giải trí của giới trẻ. Đó chỉ là một phần của sự việc. Quan trọng hơn, những chiếc xe đạp này không hề bảo đảm an toàn giao thông. Xe không có ghế sau, một bạn cầm lái còn một bạn đứng sau vịn tay vào vai người ngồi trước. Thật nguy hiểm khi nhóm các xe này tụ tập thành đoàn, đi dàn hàng ngang đùa nghịch trên đường phố. Thiết nghĩ các bạn đã tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc cho những chiếc xe đạp này, có thể đối với một số bạn đây là một loại hình giải trí lành mạnh nhưng cứ ngẫm nghĩ kĩ chúng tí sẽ thấy nó không đem lại lợi ích gì, có khi còn gây ra hậu quả không lường nếu bất trắc gặp tai nạn giao thông.
Đừng tiếp tục lãng phí thời gian vào những trò chơi vô bổ. Quỹ thời gian của tuổi trẻ là vô cùng quý giá. Chúng ta hãy tận dụng thời gian để làm việc có ích. Thay vì sử dụng những chiếc xe đạp trên, các bạn hãy dành thời gian cho việc học tập, giúp đỡ gia đình…
Các bạn đã biết đến hoạt động của nhóm “My Message – Thông điệp của Tôi” chưa? Đó là nhóm các bạn trẻ ở lứa tuổi chúng mình đã chủ động suy nghĩ, tìm hiểu, phát huy tối đa sự sáng tạo của mình để tạo ra những sản phẩm truyền thống – nghệ thuật độc đáo, ấn tượng. Họ giống như cơn lốc, liên tục hoạt động, và một trong những hoạt động có ích mà họ đã làm là tạo ra những thông điệp ấn tượng về an toàn giao thông như: tạo ra một bức poster hình chiếc xe buýt khổ lớn, được ghép bằng nhiều bức ảnh nhỏ, từng bức ảnh ghi lại các khoảnh khắc khi tham gia giao thông bằng xe buýt…
Trước những thông tin trên, chúng ta hẳn đã có câu trả lời cho chính mình Không chần chừ thêm nữa, tuổi trẻ học đường hãy quyết tâm thực hiện tốt các quy định về trật tự an toàn giao thông đồng thời tham gia những hoạt động có ích góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông! Như vậy là sống có ích phải không các bạn? .
Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông – Bài làm 2
Như chúng ta đã biết khi xã hội ngày càng phát triển thì có rất nhiều phương tiện đi lại với tốc độ nhanh như ô tô, xe máy dẫn đến tai lại giao thông ngày càng nhiều. Đây là một vấn đề lớn và cấp bách đặt ra. Nó ảnh hưởng rất lớn đến tuổi trẻ bởi tuổi trẻ học đường là những mầm non tương lai của đất nước vì thế cần có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
Thực trạng giao thông ở nước ta trong những năm gần đây vô cùng phức tạp và dẫn đến nhiều vụ tai nạn gây tử vong tại chỗ. Thật đáng kinh hoàng phải không. Những vụ tai nạn giao thông còn làm cho con người mang nhiều thương tích, dị tật về sau lại ảnh hưởng rất nhiều đến vật chất và ảnh nặng nề đến cả một cộng đồng. Tai nạn giao thông đang là một nỗi sợ lớn của con người khi tham gia giao thông. Nó đặt con người ta giữa ngưỡng cửa của sự sống và cái chết.
Tai nạn giao giao thông có rất nhiều nguyên nhân như không tuân thủ pháp luật đi quá tốc độ, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, đi vào chỗ cấm, đi ngược chiều quy định, hay do nguyên nhân chủ quan của bản thân không quan sát xung quanh. Hay nhiều chỗ cơ sở hạ tầng gia thông kém dẫn đến việc đi lại khó khăn. Nhưng thật đáng tiếc rằng hiện nay giới trẻ cũng góp mình vào việc gây nên tai nạn giao thông như đi lạng lách, đánh võng, lái xe chưa đủ tuổi cho phép, trong người có nồng độ cồn lớn khiến các bạn trẻ không làm chủ được tốc độ và gây ra những vụ tai nạn đáng tiếc.
