05/02/2018, 12:22

Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong học tập – Bài tập làm văn số 2 lớp 12

Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong học tập – Bài tập làm văn số 2 lớp 12 5 (100%) 1 đánh giá Xem nhanh nội dung1 Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong học tập – Bài làm 1 2 Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong học tập – Bài làm 2 3 Nghị luận xã hội về bệnh thành ...

Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong học tập – Bài tập làm văn số 2 lớp 12 5 (100%) 1 đánh giá Xem nhanh nội dung1 Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong học tập – Bài làm 1 2 Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong học tập – Bài làm 2 3 Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong học tập – Bài làm 3 4 Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong học tập – Bài làm 4 Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong học tập – Bài làm 1 Thành tích đã trở thành thứ mà nhiều người theo đuổi,có những người theo đuổi nó bằng đam mê bằng trái tim nhưng cũng có những người bất chấp làm mọi thứ để có thành tích cho riêng bản thân mình. Nhiều người vẫn quen gọi nó là bệnh thành tích mà đang từng ngày, từng giờ gây ra những tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội.không chỉ xuất hiện ở một lĩnh vực của cuộc sống mà hầu hết các mặt của đời sống xã hội. Thành tích vốn là một thứ mà ngươi ta dùng để tuyên dương những người có đóng góp cho xã hội hoặc những con người đạt được kết quả tốt trong quá trình thi đua, nhưng đâu đó nó lại trỏ thành một con dao hai lưỡi gây ra những hậu quả nặng nề, cản trở rất nhiều tới quá trình phát triển của đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiều người có thể bất chấp mọi hành vi thủ đoạn để có được thành tích để được tuyên dương hời hợt mà thực chất họ có thể không đạt được. Nó dần dần trở thành một căn bệnh mà ngày càng đi sâu và lan truyền tới cuộc sống của toàn xã hội. Nguyên nhân sâu xa của “Bệnh thành tích” chính là thói xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ mà từ ngày xưa, người lao động đã chê cười và phê phán. Trong xã hội, không ít người thực sự chẳng có gì tốt đẹp mà lại thích bịa đặt ra cái hay cái đẹp… để tự dối mình, lừa người. Rồi cấp dưới muốn được khen thưởng, được thăng chức thì phải nghĩ cách lừa dối cấp trên bằng những “thành tích” chỉ mang tính tượng trưng chứ cụ thể nó không mang lai một kết quả tốt đẹp mà chúng ta vẫn thường thấy. Bệnh thành tích” thường nảy sinh ở những người không có thực tài nhưng lại thích được người khác tán dương và tìm mọi cách đánh bóng tên tuổi để thỏa mãn thói háo danh, để không bị “thua chị kém em”. Trong xã hội hiện nay, khi mọi thứ càng phát triển thì “bệnh thành tích” lây lan càng nhanh, càng rộng. Đồng tiền có ma lực kì diệu có thể lôi kéo con người có thể bỏ qua lòng tự trọng của bản thân bằng mọi giá có được thành tích và nhận những khoản tiền thưởng mà lẽ ra họ không xứng đáng được nhận. Chúng ta có thể thấy bệnh thành tích lan rộng ở mọi mặt của đời sống chẳng hạn như trong giáo dục, hiện tương ngồi nhầm lớp vẫn diễn ra nhiều, tỉ lệ học sinh khá giỏi được tăng lên một mức không tưởng, còn có những thứ mà nhà trường chạy theo ví dụ như cơ sở vật chất hay số lượng học sinh yếu kém thật sự không được tiết lộ vì sợ ảnh hưởng tới uy tín của trường. Chính vì thế khi sự thật được phơi bày con số đưa ra là cả một vấn đề đáng lo ngại, gây ảnh hưởng xấu và cả việc đánh giá tinh hình chung để thay đổi hướng đào tạo cũng như phương pháp. Bệnh thành tích dẫn tới những hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật. Nếu hiện tượng tiêu cực này không sớm chấm dứt thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu tới việc đào tạo nhân tài cho đất nước mai sau.Nói “Không với tiêu cực” hiện đang là khẩu hiệu, là mục tiêu phấn đấu của ngành giáo dục. Tính khả thi của nó đến đâu còn phụ thuộc vào quyết tâm của tất cả mọi người để có được một nền giáo dục nghiêm túc và chất lượng cao. Không những xảy ra ở giáo dục mà một điều đáng buồn về xây dựng kinh tế, số hộ nghèo vì phục vụ cho việc nói dối để có thành tích mà cũng trở thành một điều đáng buồn. Tỉ lệ hô nghèo cao chứng tỏ bệnh thành tích chỉ mang lại những giá trị ảo cho những người hoang tưởng tới những điều tốt đẹp mà họ đang tưởng tượng. Trong lĩnh vực công nghiệp, nhiều xí nghiệp, nhà máy quốc doanh làm ăn “lời giả lỗ thật”, năm nào Nhà nước cũng phải bù lỗ rất nhiều nhưng Ban Giám đốc vẫn cố tình “bịa” ra thành tích để được thăng quan tiến chức. “Bệnh thành tích” trong lĩnh vực giao thông, hàng chục cây cầu, mấy chục con đường, hàng trăm công trình tầm cỡ quốc gia … được xây dựng cho kịp tiến độ nhưng không đạt yêu cầu về mặt chất lượng, gây lãng phí rất lớn về công sức và tiền bạc của Nhà nước. “Bệnh thành tích” gây ra những tác hại khôn lường, cản trở quá trình phát triển của đất nước. Thí dụ như một tập thể hay một cá nhân khi đã nhiễm “bệnh thành tích” thì chỉ có thể làm ra những sản phẩm kém chất lượng mà thôi. Bởi cái họ theo đuổi chỉ mang mác thành tích