06/02/2018, 00:31

Truyện Kiều (tiếp theo – Chí khí anh hùng)

Truyện Kiều (tiếp theo – Chí khí anh hùng) Hướng dẫn Câu 1 Đọc lại phần chú thích: – Lòng bốn phương: “Bốn phương” (nam, bắc, đông, tây) có nghĩa là thiên hạ, thế giới. Theo Kinh Lễ, xưa sinh con trai, người ta làm cái cung bằng cây dâu, tên bằng cỏ bồng (nói tắt: ...

Truyện Kiều (tiếp theo – Chí khí anh hùng)

Hướng dẫn

Câu 1

Đọc lại phần chú thích:

– Lòng bốn phương: “Bốn phương” (nam, bắc, đông, tây) có nghĩa là thiên hạ, thế giới. Theo Kinh Lễ, xưa sinh con trai, người ta làm cái cung bằng cây dâu, tên bằng cỏ bồng (nói tắt: tang bồng) bắn tên ra bốn phương tượng trưng cho mong muốn sau này người con trai làm sự nghiệp lớn. Lòng bốn phương – chí nguyện lập công dân, sự nghiệp (Nguyễn Công Trứ: “Chí làm trai nam bắc tây đông. Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”).

– Phi thường: không giống cái bình thường, tức là xuất chúng hơn người.

Các cụm từ này là những hình tượng khái niệm có tính chất vũ trụ (lòng bốn phương) và phẩm chất xuất chúng hơn người (mặt phi thường). Đây cũng là những hình tượng văn học để cho thấy rõ những người anh hùng là những người có tầm vóc vũ trụ, họ xuất chúng phi phàm.

Như thé các yếu tố thi pháp tả người anh hùng trong văn học thời trung đại là thường gắn với các hình tượng thiên nhiên, không gian vũ trụ.

Những từ ngữ thể hiện sự trân trọng kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải là trượng phu (người đàn ông có tài năng xuất chúng), lòng bốn phương, mặt phi thường, chim bằng (hình tượng để nói về Từ Hải), anh hùng (để gọi Từ Hải), thoắt (chỉ sự dứt khoát, mau lẹ cương quyết).

Câu 2

Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lời nói với Thúy Kiều:

Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình…”

Đúng là Từ Hải đã không quyến luyến, vướng bận tình yêu mà quên lí tưởng cao cả. Chàng đã không đồng ý cho Kiều đi theo còn cho bịn rịn là thói thường nhi nữ. Cũng trong lời nói của Từ Hải với Kiều, cái hình ảnh thuộc phạm trù không gian là mười vạn tinh binh, tiếng chiêng, bóng cờ gợi lên khát vọng lớn lao tang bồng hồ thỉ với tầm vóc vũ trụ của người anh hùng thời xưa:

Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường.

Ngoài ra, chàng còn khẳng định lòng quyết tâm của mình và sự thành công là tất yếu qua từ chỉ thời gian.

… “Đành lòng chờ đó ít lâu

Chầy chăng là một năm sau vội gì!”.

Lời ước hẹn của Từ Hải ngắn gọn thật dứt khoát và chắc nịch tương ứng với từ “thoắt” đã viết ở bên trên.

Câu 3

Cách miêu tả người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích có hai đặc điểm chính. Một là hình tượng có tính ước lệ. Hai là hình tượng con người có tầm vóc vũ trụ phi phàm. Trong văn học trung đại, người anh hùng là nhân vật lí tưởng. Ở đây, Nguyễn Du đã tổng kết được những khuôn mặt để miêu tả nhân vật người anh hùng. Hai mặt ước lệ và cảm hứng vũ trụ đã kết chặt với nhau. Lòng bốn phương là khái niệm hàm ý diễn tả lí tưởng của con người vũ trụ. Hình tượng “trông vời trời bể mênh mang” cũng vừa ước lệ, vừa tạo nên ấn tượng về tầm vóc vũ trụ của Từ Hải. Tương tự, là các hình tượng bốn bể chim bằng, gió mây… còn một nét đặc trưng nữa của người anh hùng là suy nghĩ gọn gàng dứt khoát: thoắt, thẳng rong, dứt áo ra đi.

Mai Thu

0