06/02/2018, 00:26

Tuần 19 – Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo)

Tuần 19 – Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Cuộc đời Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội). Ông sinh ra trong một gia đình mà hai bên nội, ngoại ...

Tuần 19 – Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo)

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Cuộc đời

Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội). Ông sinh ra trong một gia đình mà hai bên nội, ngoại đều có truyền thống: văn hoá, văn học và yêu nước.

Thuở thiếu thời, ông sớm chịu nhiều mất mát, đau thương: mẹ mất sớm, cha bị bắt sang Trung Quốc khi giặc Minh xâm lược nước ta. Vì thế, Nguyễn Trãi sớm nuôi chí đền nợ nước, trả thù nhà.

Nguyên Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có. Khi làm quân sư cho Lê Lợi, ông đã góp bao công lao vào những chiến thắng hiển hách của quân ta trong cuộc kháng chiến chống Minh. Cuối năm 1427 sau khi dẹp yên giặc Minh, theo lệnh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết Đại cáo bình Ngô.

Bi kịch xảy ra với Nguyễn Trãi năm 1442. Nhân cái chết của Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên, bọn gian thần trong triều vu cho ông âm mưu giết vua, rồi khép ông vào tội “tru di tam tộc”. Năm 1464, đời vua Lê Thánh Tông trị vì, Nguyễn Trãi mới được minh oan.

2. Sự nghiệp thơ văn

a) Những tác phẩm chính:

Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc trên nhiều thể loại. Ồng để lại một khối lượng tác phẩm lớn với nhiều giá trị.

Những tác phẩm chính viết bằng chữ Hán có: Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô, ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng,…

Sáng tác chữ Nôm có tập thơ Quốc âm thi tập gồm 254 bài.

Ngoài văn học, Nguyễn Trãi còn để lại cuốn Dư địa chí, một bộ sách địa lí cổ nhất Việt Nam.

b) Nguyễn Trãi không chỉ là nhà thơ, nhà văn mà còn là nhà văn hoá lớn.

Trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận lỗi lạc nhất. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các áng văn chính luận của Nguyễn Trãi là tư tưởng nhân nghĩa mà thực chất là tự tưởng yêu nước, thương dân. Văn phong chính luận của ông đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực, chặt chẽ, sắc bén và giặu sức thuyết phục.

Thơ trữ tình của Nguyễn Trãi toát lên vẻ đẹp tâm hồn người anh hùng và tâm tình của con người trần thế. Tâm hồn của người anh hùng thể hiện ở sự hoà quyện giữa nhân nghĩa với yêu nước thương dân, thể hiện ở thái độ đấu tranh chống cường quyền bạo ngược, ở cốt cách ngay thẳng cứng cỏi. Là một con người trần thế, Nguyễn Trãi đau nỗi đau của con người và cũng yêu tha thiết thiên nhiên, cuộc sống quê hương. Những vần thơ viết về thiên nhiên đất nước, ỵề tình cha con, tình bạn, về nỗi nhớ quê,… của ông gợi xiết bao những gần gũi, thân thương đối với mỗi tâm hồn Việt.

c) Về nghệ thuật, thơ vãn Nguyễn Trãi kết tinh trên cả hai bình diện thể loại ngôn ngữ. Ông là nhà thơ khai sáng vãn học tiếng Việt. Tập thơ Nôm của ông được coi là ‘‘bông hoa đần mùa tnyệt đẹp của thơ Nôm Việt Nam" (Lê Trí Viễn).

II – HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

1. Vào cuối thế kỉ XIV, đất nước ta ở vào tình trạng hết sức rối ren. Hồ Quý Ly lên thay nhà Trần. Thế nhưng sức đề kháng của nhà Hồ trước âm mưu xâm lược của quân Minh cũng chỉ như ngọn đèn trước gió, leo lét được nửa năm rồi tắt hẳn. Trong hoàn cảnh ấy, hơn lúc nào hết ý chí bất khuất của dân tộc được phát huy mạnh mẽ bằng một cao trào đấu tranh rộng lớn, thu hút đông đảo mọi tầng lớp tham gia. Cuộc tụ nghĩa Lam Sơn nổi lên như là một đỉnh cao của cao trào ấy.

