Tuần 29 – Lập luận trong văn nghị luận
Tuần 29 – Lập luận trong văn nghị luận Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Khái niệm về lập luận trong văn nghị luận Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận nào đó mà người nói và người viết muốn đạt tới. 2. Cách ...
Tuần 29 – Lập luận trong văn nghị luận
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Khái niệm về lập luận trong văn nghị luận
Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận nào đó mà người nói và người viết muốn đạt tới.
2. Cách xây dựng lập luân trong bài văn nghị luân
Thông thường, để xây dựng một lập luận, người viết phải tiến hành các bước sau:
+ Xác định luận điểm (ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận) một cách chính xác và minh bạch.
+ Tìm các luận cứ (là lí lẽ hoặc là dẫn chứng) thuyết phục.
+ Vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí, nghĩa là vận dụng các cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục.
II – HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI
1. Hãy đọc đoạn văn lập luận sau dây và trả lời câu hỏi.
Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế mà thôi. Được thời cố thể thìbiến mất làm còn, hoá nhỏ thành lợn. Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yên chuyển làm nguy, chỉ như khoảng trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không rõ thời thế, lại trang sức bằng những lời dối trá, thế chẳng phải là kẻ thất phu hèn kém ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được.
(Nguyền Trãi, Lại dụ Vương Thông)
Gợi ý:
a) Mục đích của lập luận trong đoạn văn của Nguyễn Trãi là phân tích để bọn giặc Minh thấy được sự thất thế của chúng và vì chúng đã chẳng hiểu thời thế, lại dối trá, tức là “kẻ thất phu hèn kém" thì làm sao “cùng nới’ việc binh được".
b) Các luận cứ được Nguyễn Trãi đưa ra đều là lí lẽ. Các lí lẽ này xuất phát từ một chân lí tổng quát “Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế…" mà suy ra hai hệ quả: “được thời có thế thì biến mất làm còn, hoá nhỏ thành lớn" và “mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yên chuyển làm nguy". Từ những lí lẽ ấy, Nguyễn Trãi đưa ra kết luận: bọn Vương Thông không hiểu thời thế, lại dối trá nên chỉ là “kẻ thất phu hèn kém",- cầm chắc sẽ phải nhận thất bại về sau.
2. Đọc đoạn vãn của Hữu Thọ (Chữ ta, tr.l 10, SGK) và trả lời câu hỏi.
Gợi ý:
a) Bài vãn nghị luân của Hữu Thọ bàn về vấn đề: giữ gìn bản sắc văn hoá ngôn ngữ trong thời kì mở cửa. Viết bài riày tác giả có ý phê phán hiện tượng sứ dụng tiếng nước ngoài khá bừa bãi và không hợp lí ở nước ta (trong các biển hiệu quảng cáo và trên khá nhiều mặt báo).
b) Văn bản Chữ ta có hai luận điểm cơ bản:
– Tiếng nước ngoài (tiếng Anh) đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, quảng cáo ở nước ta.
– Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách không cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.
Để thuyết minh cho hai luận điểm ấy, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh: về cách thức viết các biển hiệu quảng cáo ở Hàn Quốc và ở ta. Các luận cứ này đều rất giàu sức thuyết phục bởi nó đều là những bằng chứng thực tế “mắt thấy tai nghe” của chính người viết ở Xơ-un (Hàn Quốc) và ở Việt Nam.
3. a) Nhận xét về các phương pháp lập luận được vận dụng trong hai văn bản của Nguyễn Trãi và của Hữu Thọ.
Gợi ỷ:
– Phương pháp lập luận được vận dụng trong đoạn văn của Nguyễn Trãi là phương pháp diễn dịch và lập luận theo quan hệ nhân – quả.
– Phương pháp lập luận được vận dụng trong văn bản Chữ ta là phương pháp quy nạp và so sánh đối lập.
b) Có thể kể thêm một số phương pháp lập luận thường gặp trong vãn nghị luận như: phương pháp nêu phản đề, phương pháp loại suy, phương pháp so sánh tương đồng,…
Ill – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong đoạn trích ở bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX {Ngữ văn 10, tập một) sau đây:
Chủ nghĩa nhân dạo trong văn học trung đại cũng rất phong phú, đa dạng, biểu hiện ở lòng thương người; lên án tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao con người vê các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính như khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, khát vọng về công lí, chính nghĩa; đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí.tốt dẹp giữa người với người.