chứ không phải là chất lượng. “Bệnh thành tích” còn dẫn đến sự thoái hóa nhân cách, khiến con người trở nên thiếu trung thực, dối trá, thích sống bằng ảo tưởng. Để đẩy lùi bệnh thành tích trong xã hội hiện nay cần có những biện pháp tích ực và triệt để nhằm đẩy lùi và chữa dứt điểm căn bệnh này. Muốn làm được điều đó, các cấp các ngành phải đồng bộ ra tay, đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra để kịp thời phát hiện những thành tích “ảo” và những “chuyên gia tạo thành tích ảo”. Không những thế phải đưa ra hình phạt thích đáng đối với những kẻ cố tình sai phạm, dẫn tới thiệt hại to lớn cho xã hội thì Nhà nước. Mặt khác, cần nâng cao biện pháp giáo dục, tuyên truyền thường xuyên để nâng cao nhận thức của mọi người về hậu quả của căn bệnh này. Chính vì những thiệt hại mà Bệnh thành tích gây ra,chúng ta phải nhận thức được rằng “bệnh thành tích” là một hiện tượng tiêu cực gây ra nhiều tác hại ghê gớm khôn lường. Cho nên trong hoàn cảnh đất nước ta đã mở cửa giao lưu và hội nhập với toàn thế giới, mỗi công dân phải có thái độ nghiêm túc và trung thực trước mọi vấn đề của bản thân, của cuộc sống và xã hội; thấy được mặt mạnh để phát huy, mặt yếu để khắc phục. Xã hội sẽ phát triển vững mạnh hơn nếu có những người vươn lên từ chính mình và tạo ra những thứ kì diệu. Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong học tập – Bài làm 2 Học tập là một trong những sự nghiệp quan trọng hàng đầu của mỗi người. Mục đích căn bản của việc học tập là để tích lũy, làm giàu vốn tri thức của mỗi người. Tuy nhiên, quá trình tiếp thu và làm giàu vốn tri thức cho bản thân ấy đã bị biến thành những cuộc đua của các cơ sở đào tạo, các trường học để chạy theo những con số, những danh hiệu, chạy theo thành tích đôi khi không có thật. Cuộc chạy đua đó được gọi là “bệnh thành tích”, một căn bệnh nan y của tất cả cách ngành các ngành, các lĩnh vực xã hội hiện nay và đặc biệt nó phát bệnh mạnh mẽ trong học tập nói riêng và ngành giáo dục nói chung. Thành tích vốn dĩ có một ý nghĩa vô cùng tích cực, đó là kết quả tốt đẹp của cá nhân hay tập thể đạt được, được xã hội công nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, bất chấp tất cả, bỏ qua thực tế, lương tâm, đạo đức để chạy theo thành tích thì đố lại là một vấn nạn, một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Thật đáng buồn là hiện nay, xã hội ta có rất nhiều người không tránh khỏi sự cám dỗ của hai chữ “thành tích” để rồi mắc phải căn “bệnh thành tích” từ lúc nào không hay. Bệnh thành tích đang ngày ngày len lỏi trong từng ngóc ngách của đời sống đặc biệt trong giáo dục. Biểu hiện chính là hiện tượng ngồi nhầm lớp vẫn diễn ra, tỷ lệ học sinh khá giỏi được tăng lên theo mức độ không tưởng, còn có những thứ mà nhà trường chạy theo như cơ sở hạ tầng, số lượng học sinh yếu kém, nạn bạo lực học đường không được nhà trường công khai vì sợ ảnh hưởng đến thành tích, hình ảnh của trường. Điều đó cho thấy, học tập hiện nay không phải lấy kiến thức mà là lấy điểm số, lấy thành tích, nó được thể hiện qua hiện tượng “ học giả bằng thật” mua bằng, thi hộ, học hộ,… tại các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay. Tất cả năng lực thể hiện qua điểm số của mỗi người, mỗi người bị những con số đè nặng lên tâm lý, óc sáng tạo, nó thực sự đang đốt cháy tài năng của mỗi người. Những bài kiểm tra, đánh giá dày đặc, dập khuôn, không có sự sáng tạo, đổi mới, tuân theo một quy luật tuyệt đối, cũ rích đang ăn mòn từng ngày tài năng của mỗi người. Để chạy theo thành tích, các nhà giáo dục ngại đột phá trong cải cách, để có được thành tích cao học sinh ngại sáng tạo,ngại cố gắng. Đó chính là cách mà con sâu thành tích đang ngày ngày đục khoét chất xám, tài năng và tương lai của bao thế hệ học sinh, sinh viên chúng ta. Chất xúc tác nào khiến cho bệnh thành tích tồn tại và lây lan nhanh đến vậy? Nguyên nhân ở ngay chính chúng ta. Ông cha ta ngày xưa có câu: “ thói xấu hay làm, dốt hay nói chữ, biến không thành có, biến xấu thành tốt…” ý nghĩa của nó chính là đề cao quá đề cao cái hiện tượng, biến cái hiện tượng thành cái bản chất, làm giả cái bản chất để đạt được mục đích của mình. Chính vì thế có thể nói, nguyên nhân khách quan dẫn đến bệnh thành tích là do sự phát triển của xã hội, do sự cám dỗ của danh lợi, của đồng tiền, do áp lực từ nhiều phía khiến cho con người ta chìm đắm trong cái hư vinh mà bệnh thành tích tạo ra. Đồng thời,, nguyên nhân chủ quan của bệnh thành tích, do sự thiếu hiểu biết, trình độ kém, thái độ thiếu trung thực không dám nhìn thẳng vào khả năng của mình, ảo tưởng về năng lực cảu bản thân, do trình độ bản lĩnh chính trị chưa vững vàng dễ bị lôi kéo, dụ dỗ dẫn đến ngày càng lún sâu vào căn bệnh thành tích. Điều gì sẽ xảy ra nếu bệnh thành tích trong học tập vẫn tiếp tục “ăn sâu bám rễ” lấy chúng ta. Nếu bệnh thành tích không được diệt bỏ tận gốc sẽ gây nên hậu quả không thể lường trước được. Thứ nhất, bệnh thành tích tạo nên những giá trị ảo cho mỗi người, nó tô hồng cuộc sống khiến cho xã hội, con người chậm phát triển, ỷ lại. Thứ hai, nó dẫn đến sự thoái hóa nhân cách, con người sống thiếu trung thực, thực dụng, hám tài hám lợi, ảo tưởng về bản thân, về năng lực của mình. Ví dụ, vì muốn có học bổng mà bạn chép bài, sử dụng tài liệu trong thi cử như vậy là gian lận, là thiếu trung thực trong học tập, nếu nhiều lần tái phạm thì sẽ khiến cho nhân cách của bạn trở nên lệch lạc, năng lực của bạn ngày càng bị ăn mòn. Vậy đơn thuốc nào để trị bệnh thành tích tận gốc? Để không bị cám dỗ bởi thế giới màu hồng mà bệnh thành tích tạo nên. Đầu tiên, các cơ quan có thẩm quyền, các nhà chức trách phải có biện pháp kịp thời, nhanh chóng, tích cực, nghiêm mình trong việc xử lý các biểu hiện của bệnh thành tích trong giáo dục nói chung và học tập nói riêng. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, già soát những cơ quan, tập thể, cá nhân cố tình tạo gia những thành tích “ảo” gây tổn thất đến đất nước. Nâng cao giáo dục, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để năng cao nhận thức của mọi người về căn bệnh này. Đồng thời, phát động các phong trào, chiến dịch như “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” … đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến công chúng. Tóm lại, mỗi chúng ta cần phải có nhận thức sâu sắc về bệnh thành tích và tác hại của nó đối với cá nhân mỗi người và toàn xã hội ra sao. Để từ đó không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, tâm lý trong việc chống lại những cám dỗ mà bệnh thành tích gây nên. Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong học tập – Bài làm 3 Ai trong chúng ta ai cũng có một ước mơ, một khát khao, hoài bão nào đó, và trên con đường thực hiện ước mơ chúng ta luôn mong muốn đạt được thành tích. Thành tích là mục đích là đích đến mà chúng ta luôn luôn theo đuổi. Những thành tích phải đạt được do chính nỗ lực của chúng ta do mồ hôi công sức của chúng ta thì thành tích đó mới đáng trân trọng còn thành thích có được không đúng thực lực thì chỉ là thành tích ảo. Bệnh thành tích đang là một vấn nạn chung của đất nước ta nói chung và của ngành giáo dục nói riêng. Bệnh thành tích đang từng ngày từng giờ hủy hoại đất nước ta trên mọi lĩnh vực người ta thi nhau làm láo báo cáo thì hay, với những khuyết điểm thì họ không chịu nhận sai lầm mà cho đó là lỗi nhỏ chỉ cần nhắc nhở, cảnh cáo là xong. Trong khi đó, khi làm được việc gì dù đáng ra là trách nhiệm họ cần làm thì họ lại cho đó là thành tích là điều cần được nêu gương khen thưởng tăng lương tăng chức mới xứng đáng. Một bác sĩ chữa bệnh cứu người là trách nhiệm nên làm, nhưng khi cứu được người thì phải đòi bồi dưỡng, báo cáo lên cấp trên như một thành tích huy hoàng, khó thấy… Trong giao dục bệnh thành tích đang giết chết nhiều thế hệ mầm non tương lai. Nhiều em học sinh học xong cấp một mà cộng trừ số học còn không nổi, viết cái tên mình không xong. Bố mẹ em học sinh này đến xin nhà trường cho em được ở lại lớp 5 để học lại nhưng nhà trường và cô giáo chủ nhiệm không cho, quyết tâm cho em lên lớp 6 bởi nếu em đó ở lại lớp, ở lại trường sẽ làm ảnh hưởng tới thành tích của lớp của trường khi báo cáo lên huyện lên tỉnh … Bệnh thành tích khiến cho những em đi thi quốc tế có khi đỗ nhưng về thi THPT lại không qua bởi các em chỉ được các thầy cô ôn luyện cho duy nhất một môn học để đi thi Olympic phải được giải còn những môn khác không cần học, cho nên việc các em học tủ, học lệch là chuyện dễ hiểu. Bệnh thành tích khiến cho các em trở nên ảo tưởng về sức mạnh của chính mình, thực lực mình chưa giỏi nhưng đã được vào thành phần học sinh giỏi kiến các em ngộ nhận và không còn tiếp tục phấn đấu. Bệnh thành tích kiến các em gian dối trong thi cử bởi ai cũng giỏi hết mà mình không được giỏi thì cha mẹ la mắng, bạn bè cười chê, vì vậy các em tìm cách gian lận để được thành tích cao. Bệnh thành tích khiến cho hình ảnh thầy cô trở nên xấu xí trong mắt học trò của mình, thành tấm gương mờ , làm hỏng cả một thế hệ sinh viên học sinh. Thầy cô mà con gian dối, thành tích thì học sinh biết lấy ai dạy điều hay lẽ phải Nguyên nhân của bệnh thành tích chính là do tư tưởng “Tốt khoe xấu che” của người Việt Nam chúng ta. Cái gì tốt đẹp họ sẽ trưng ra cho thiên hạ biết để được nở mày nở mặt. Còn cái gì xấu họ sẽ ém nhẹm giấu đi để người khác không chê cười mình. Trong xã hội nhiều người còn đang sống ảo, thường xuyên nói dối người khác rằng mình hay mình đẹp để được nhận những lời tán dương từ xã hội. Nguyên nhân khác đó là do lợi ích kinh tế, muốn được thăng quan tiến chức, được tăng lương thì phải có thành tích tốt, nên nhiều người đã nghĩ ra cách làm những thành tích ảo để báo cáo lên cấp trên. Nói không thành có, gian dối. Bệnh thành tích làm căn bệnh nan y khó chữa nhưng chúng ta vẫn phải tìm cách chữa và tiêu diệt tận gốc rễ có như thế đất nước chúng ta mới phát triển bền vững giàu mạnh thực sự được. Nếu để bệnh thành tích còn tiếp tục phát triển thì Việt Nam sẽ ngày càng tụt lùi, lạc hậu sẽ không bao giờ có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ đã dặn trước đây. Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hay nói không với bệnh thành tích hãy cố gắng đạt thành tích cao bằng chính sự chăm chỉ học tập, bằng khối óc và tư duy của mình không vì thành tích mà gian dối trong thi cử. Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong học tập – Bài làm 4 Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Và ngay từ bây giờ, học sinh- được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường đang hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Vâng, đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục. Thật vậy, học sinh đến trường học qua loa đối phó, nưng điểm số và kết quả học tập thì rất cao- đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “ chuộng” thành tích. Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trước lối học của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì vở vất đầu giường. Thế nhưng, hok hiểu sao cứ đến kì thi lại có hok ít người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy?Thật là khó lí giải. Họ thông minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao à. Và rồi khi bước vào kì thi đại hoc thật sự, kết quả lại khiến nhiều người sửng sốt, bất ngờ. Có chăng chỉ là những học sinh tiêu biểu đó đã gặp may mắn trong khi quay cóp, tài liệu hay là do thái độ ỷ lại vào bạn bè, sự dễ dãi của một số thầy cô trong các kì thi,… Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ xô đi học một giáo viên A, B,.. nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi, giảng hay mà còn vì giáo vien đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trò “ tại gia” của mình. Xin nói thẳng chính vì thương kiểu đó mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương học sinh của mình mà đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của hcọ sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêmt hì sẽ dễ dàng với việc học, thi, kiểm tra. Thật là sai lầm! Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không htể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó… Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng. Trong kì thi đại học vừa qua đã có không ít “ sĩ tử” thành “tử sĩ” chỉ vì học không đúng với bản thân, hổng kiến thức trầm trọng, thế nhưng trong các năm học trứoc hay thi tốt nghiệp vẫn luôn là “ giỏi”. Chính lúc bước vào kì thi chung của cả nước, kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mới được thể hiện thật sự chính xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khoé, học giả dối thì phải nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “ học tyài thi phận”. Không biết rằng trước kết quả đáng buồn của học sinh mình, thầy cô có hối hận hay không, vì đã quá dễ dãi trong việc dạy dỗ học sinh của mình. Chắc mọi người vẫn chưa quên vụ” chạy trường, lớp điểm” ở trường Lê Quý Đôn vừa qua gây xôn xao trong bộ giáo duc và cả xã hội hay là kì thi tốt nghiệp năm ngoái có trường thi tốt nghiệp đạt o%, tức là không một học sinh nào đậu. Không biết là nên thất vọng bao nhiêu cho đủ đây, trước hậu quả mà bệnh thành tích đã gây ra trong nhà trường. Tuy nhiên, nói cho công bằng trách nhiệm cũng không nên đỏ hết cho thầy cô, đó còn là sự học buông thả của một số học sinh, không chuyên tâm vào học hành, chỉ biết học đối phó, qua loa và cách dạy có thể chưa hợp lí, làm học sinh thích thú… Không thể để khối u nhột- bệnh thành tích này hoành hành và phát triển trong học đường. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú nên hạn chế những lối học “thầy đọc, trò chép” khô khan. Hơn hết quan trọng nhất là ý thức của mỗi hcọ sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có thể khó khăn nhưng về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm số tốt xứng đáng với sức mình bỏ ra. Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang páht động cuộc vận động “Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu hiệu “Ba không” trong học đường…Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng ứng một cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn bệnh thành tích trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành những người kế thừa và phát triển đất nước. bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”. Quyết tâm bài trừ bệnh thành tích trong nhà trường. Từ khóa tìm kiếm:bai van mau 11 hay phan tich benh thanh tichbệnh thành tích trong học tậphuong dan viet bai tap lam van nghi luan xxa bai ve benh thanh tich trong giao ducnghị luận về tình trạng chạy theo điểm sốNghị luận về vấn đề bệnh thành tích trong học tập ở học sinhvan mau de 2 phan tich benh thanh tich Bài viết liên quanTuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông – Bài tập làm văn số 2 lớp 12Tình thương là hạnh phúc của con người – Bài tập làm văn số 2 lớp 12Đề luyện thi đại học môn Sinh học số 16Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 12 Dao động tắt dần – Dao động cưỡng bức (phần 1)Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ của “học” và “hành” – Bài tập làm văn số 6 lớp 8Đề kiểm tra học kì 1 Vật lý lớp 10Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 12 Đại cương về dòng điện xoay chiềuBài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 11 Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tiết 2)