Nguyễn Trãi đến với Lê Lợi ngay trong những ngày trứng nước. Ông cùng Lê Lợi xãy dựng một đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, táo bạo đưa lực lượng từ yếu đến mạnh, ít có thể địch nhiều. Cho đến khi có thẻ đấu tranh ngoại giao với giặc, Nguyễn Trãi lại trực tiếp là người chắp bút lập ngôn, dụ giặc ra hàng. Chiến thuật “tâm công” (đánh vào lòng người) và tập vãn Quân trung từ mệnh tập quả thực có sức mạnh hơn cả chục vạn quân.

Không chỉ vậy, Nguyễn Trãi còn cùng Lê Lợi trực tiếp chỉ huy và đốc chiến nhiều trận chiến quan trọng có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ví như khi ông điều binh chiến dịch Chi Lãng – Xương Giang, quân ta đã đánh tan 15 vạn quân giặc do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy từ Trung Quốc kéó sang, mở ra một bước ngoặt lớn về quân sự, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ngoại giao.

Đất nước hoà bình, Nguyễn Trãi lại đi đầu trong công cuộc tái thiết nước nhà. Ông vẫn một mực hiếu trung cho đến khi phải nhận cái án oan thảm khốc nhất lịch sử nước ta. Tư tưởng chính trị mà õng suốt đời phấn đấu và phụng sự hết mình là tư tưởng nhân nghĩa mà cái nền tảng là tình yêu nước và lòng thương dân.

Với những đóng góp to lớn ấy, có thể nói Nguyễn Trãi xứng đáng là một trong những nhân vật vĩ đại trong lịch sư nước ta.

2. Ngoài những tác phẩm của Nguyễn Trãi mà chúng ta đã được học như: Côn Sơn ca (Bài ca Côn Sơn), Bạch Đằng hải khẩu (Cửa biển Bạch Đằng), Đại cáo bình Ngô, Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43),… còn có thể kể thêm các bài Cây chuối, Dục Thuý sơn (Núi Dục Thuý), Tùng, Thư lại dụ Vương Thông, Mộ xuân tức sự (Cuối xuân tức sự),…

Giới thiệu một vài tác phẩm tiêu biểu:

Côn Sơn ca là khúc ca về bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Cảnh trí Côn Sơn với nhà thơ như là hai người bạn tâm giao. Thiên nhiên với tấm lòng tròn đầy đã dâng tặng tất cả cho cố nhân để rồi biến thành một lời ru êm ái nâng đỡ hồn người. Dẫu cái giai điệu có khoẻ khoắn song về cơ bản, âm hưởng chủ đạo của Côn Sơn ca vẫn là tiếng thở dài bi thiết về kiếp nhân sinh.

Cuối xuân tức sự viết về mùa xuân ở cái thời điểm tận cùng của nó với một tâm trạng nuối tiếc bâng khuâng. Tiếc xuân, tiếc đời, tiếc tuổi xuân là tâm trạng rất con người, rất nhân văn, rất đời thường của người anh hùng Nguyễn Trãi.

Cây chuối thể hiện cốt cách đa tình của người thi sĩ. Cây chuối với mùa xuân như một nỗi đợi chờ hò hẹn. Nó là một thứ tình yêu nhưng tình yêu ấy chẳng qua chỉ là một chút hương xuân, hương lòng thầm kín mà thôi.

– Tùng là bài thơ có hai lớp nghĩa đan cài vào nhau. Cái chúng ta nhìn thấy là một cây tùng cốt cách cứng cỏi, thẳng ngay, còn đằng sau nó hàm chứa cái hoài bão của kẻ trượng phu.