Tai nạn giao thông thật là đáng kinh hoàng nó như thần chết luôn đi cạnh chúng ta trên những con đường, dãy phố khiến chúng ta cảm thấy sợ khi tham gia giao thông. Không những vậy tai nạn giao thông còn để lại rất nhiều hậu quả nặng nề ảnh hưởng lâu dài về sau nữa. Có những người chỉ vì một chút lơ là chủ quan khi tham gia giao thông mà khiến cả cuộc đời phải sống trong tật nguyền vừa tốn kém về tiền bạc, vật chất bởi hoàn cảnh mỗi gia đình là khác nhau có nhà có đủ điều kiện chữa trị có nhà thì không. Hay có những vụ tai nạn gây ra tử vong tại chỗ, đây là một nỗi mất mát lớn một nỗi đau lớn dành cho gia đình người thân. Và còn rất nhiều hậu quả khác nữa mà chúng ta không lường trước được.
Chính vì vậy ngay khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải cố gắng học tập và tìm hiểu để biết luật lệ khi tham gia giao thông. Cần nhận thức rõ hơn ý thức của mình đối với nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân về tầm quan trọng của việc tham gia giao thông. Khi tham gia giao thông cần chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đi đúng đường quy định, không đi ngược chiều. Không đi xe máy khi chưa có bằng, trong người có nồng độ cồn, cần đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, không vượt đèn đỏ, khi đi cần quan sát xung quanh đặc biệt là những đoạn đường cua hay ngã ba, ngã tư. Đi đúng phần đường và quan sát đèn dành cho người đi bộ. Và khi đi đường chúng ta cần phải biết giúp đỡ người khác khi qua đường như cụ già, trẻ em nhỏ. Cần nâng cao ý thức hơn nữa về trách nhiệm của bản thân khi tham gia giao thông và tuyên truyền cho mọi người biết về tác hại của tai nạn giao thông để mọi người cùng chung tay giảm thiểu tai nạn giao thông.
Vấn đề chấp hành và tìm hiểu luật giao thông nó không những quan trọng đối với các bạn học sinh, giới trẻ mà nó còn quan trọng đến tất cả mọi người sống trên đất nước này. Chính như vậy mỗi con người cần có trách nhiệm hơn nữa về bản thân, gia đình và xã hội. Muốn sống trong một xã hội tốt đẹp thì đó là điều quan trọng để có thể làm thay đổi làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Bởi đây là trách nhiệm chung đặc biệt là nhà nước các cơ quan chức năng cần làm chặt chẽ và xử phạt nghiêm khắc với những đối tượng vi phạm khi tham gia giao thông. Đề ra những những luật lệ mới và làm nhiều các cuộc vận động tuyên truyền ở nhà trường, địa phương về tác hại của tai nạn giao thông để mọi người ý thức rõ hơn và chấp hành đúng luật khi tham gia giao thông.
Hãy cùng nhau nâng cao ý thức tự giác khi tham gia giao thông nhé mọi người. Khi thấy người khác làm chưa đúng chúng ta hãy nói cho họ hiểu tác hại của việc vi phạm và hậu quả đáng tiếc mà tai nạn giao thông đem lại. Có những gia đình phải sống trong đau khổ và ám ảnh về tai nạn giao thông. Khi bạn giúp một người đồng nghĩa bạn đã cứu sống một người rồi đó. Có người từng nói “ an toàn là bạn tai nạn là thù” vì thế đừng ngần ngại khi giúp đỡ người khác. Cũng có thể bạn giúp người này thì mai kia bạn có gặp khó khăn thì sẽ có người khác lại giúp bạn.
Đặc biệt là các bạn trẻ hãy suy nghĩ và cùng hành động để chung tay giảm thiểu tai nạn giao thông. Để cuộc sống ta tươi đẹp hơn, nhiều niềm vui tiếng cười và làm cho cuộc sống của mỗi người có ý nghĩa hơn.
Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông – Bài làm 3
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Bác Hồ đã chỉ ra rằng : Cái đói, cái dốt là giặc. Trong suốt mấy chục năm qua, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã không ngừng nỗ lực đấu tranh diệt giặc đói, giặc dốt. Thành tựu xóa đói giảm nghèo của Việt Nam được dư luận quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đất nước cũng đã xuất hiện nhiều tiêu cực, mặt trái, trong đó TNGT là một ví dụ.