Xem nhanh nội dung

Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong học tập – Bài làm 1

Thành tích đã trở thành thứ mà nhiều người theo đuổi,có những người theo đuổi nó bằng đam mê bằng trái tim nhưng cũng có những người bất chấp làm mọi thứ để có thành tích cho riêng bản thân mình. Nhiều người vẫn quen gọi nó là bệnh thành tích mà đang từng ngày, từng giờ gây ra những tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội.không chỉ xuất hiện ở một lĩnh vực của cuộc sống mà hầu hết các mặt của đời sống xã hội. 

Thành tích vốn là một thứ mà ngươi ta dùng để tuyên dương những người có đóng góp cho xã hội hoặc những con người đạt được kết quả tốt trong quá trình thi đua, nhưng đâu đó nó lại trỏ thành một con dao hai lưỡi gây ra những hậu quả nặng nề, cản trở rất nhiều tới quá trình phát triển của đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiều người có thể bất chấp mọi hành vi thủ đoạn để có được thành tích để được tuyên dương hời hợt mà thực chất họ có thể không đạt được. Nó dần dần trở thành một căn bệnh mà ngày càng đi sâu và lan truyền tới cuộc sống của toàn xã hội.

Nguyên nhân sâu xa của  “Bệnh thành tích”  chính là thói xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ mà từ ngày xưa, người lao động đã chê cười và phê phán. Trong xã hội, không ít người thực sự chẳng có gì tốt đẹp mà lại thích bịa đặt ra cái hay cái đẹp… để tự dối mình, lừa người. Rồi cấp dưới muốn được khen thưởng, được thăng chức thì phải nghĩ cách lừa dối cấp trên bằng những “thành tích” chỉ mang tính tượng trưng chứ cụ thể nó không mang lai một kết quả tốt đẹp mà chúng ta vẫn thường thấy.

 Bệnh thành tích” thường nảy sinh ở những người không có thực tài nhưng lại thích được người khác tán dương và tìm mọi cách đánh bóng tên tuổi để thỏa mãn thói háo danh, để không bị “thua chị kém em”. Trong xã hội hiện nay, khi mọi thứ càng phát triển thì “bệnh thành tích” lây lan càng nhanh, càng rộng. Đồng tiền có ma lực kì diệu có thể lôi kéo con người có thể bỏ qua lòng tự trọng của bản thân bằng mọi giá có được thành tích và nhận những khoản tiền thưởng mà lẽ ra họ không xứng đáng được nhận.

Chúng ta có thể thấy bệnh thành tích lan rộng ở mọi mặt của đời sống  chẳng hạn như trong giáo dục, hiện tương ngồi nhầm lớp vẫn diễn ra nhiều, tỉ lệ học sinh khá giỏi được tăng lên một mức không tưởng, còn có những thứ mà nhà trường chạy theo ví dụ như cơ sở vật chất hay số lượng học sinh yếu kém thật sự không được tiết lộ vì sợ ảnh hưởng tới uy tín của trường. Chính vì thế khi sự thật được phơi bày con số đưa ra là cả một vấn đề đáng lo ngại, gây ảnh hưởng xấu và cả việc đánh giá tinh hình chung để thay đổi hướng đào tạo cũng như phương pháp. Bệnh thành tích dẫn tới  những hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật. Nếu hiện tượng tiêu cực này không sớm chấm dứt thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu tới việc đào tạo nhân tài cho đất nước mai sau.Nói “Không với tiêu cực”  hiện đang là khẩu hiệu, là mục tiêu phấn đấu của ngành giáo dục. Tính khả thi của nó đến đâu còn phụ thuộc vào quyết tâm của tất cả mọi người để có được một nền giáo dục nghiêm túc và chất lượng cao.

 Không những xảy ra ở giáo dục mà một điều đáng buồn về xây dựng kinh tế, số hộ nghèo vì phục vụ cho việc nói dối để có thành tích mà cũng trở thành một điều đáng buồn. Tỉ lệ hô nghèo cao chứng tỏ bệnh thành tích chỉ mang lại những giá trị ảo cho những người hoang tưởng tới những điều tốt đẹp mà họ đang tưởng tượng. Trong lĩnh vực công nghiệp, nhiều xí nghiệp, nhà máy quốc doanh làm ăn “lời giả lỗ thật”, năm nào Nhà nước cũng phải bù lỗ rất nhiều nhưng Ban Giám đốc vẫn cố tình “bịa” ra thành tích để được thăng quan tiến chức. “Bệnh thành tích” trong lĩnh vực giao thông, hàng chục cây cầu, mấy chục con đường, hàng trăm công trình tầm cỡ quốc gia … được xây dựng cho kịp tiến độ nhưng không đạt yêu cầu về mặt chất lượng, gây lãng phí rất lớn về công sức và tiền bạc của Nhà nước.

 “Bệnh thành tích” gây ra những tác hại khôn lường, cản trở quá trình phát triển của đất nước. Thí dụ như một tập thể hay một cá nhân khi đã nhiễm “bệnh thành tích” thì chỉ có thể làm ra những sản phẩm kém chất lượng mà thôi. Bởi cái họ theo đuổi chỉ mang mác thành tích chứ không phải là chất lượng. “Bệnh thành tích” còn dẫn đến sự thoái hóa nhân cách, khiến con người trở nên thiếu trung thực, dối trá, thích sống bằng ảo tưởng.

 Để đẩy lùi bệnh thành tích trong xã hội hiện nay cần có những biện pháp tích ực và triệt để nhằm đẩy lùi và chữa dứt điểm căn bệnh này. Muốn làm được điều đó, các cấp các ngành phải đồng bộ ra tay, đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra để kịp thời phát hiện những thành tích “ảo” và những “chuyên gia tạo thành tích ảo”. Không những thế phải đưa ra hình phạt thích đáng đối với những kẻ cố tình sai phạm, dẫn tới thiệt hại to lớn cho xã hội thì Nhà nước. Mặt khác, cần nâng cao biện pháp giáo dục, tuyên truyền thường xuyên để nâng cao nhận thức của mọi người về hậu quả của căn bệnh này.

 Chính vì những thiệt hại mà Bệnh thành tích gây ra,chúng ta phải nhận thức được rằng “bệnh thành tích” là một hiện tượng tiêu cực gây ra nhiều tác hại ghê gớm khôn lường. Cho nên trong hoàn cảnh đất nước ta đã mở cửa giao lưu và hội nhập với toàn thế giới, mỗi công dân phải có thái độ nghiêm túc và trung thực trước mọi vấn đề của bản thân, của cuộc sống và xã hội; thấy được mặt mạnh để phát huy, mặt yếu để khắc phục. Xã hội sẽ phát triển vững mạnh hơn nếu có những người vươn lên từ chính mình và tạo ra những thứ kì diệu.

Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong học tập – Bài làm 2

Học tập là một trong những sự nghiệp quan trọng hàng đầu của mỗi người. Mục đích căn bản của việc học tập là để tích lũy, làm giàu vốn tri thức của mỗi người. Tuy nhiên, quá trình tiếp thu và làm giàu vốn tri thức cho bản thân ấy đã bị biến thành những cuộc đua của các cơ sở đào tạo, các trường học để chạy theo những con số, những danh hiệu, chạy theo thành tích đôi khi không có thật. Cuộc chạy đua đó được gọi là “bệnh thành tích”, một căn bệnh nan y của tất cả cách ngành các ngành, các lĩnh vực xã hội hiện nay và đặc biệt nó phát bệnh mạnh mẽ trong học tập nói riêng và ngành giáo dục nói chung.

Thành tích vốn dĩ có một ý nghĩa vô cùng tích cực, đó là kết quả tốt đẹp của cá nhân hay tập thể đạt được, được xã hội công nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, bất chấp tất cả, bỏ qua thực tế, lương tâm, đạo đức để chạy theo thành tích thì đố lại là một vấn nạn, một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Thật đáng buồn là hiện nay, xã hội ta có rất nhiều người không tránh khỏi sự cám dỗ của hai chữ “thành tích” để rồi mắc phải căn “bệnh thành tích” từ lúc nào không hay.

Bệnh thành tích đang ngày ngày len lỏi trong từng ngóc ngách của đời sống đặc biệt trong giáo dục. Biểu hiện chính là hiện tượng ngồi nhầm lớp vẫn diễn ra, tỷ lệ học sinh khá giỏi được tăng lên theo mức độ không tưởng, còn có những thứ mà nhà trường chạy theo như cơ sở hạ tầng, số lượng học sinh yếu kém, nạn bạo lực học đường không được nhà trường công khai vì sợ ảnh hưởng đến thành tích, hình ảnh của trường. Điều đó cho thấy, học tập hiện nay không phải lấy kiến thức mà là lấy điểm số, lấy thành tích, nó được thể hiện qua hiện tượng “ học giả bằng thật” mua bằng, thi hộ, học hộ,… tại các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay. Tất cả năng lực thể hiện qua điểm số của mỗi người, mỗi người bị những con số đè nặng lên tâm lý, óc sáng tạo, nó thực sự đang đốt cháy tài năng của mỗi người. Những bài kiểm tra, đánh giá dày đặc, dập khuôn, không có sự sáng tạo, đổi mới, tuân theo một quy luật tuyệt đối, cũ rích đang ăn mòn từng ngày tài năng của mỗi người. Để chạy theo thành tích, các nhà giáo dục ngại đột phá trong cải cách, để có được thành tích cao học sinh ngại sáng tạo,ngại cố gắng. Đó chính là cách mà con sâu thành tích đang ngày ngày đục khoét chất xám, tài năng và tương lai của bao thế hệ học sinh, sinh viên chúng ta.

Chất xúc tác nào khiến cho bệnh thành tích tồn tại và lây lan nhanh đến vậy? Nguyên nhân ở ngay chính chúng ta. Ông cha ta ngày xưa có câu: “ thói xấu hay làm, dốt hay nói chữ, biến không thành có, biến xấu thành tốt…” ý nghĩa của nó chính là đề cao quá đề cao cái hiện tượng, biến cái hiện tượng thành cái bản chất, làm giả cái bản chất để đạt được mục đích của mình. Chính vì thế có thể nói, nguyên nhân khách quan dẫn đến bệnh thành tích là do sự phát triển của xã hội, do sự cám dỗ của danh lợi, của đồng tiền, do áp lực từ nhiều phía khiến cho con người ta chìm đắm trong cái hư vinh mà bệnh thành tích tạo ra. Đồng thời,, nguyên nhân chủ quan của bệnh thành tích, do sự thiếu hiểu biết, trình độ kém, thái độ thiếu trung thực không dám nhìn thẳng vào khả năng của mình, ảo tưởng về năng lực cảu bản thân, do trình độ bản lĩnh chính trị chưa vững vàng dễ bị lôi kéo, dụ dỗ dẫn đến ngày càng lún sâu vào căn bệnh thành tích.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bệnh thành tích trong học tập vẫn tiếp tục “ăn sâu bám rễ” lấy chúng ta. Nếu bệnh thành tích không được diệt bỏ tận gốc sẽ gây nên hậu quả không thể lường trước được. Thứ nhất, bệnh thành tích tạo nên những giá trị ảo cho mỗi người, nó tô hồng cuộc sống khiến cho xã hội, con người chậm phát triển, ỷ lại. Thứ hai, nó dẫn đến sự thoái hóa nhân cách, con người sống thiếu trung thực, thực dụng, hám tài hám lợi, ảo tưởng về bản thân, về năng lực của mình. Ví dụ, vì muốn có học bổng mà bạn chép bài, sử dụng tài liệu trong thi cử như vậy là gian lận, là thiếu trung thực trong học tập, nếu nhiều lần tái phạm thì sẽ khiến cho nhân cách của bạn trở nên lệch lạc, năng lực của bạn ngày càng bị ăn mòn.

Vậy đơn thuốc nào để trị bệnh thành tích tận gốc? Để không bị cám dỗ bởi thế giới màu hồng mà bệnh thành tích tạo nên. Đầu tiên, các cơ quan có thẩm quyền, các nhà chức trách phải có biện pháp kịp thời, nhanh chóng, tích cực, nghiêm mình trong việc xử lý các biểu hiện của bệnh thành tích trong giáo dục nói chung và học tập nói riêng. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, già soát những cơ quan, tập thể, cá nhân cố tình tạo gia những thành tích “ảo” gây tổn thất đến đất nước. Nâng cao giáo dục, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để năng cao nhận thức của mọi người về căn bệnh này. Đồng thời, phát động các phong trào, chiến dịch như “Nói không với tiêu cực trong thi cử và  bệnh thành tích trong giáo dục” … đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến công chúng.

Tóm lại, mỗi chúng ta cần phải có nhận thức sâu sắc về bệnh thành tích và tác hại của nó đối với cá nhân mỗi người và toàn xã hội ra sao. Để từ đó không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, tâm lý trong việc chống lại những cám dỗ mà bệnh thành tích gây nên.

Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong học tập – Bài làm 3

Ai trong chúng ta ai cũng có một ước mơ, một khát khao, hoài bão nào đó, và trên con đường thực hiện ước mơ chúng ta luôn mong muốn đạt được thành tích. Thành tích là mục đích là đích đến mà chúng ta luôn luôn theo đuổi.

Những thành tích phải đạt được do chính nỗ lực của chúng ta do mồ hôi công sức của chúng ta thì thành tích đó mới đáng trân trọng còn thành thích có được không đúng thực lực thì chỉ là thành tích ảo. Bệnh thành tích đang là một vấn nạn chung của đất nước ta nói chung và của ngành giáo dục nói riêng.

Bệnh thành tích đang từng ngày từng giờ hủy hoại đất nước ta trên mọi lĩnh vực người ta thi nhau làm láo báo cáo thì hay, với những khuyết điểm thì họ không chịu nhận sai lầm mà cho đó là lỗi nhỏ chỉ cần nhắc nhở, cảnh cáo là xong.

Trong khi đó, khi làm được việc gì dù đáng ra là trách nhiệm họ cần làm thì họ lại cho đó là thành tích là điều cần được nêu gương khen thưởng tăng lương tăng chức mới xứng đáng. Một bác sĩ chữa bệnh cứu người là trách nhiệm nên làm, nhưng khi cứu được người thì phải đòi bồi dưỡng, báo cáo lên cấp trên như một thành tích huy hoàng, khó thấy…

Trong giao dục bệnh thành tích đang giết chết nhiều thế hệ mầm non tương lai. Nhiều em học sinh học xong cấp một mà cộng trừ số học còn không nổi, viết cái tên mình không xong. Bố mẹ em học sinh này đến xin nhà trường cho em được ở lại lớp 5 để học lại nhưng nhà trường và cô giáo chủ nhiệm không cho, quyết tâm cho em lên lớp 6 bởi nếu em đó ở lại lớp, ở lại trường sẽ làm ảnh hưởng tới thành tích của lớp của trường khi báo cáo lên huyện lên tỉnh …

Bệnh thành tích khiến cho những em đi thi quốc tế có khi đỗ nhưng về thi THPT lại không qua bởi các em chỉ được các thầy cô ôn luyện cho duy nhất một môn học để đi thi Olympic phải được giải còn những môn khác không cần học, cho nên việc các em học tủ, học lệch là chuyện dễ hiểu.