Thư lại dụ Vương Thông là một trong những bức thư dụ hàng mẫu mực, trích trong Quân trung từ mệnh tập. Sức thuyết phục của bài được thể hiện ở giọng văn chính luận sắc bén, ở những luận điểm được phân tích hợp lí, hợp tình. Nó chứng tỏ sự khéo léo, tài ba của Nguyễn Trãi và tính ưu việt của chiến thuật “tâm công”.

3. Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua một số câu thơ tiêu biểu.

Gợi ý: Tham khảo một số đoạn văn sau.

– Về hai câu cuối bài Cuối xuân tức sự:

Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn,

Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan.

“Lắng nghe thời gian đang mải miết trôi đi không cách gì cầm giữ được thì còn bồn chồn khắc khoải nào hơn là qua tiếng cuốc. Cứ đều đều, đơn điệu như không có gì đáng chú ý, ấy thế mà nó cứ chậm rãi cướp đi cái phần đẹp nhất của một năm, cái sự khởi đầu của tuổi trẻ. Còn gì đáng tiếc hơn khi “lực bất tòng tâm”, phần chủ thể không kìm giữ được "cai khách thể cứ vận động khách quan ngoài ý muốn con người. Tiếc xuân, tiếc đời, tuổi xuân qua đi để chỉ còn là một hoài niệm, tâm trạng của Nguyễn Trãi là tâm trạng rất con người, rất nhân văn mà con người ai chẳng thấy mình dù một lần trong đó”.

(Lê Bảo, Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường – Nguyễn Trãi, NXB Giáo dục, 1999)

– Về hai câu kết bài Cảnh ngày hè {Bảo kính cảnh giới – bài 43):

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

“Nhìn cảnh sống của dân, đặc biệt là người lao động – những dân chài lam lũ – được yên vui, no đủ, Nguyễn Trãi ước có được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong ca ngợi cảnh:

Dân giàu đủ khắp đôi phương.

Câu kết của bài thơ là một câu sáu chữ ngắn gọn, thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài. Điểm kết tụ của hồn thơ ức Trai không phải ở thiên nhiên, tạo vật mà chính là ở con người, ở người dân. Nguyễn Trãi mong cho dân được ấm no hạnh phúc: “dân giàu đủ” nhưng đó phải là hạnh phúc cho tất cả mọi người, mọi nơi: “khắp đòi phương”.

Thông thường mỗi khi nói đến người dân, thơ Nguyễn Trãi vẫn đượm một nỗi lo âu, trở trăn, dằn vặt. Bởi lẽ, với ức Trai, đem lại cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho dân là món nợ suốt đời ông chưa trả được. Chỉ trong hai trường hợp ông nói đến dân với tất cả niềm hân hoan mãn nguyện: khi chiến thắng kẻ thù xâm lược, nhân dân được giải phóng và khi chiến thắng đói nghèo, nhân dân được yên vui, no đủ. Niềm vui của Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ là thuộc trường hợp thứ hai; với Nguyễn Trãi vui hay buồn, lo âu hay thanh thản, tất cả đều xuất phát từ cuộc sống của nhân dân. Dù ở cung bậc và sắc thái tình cảm nào thì lòng ức Trai với dân chỉ là một:

Sách một hai phiên làm bầu bạn,

Rượu dăm ba chén đổi công danh.

Ngoài nhưng phận ấy cầu đâu nữa,

Cầu một: ngồi coi đời thái bình".

(Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên), Phân tích hình giảng tác phẩm văn học 10, NXB Giáo dục, 2002).

4. Khái quát những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi.

Xuất hiện ở đầu thế kỉ XV, văn chương của Nguyễn Trãi đã hội tụ đầy đủ và kết tinh xuất sắc hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc trước đó và cả sau này, đó là cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo.

Về nghệ thuật, văn chương Nguyễn Trãi kết tinh trên cả hai bình diện cơ bản là thể loại và ngôn ngữ. Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, là nhà thơ khai sáng văn học tiếng việt. Ông đưa đến cho văn học dân tộc thể thơ Nôm Đường luật và nâng ngôn ngữ tiếng Việt lên một tầm cao lớn.

Mai Thu

0