Theo Quỹ Phòng chống thương vong châu Á, bình quân mỗi ngày tại Việt Nam có khoảng 35 người chết vì TNGT. Mỗi năm, số người chết vì TNGT cả chục ngàn người. Nhiều vụ TNGT thảm khốc càng khiến cho dư luận không khỏi suy ngẫm về tình trạng “giặc’’ TNGT ở nước ta.
Nhiều người nước ngoài đến Việt Nam cũng bày tỏ sự lo ngại về tình trạng mất an toàn giao thông mỗi khi ra khỏi nhà. Qua đó, đủ cho thấy, TNGT đã khiến những người khách nước ngoài cảm thấy bất an. Khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam càng gia tăng. Tuy nhiên, nhiều người chỉ đến một lần và không hẹn ngày tái ngộ. Một trong những nguyên nhân khiến du lịch Việt Nam kém phát triển là do tình trạng giao thông hỗn loạn. Một ngày “giặc” TNGT còn hoành hành thì không chỉ ngành du kịch bị ảnh hưởng mà nó còn là hiểm họa gieo rắc nỗi đau cho mỗi gia đình và cho cả xã hội.
Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề TNGT đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà nó gây ra. Vậy tuổi trẻ học đường – thế hệ tương lai của đất nước – có suy nghĩ và có thể làm gì để góp phần giảm thiểu TNGT?
Những thực tế đau buồn về tình hình TNGT đã phản ánh tầm quan trọng của vấn đề : Mỗi ngày qua đi có tới hơn 30 người chết và bị thương do TNGT gây ra. Từng ngày, từng giờ có hàng trăm vụ tai nạn, theo đó là hàng chục thiệt hại,…Và đáng buồn thay, trong số những vụ tai nạn ấy, có nhiều vụ là hậu quả của những học sinh, sinh viên gây ra. Mặt khác, cũng không ít học sinh – sinh viên là nạn nhân đau thương của nhiều vụ TNGT thảm khốc.
TNGT gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Các gia đình mất đi những người thân, xã hội mất đi những thành viên, những bàn tay lao động. Mất đi vì bệnh tật, vì tuổi già đã đành một lẽ, nhưng mất đi vì TNGT – thì thật đau xót. May mắn hơn có người chỉ bị thương. Nhưng trong số ấy cũng có người phải mang bất hạnh suốt đời : bị mất một phần thân thể, bị liệt, phải sống đời sống thực vật,…
TNGT có nhiều nguyên nhân phức tạp. Trước hết là do ý thức và khả năng của người tham gia giao thông. Khi đi đường, nhiều người bất chấp đèn báo, gặp đèn vàng, đèn đỏ vẫn ung dung “thẳng tiến”. Như vậy hỏi sao không tai nạn, hỏi sao không nguy hiểm? Lại có những bác tài lái ô tô được mệnh danh là “tổ lái” : lạng lách, vượt đèn đỏ,…là chuyện “cơm bữa”. Rồi uống rượu, ngủ gật cũng không phải chuyện hiếm. Họ không ý thức được trách nhiệm phải đảm bảo an toàn cho hàng chục con người đang ngồi phía sau “vô lăng” của họ.
Cũng cần chú ý đến số đối tượng không có bằng lái nhưng vẫn điều khiển xe máy, ô tô. Trong đó phần nhiều là những thanh niên còn đang tuổi học sinh : tay lái yếu, phản xạ kém nên việc tham gia giao thông còn nhiều hạn chế. Nguy hiểm hơn có những học sinh tổ chức đua xe trái phép. Tai nạn không chỉ xảy ra đối với họ mà còn cho cả những người vô tội khác.
Ở nước ta tai nạn còn do sự thiếu hiểu biết về luật giao thông đường bộ, cơ sở vật chất chưa được đảm bảo. Luật giao thông chưa phổ biến sâu rộng đến người dân. Họ rất hồn nhiên đem rơm rạ, thóc lúa rải lên đường quốc lộ để …phơi. Họ vô tư không kém khi lái xe đạp sang phần đường dành cho xe ô tô, xe máy vì …rộng và thoáng hơn.
Cơ sở vật chật cho giao thông cũng là nguyên nhân quan trọng. Chất lượng phương tiện giao thông của chúng ta còn kém. Cùng với đó là hệ thống đường xá, cầu cống chưa đảm bảo. Có những quãng đường quốc lộ loang lỗ những vết “may vá” đắp đổi, rồi hầm hố,…Chưa hết, báo chí vài năm nay còn đưa những bài gây sốc vì bài ca “đào lên lấp xuống” của những con đường. Có những con đường mùa nóng thì bụi ngất trời, mùa mưa thì như đi vào vùng đầm lầy Châu Mỹ. Ôi, những con đường!