Bệnh thành tích khiến cho các em trở nên ảo tưởng về sức mạnh của chính mình, thực lực mình chưa giỏi nhưng đã được vào thành phần học sinh giỏi kiến các em ngộ nhận và không còn tiếp tục phấn đấu. Bệnh thành tích kiến các em gian dối trong thi cử bởi ai cũng giỏi hết mà mình không được giỏi thì cha mẹ la mắng, bạn bè cười chê, vì vậy các em tìm cách gian lận để được thành tích cao.

Bệnh thành tích khiến cho hình ảnh thầy cô trở nên xấu xí trong mắt học trò của mình, thành tấm gương mờ , làm hỏng cả một thế hệ sinh viên học sinh. Thầy cô mà con gian dối, thành tích thì học sinh biết lấy ai dạy điều hay lẽ phải

Nguyên nhân của bệnh thành tích chính là do tư tưởng “Tốt khoe xấu che” của người Việt Nam chúng ta. Cái gì tốt đẹp họ sẽ trưng ra cho thiên hạ biết để được nở mày nở mặt. Còn cái gì xấu họ sẽ ém nhẹm giấu đi để người khác không chê cười mình. Trong xã hội nhiều người còn đang sống ảo, thường xuyên nói dối người khác rằng mình hay mình đẹp để được nhận những lời tán dương từ xã hội.

Nguyên nhân khác đó là do lợi ích kinh tế, muốn được thăng quan tiến chức, được tăng lương thì phải có thành tích tốt, nên nhiều người đã nghĩ ra cách làm những thành tích ảo để báo cáo lên cấp trên. Nói không thành có, gian dối.

Bệnh thành tích làm căn bệnh nan y khó chữa nhưng chúng ta vẫn phải tìm cách chữa và tiêu diệt tận gốc rễ có như thế đất nước chúng ta mới phát triển bền vững giàu mạnh thực sự được. Nếu để bệnh thành tích còn tiếp tục phát triển thì Việt Nam sẽ ngày càng tụt lùi, lạc hậu sẽ không bao giờ có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ đã dặn trước đây.

Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hay nói không với bệnh thành tích hãy cố gắng đạt thành tích cao bằng chính sự chăm chỉ học tập, bằng khối óc và tư duy của mình không vì thành tích mà gian dối trong thi cử.

Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong học tập – Bài làm 4

Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Và ngay từ bây giờ, học sinh- được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường đang hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Vâng, đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục.

Thật vậy, học sinh đến trường học qua loa đối phó, nưng điểm số và kết quả học tập thì rất cao- đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “ chuộng” thành tích.

Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trước lối học của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì vở vất đầu giường. Thế nhưng, hok hiểu sao cứ đến kì thi lại có hok ít người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy?Thật là khó lí giải. Họ thông minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao à. Và rồi khi bước vào kì thi đại hoc thật sự, kết quả lại khiến nhiều người sửng sốt, bất ngờ. Có chăng chỉ là những học sinh tiêu biểu đó đã gặp may mắn trong khi quay cóp, tài liệu hay là do thái độ ỷ lại vào bạn bè, sự dễ dãi của một số thầy cô trong các kì thi,…

Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ xô đi học một giáo viên A, B,.. nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi, giảng hay mà còn vì giáo vien đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trò “ tại gia” của mình. Xin nói thẳng chính vì thương kiểu đó mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương học sinh của mình mà đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của hcọ sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêmt hì sẽ dễ dàng với việc học, thi, kiểm tra. Thật là sai lầm!

Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không htể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó… Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng.

Trong kì thi đại học vừa qua đã có không ít “ sĩ tử” thành “tử sĩ” chỉ vì học không đúng với bản thân, hổng kiến thức trầm trọng, thế nhưng trong các năm học trứoc hay thi tốt nghiệp vẫn luôn là “ giỏi”. Chính lúc bước vào kì thi chung của cả nước, kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mới được thể hiện thật sự chính xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khoé, học giả dối thì phải nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “ học tyài thi phận”. Không biết rằng trước kết quả đáng buồn của học sinh mình, thầy cô có hối hận hay không, vì đã quá dễ dãi trong việc dạy dỗ học sinh của mình.

Chắc mọi người vẫn chưa quên vụ” chạy trường, lớp điểm” ở trường Lê Quý Đôn vừa qua gây xôn xao trong bộ giáo duc và cả xã hội hay là kì thi tốt nghiệp năm ngoái có trường thi tốt nghiệp đạt o%, tức là không một học sinh nào đậu. Không biết là nên thất vọng bao nhiêu cho đủ đây, trước hậu quả mà bệnh thành tích đã gây ra trong nhà trường.

Tuy nhiên, nói cho công bằng trách nhiệm cũng không nên đỏ hết cho thầy cô, đó còn là sự học buông thả của một số học sinh, không chuyên tâm vào học hành, chỉ biết học đối phó, qua loa và cách dạy có thể chưa hợp lí, làm học sinh thích thú…

Không thể để khối u nhột- bệnh thành tích này hoành hành và phát triển trong học đường. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú nên hạn chế những lối học “thầy đọc, trò chép” khô khan. Hơn hết quan trọng nhất là ý thức của mỗi hcọ sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có thể khó khăn nhưng về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm số tốt xứng đáng với sức mình bỏ ra. Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang páht động cuộc vận động “Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu hiệu “Ba không” trong học đường…Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng ứng một cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn bệnh thành tích trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành những người kế thừa và phát triển đất nước. bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Quyết tâm bài trừ bệnh thành tích trong nhà trường. 


Từ khóa tìm kiếm:

WeagmaZoorm

0 chủ đề

23911 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0