Có thể thấy những biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo nói trên qua các tác phẩm văn học Phật giáo thời Lí (“Cáo bệnh bảo mọi người ” của thiên sư Mãn Giác, ‘‘Tỏ lòng" của thiền sư Không Lộ,…), các sáng tác của Nguyễn Trãi (“Đại cáo bình Ngô", “Tùng", “cảnh ngày hè",…), sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm (“Ghét chuột", “Nhàn",…), sáng tác của Nguyễn Dữ (“Chuyện người con gái Nam Xương", “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên",…). Chủ nghĩa nhân đạo đặc biệt nổi bật ở các tác phẩm thuộc giai đoạn văn học thế kí XVIII – giữa thế kỉ XIX như “Chinh phụ ngâm", “Cung oán ngâm khúc", thơ Hồ Xnân Hương "Bánh trôi nước", “Mời trẩu", chùm thơ “Tự tình"), “Truyện Kiều" của Nguyễn Du, “Truyện Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu,…
Gợi ỷ:
– Luận điểm của đoạn văn nằm ở câu chủ đề: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú, đa dạng.
– Các luận cứ:
+ Luận cứ bằng lí lẽ: Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính như khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự ảo, khát vọng về công lí, chính nghĩa; đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người.
+ Các luận cứ lấy từ thực tế khách quan: Tác giả liệt kê những tác phẩm cụ thể giàu tính nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam từ văn học Phật giáo thời Lí đến các tác phẩm thuộc giai đoạn văn học thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX.
– Phương pháp lập luận của đoạn văn là phương pháp quy nạp.
2. Có thể nêu luận cứ cho ba luận điểm đã cho là:
a) Đọc sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích.
-Sách đem lại tri thức phong phú về tự nhiên và xã hội.
– Sách giúp ta khám phá ra chính bản thân mình.
– Sách chắp cánh cho ước mơ và khơi nguồn sáng tạo.
– Sách đem lại nhiều kĩ năng sống, kĩ năng làm việc, và giúp ta diễn đạt tốt hơn.
– Sách đem lại cho ta một cách tư duy, một cách nhìn nhận sự vật hiện tượng.
b) Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề.
– Đất đai bị xói mòn, sa mạc hoá.
– Không khí bị ô nhiễm.
– Nước bị nhiễm bẩn không thể tưới cây, không thể ăn uống, tắm rửa.
– Môi sinh đang bị tàn phá, đang bị huỷ diệt.
c) Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
– Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
– Văn học dân gian là những tác phẩm truyền miệng.
3. Tham khảo hai đoạn vãn sau đây:
– Ví dụ 1:
Sách đưa đến cho người, đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quỵ luật của nó, hiểu được Trái Đất tròn mang trên mình nó bao nhiêu đất nước khác nhau với những hoàn cảnh thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội học lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hoá, những truyền thống, những khát vọng.
(Theo Ngô Vãn Tuần)
– Ví dụ 2:
Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị huỷ hoại ngày càng nghiêm trọng. Hằng năm có hàng triệu tấn rác thải không phân hủy bị vứt bừa bãi khắp nơi lầm tắc cống rãnh và giết chết các loài sinh vật. Những cánh rừng ở đầu nguồn cũng dần vắng bóng khiển cho nạn lũ lụt, lở đất ngày càng hoành hành dữ dội hơn. Ớ trên cao, bầu không khí của chúng ta cũng chịu chung số phận. Khí thải từ các nhà máy, các khu công nghiệp xả ra quá mức làm cho tấm lá chắn bảo vệ trái đất của chúng ta (tầng ôzón) cũng đứng trước nguy cơ bị phá huỷ…
(Theo Ngô Văn Tuần)
Mai Thu