Trước thực tế đáng buồn ấy, tuổi trẻ học đường có thể làm gì để góp phần giảm thiểu TNGT?
Trước hết, công việc vô cùng cần thiết là tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường, lớp và có sự tìm hiểu đầy đủ hơn về vấn đề này. Chúng ta là thế hệ tương lai của đất nước, nên hơn ai hết chúng ta cần có sự hiểu biết về giao thông để có thể làm chủ vấn đề ATGT, không để tai nạn xảy ra ngoài ý muốn.
Có hiểu biết về pháp luật, chúng ta cũng cần tuyên truyền luật giao thông cho những người xung quanh. Đó có thể là trao đổi vời người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về ATGT, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo ATGT,…Thực tế cho thấy, nhiều đội thanh niên tình nguyện đã góp phần rất lớn vào việc giảm thiểu những vụ tắt đường, việc xử lì vi phạm giao thông,.. Hiệu quả của tuổi trẻ khi tham gia vào công việc này đã khẳng định thế hệ chúng ta đang phát huy vai trò xung kích của mình trong cuộc sống.
TNGT là mối họa vô hình khó đoán định của số phận con người. Vậy nên ATGT là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức,.. cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu TNGT.
Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông – Bài làm 4
Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình.
Nhưng hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn phần lớn là do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu…
Một mặt, đó là chất lượng đường sá kém và nguyên nhân là do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu. Mặt khác chúng ta phải lên án những kẻ chỉ vì các lợi ích cá nhân mà quên đi tính mạng, sự an toàn của người đi đường. Trên đường quốc lộ, đường lớn vẫn còn những kẻ rải đinh xuống lòng đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thay lốp. Họ không hiểu hết được sự nguy hiểm của việc làm đó, với tốc độ cao như vậy những người tham gia giao thông khi bị thủng săm đột ngột sẽ bị văng người ra khỏi xe và nguy cơ tử vong là rất lớn.
Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào trong dòng lệ vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha âu yếm vỗ về, bảo ban dạy dỗ trên đường đời. Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội.
Hàng năm, nhà nước đã bỏ ra hàng tỉ đồng để nâng cấp các cơ sở giao thông, đường sá cầu cống phục vụ cho việc đi lại an toàn ở mọi nơi. Nhưng số tiền đó lại không được dùng hết, vậy thì nó rơi vào đâu? Phải chăng, số tiền đó đã rơi vào túi những kẻ rút lõi công trình, rút lõi vật tư để làm giàu cho mình. Đó là những kẻ vô lương tâm vì lợi ích bản thân mà quên đi sự an toàn chung cho xã hội.
Một vấn đề cũng đang gây sự chú ý và bị lên án rất nhiều đó là tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên – những người chủ tương lai đất nước. Đó là những thanh niên đua đòi với bản tính “con nhà giàu” cùng với sự rủ rê của bạn bè, họ sẵn sàng đánh cược với tính mạng của mình. Nhìn những chiếc xe SH, @, FX500 phi như bay trên những con đường lớn ta không khỏi xót xa cho họ. Chỉ vì quá được nuông chiều, thiếu sự bảo ban của cho mẹ mà họ đã phải trả giá đắt. Những tai nạn xảy ra là điều chắc chắn, nhẹ thì sứt đầu mẻ trán, gẫy tay gẫy chân. Nặng thì họ phải mãi mãi rời xa cuộc đời. Lý do vì đâu cũng là ở nhận thức của thanh niên. Họ chưa biết suy nghĩ đúng về những cái lợi hại của việc mình đã làm. Những bậc cha mẹ khi con mình xảy ra tai nạn, nhận ra thì đã quá muộn, tại sao họ sắm cho con những chiếc xe thật tốt, phân khối thật lớn để chúng đi đua. Họ làm ra nhiều tiền rồi cũng nhận ra khi mất đứa con thì tiền bạc cũng chẳng giải quyết được gì. Họ hối hận vì tại sao ngay từ đầu không bảo ban con cái mình.
Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội.