06/02/2018, 00:20

Tuần 19 – Nghĩa của câu

Tuần 19 – Nghĩa của câu Hướng dẫn I – KIẾN THÚC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Nghĩa của câu là cái không thể thiếu đối với mỗi câu. Khi nói và viết một câu, bao giờ người ta cũng có ý muốn biểu hiện được những nghĩa nào đó. Nghĩa của câu được mọi người thường xuyên cảm nhận khi giao tiếp, ...

Tuần 19 – Nghĩa của câu

Hướng dẫn

I KIẾN THÚC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Nghĩa của câu là cái không thể thiếu đối với mỗi câu. Khi nói và viết một câu, bao giờ người ta cũng có ý muốn biểu hiện được những nghĩa nào đó. Nghĩa của câu được mọi người thường xuyên cảm nhận khi giao tiếp, nghĩa là khi nghe hoặc khi đọc theo thói quen, theo kinh nghiệm, mọi người đều cảm nhận được nghĩa của câu.

2. Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Thông thường trong mỏi câu, nghĩa sự việc và nghĩa tình thái luôn hoà quyện với nhau, nhưng nghĩa tình thái có thể biểu hiện một cách rõ ràng bằng các từ ngữ tình thái (thành phần tình thái). Hơn nữa, có trường hợp có thể tách riêng từ ngữ tình thái thành một câu độc lập. Lúc đó câu chỉ có nghĩa tình thái mà không có nghĩa sự việc. Ngược lại, ngay cả khi câu không có từ ngữ riêng thế hiện tình thái thì nghĩa tình thái vẫn tồn tại trong câu. Đó là trường hợp câu có nghĩa tình thái khách quan trung hoà.

3. Nghĩa sự việc còn gọi là nghĩa miêu tả, nghĩa biểu hiện, nghĩa mệnh đề. Đó là nghĩa ứng với việc phản ánh sự việc (hay gọi là sự kiện, sự tình, sự thể) trong hiện thực. Sự việc xảy ra trong hiện thực, được con người nhận thức và biểu hiện trong câu, trở thành nghĩa sự việc của câu.

Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ những thành phần ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ. bổ ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ.

II – HUỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

So sánh từng cập câu sau đây:

a) Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.

(Nam Cao – Chí Phèo)

a’)Có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhó.

b) Nếu tôi nói thì chắc người ta cũng bằng lòng…

(Vũ Trọng Phụng – Số đỏ)

b’)Nếu tôi nói thì người ta cũng bằng lòng…

Gợi ý:

– Ở cặp a / a’, cả hai câu đều nói đến sự việc Chí Phèo có một thời ao ước có một gia đình nho nhỏ. Nhưng câu a kèm theo sự đánh giá chưa chắc chắn về sự việc (nhờ từ hình như), còn câu a’ chỉ đề cập đơn thuần đến một sự việc như nó đã xảy ra.

– Ở cặp b / b’, cả hai câu đều đề cập đến sự việc "người ta cũng bằng lòng" (Nếu tôi nói), nhưng câu b bộc lộ sự tin tưởng cao vào việc xảy ra sự việc, câu b’ bày tỏ sự nhìn nhận và thái độ đánh giá bình thường.

III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ của bài thơ Thuđiếu (Nguyễn Khuyến)

– Câu 1: nghĩa sự việc được diễn tả là hai trạng thái (Ao thu lạnh lẽonước trong veo).

– Câu 2: nghĩa sự việc được diễn tả là đặc điểm của chiếc thuyền (chiếc thuyền – bé tẻo teo).

– Câu 3 và 4: nghĩa sự việc lại được diễn tả như một quá trình (sóng – gợn; lá – đưa vèo).

– Câu 5: nghĩa sự việc gồm một quá trình (từng mây – lơ lửng) và một đặc điểm (trời – xanh ngắt).

– Câu 6: nghĩa sự việc gồm một đặc điểm (ngõ trúc – quanh co) và một trạng thái (khách – vắng teo).

– Câu 7: nghĩa sự việc diễn tả các tư thế (tựa gối, buông cần).

– Câu 8: nghĩa sự việc diễn tả một hành động (cá – đớp)

2. Tách nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong những câu sau:

a) Có một ông rể quý như Xuân kể cũng danh giá thực, nhưng cũng đáng sợ lắm.

(Vũ Trọng Phụng – Số đỏ)

b) Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi.

(Nguyền Tuân – Chữ người tử tù)

c) Dễ họ cũng phân vân như mình, vì đến chính ngay mình, mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay là không!

(Vũ Trọng Phụng – Số đỏ)

Gợi ý:

a) Trong câu này, nghĩa tình thái thể hiện ớ các từ kể, thực, đáng. Các từ còn lại biểu hiện nghĩa sự việc. Nghĩa tình thái: công nhận sự "danh giá" là có thực nhưng chỉ thực ở một phương diện nào đó (từ kể), còn ở phương diện khác thì là điều đáng sợ.

b) Từ tình thái có lẽ thể hiện một phóng đoán chỉ mới là khả năng, chưa hoàn toàn chắc chắn về sự việc (cả hai chọn nhầm nghề).

c) Câu có hai nghĩa sự việc và hai nghĩa tình thái.

– Sự việc thứ nhất "họ cũng phân vân như mình". Sự việc này được phỏng đoán một cách chưa chắc chắn (từ dễ có thể được hiểu là có lẽ, hình như,…).

– Sự việc thứ hai "mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay là không". Người nói muốn nhấn mạnh bằng ba từ tình thái đến, chính, ngay (mình).

3. Để chọn được từ thích hợp với phần để trống trong câu: "Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài,… không phải là kẻ xấu hay là vô tình", cần chú ý đến sự phù hợp với phần nghĩa sự việc: nói đến một người có nhiều phẩm chất tốt (biết kính mến khí phách, biết tiếc, biết trọng người có tài) thì không phải là người xấu. Phù hợp với phần nghĩa sự việc ấy, chỉ có thể là tình thái từ mang tính khẳng định mạnh mẽ, vì thế nên cần chọn từ hắn.

Mai Thu

0