06/02/2018, 00:26

Tình yêu và thù hận (Trích Rô – mê – ô và Giu – li – ét)

Tình yêu và thù hận (Trích Rô – mê – ô và Giu – li – ét) Hướng dẫn GỢI Ý HỌC BÀI 1. Đoạn trích giảng có mười sáu (16) lời thoại. Rô-mê-ô và Giu-li-ét không đôi thoại với nhau ngay từ đầu. Từ đầu đến lời thoại thứ sáu (6) hai nhân vật này nói về nhau, nhắc đến tên nhau nhưng chưa phải ...

Tình yêu và thù hận (Trích Rô – mê – ô và Giu – li – ét)

Hướng dẫn

GỢI Ý HỌC BÀI

1. Đoạn trích giảng có mười sáu (16) lời thoại. Rô-mê-ô và Giu-li-ét không đôi thoại với nhau ngay từ đầu. Từ đầu đến lời thoại thứ sáu (6) hai nhân vật này nói về nhau, nhắc đến tên nhau nhưng chưa phải là nói với nhau. Đọc kĩ lại: “Ảy, khe khẽ chứ” là một chi tiết ngôn ngữ cho thây điều vừa nói. Lại nữa “Ôi, giá nàng biết nhỉ!”, “Kia nàng tì má lên bàn tay” (nàng: đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít). Các tính từ sở hữu ngôi thứ ba sô’ ít của nàng ở lời thoại 1; lời chỉ dẫn in nghiêng nói riêng ở lời thoại thứ 5, và lời lẽ của Giu-li-ét ở các lời thoại thứ 4 và thứ 6. Đó cũng là bằng chứng cho thấy sáu lời thoại đầu không phải là đốì thoại. Như thế cảnh Tỉnh yêu và thù hận ở đây là diễn biến qua hai giai đoạn:

– Sáu lời thoại đầu chính là những lời độc thoại nội tâm nhưng được lên thành tiếng thành lời, dù nói khe khẽ, nói một mình, mình nói chỉ để mình nghe (và cả khán giả nghe nữa chứ!)

– Mười lời thoại còn lại hoặc từ lời thứ bảy (7) đến hết ngôn từ của hai nhân vật chuyển sang tình thế đối thoại.

Cũng nên nhắc lại Rô-mê-ô và Giu-lỉ-ét là kịch thơ xen lẫn văn xuôi. Riêng đoạn trích Tình yêu và thù hận trên đây trong nguyên bản hoàn toàn là thơ.

2. Những cụm từ chứng minh tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong bốì cảnh hai dòng họ thù địch là:

– Sao chàng lại là Rô-mê-ô nhỉ?

– Em sẽ không còn là con’ cháu nhà Ca-piu-lét nữa.

– Chỉ có tên họ của chàng là thù địch của em thôi.

3. Sau cuộc gặp gỡ, tình yêu bùng cháy mãnh liệt trong lòng nên Rô-mê-ô ngay giữa đêm khuya hôm đó đã trở lại nhà Ca-piu-lét. Phút này, Rô-mê-ô nhìn rõ Giu-li-ét ở cửa sổ trên cao. Qua lời thoại đầu tiên, tâm trạng Rô-mê-ô là một tâm trạng say đắm.

Tuy đây là lời độc thoại: Rô-mê-ô nói một mình cốt chỉ để mình nghe thôi nhưng tưởng như trong lời độc thoại kia có cả đối thoại nữa. Câu nói của Rô-mê-ô: ‘“Vầng dương đẹp tươi ơi hãy hiện lên đi…” nghe cứ như chàng đang nói với Giu-li-ét đã xuất hiện trên cửa sổ. Nhưng có lúc thì Rô-mê-ô đang nói với chính mình: “Ôi, giá nàng biết nhỉ! Nàng đang nói kia”.

Khi thấy Giu-li-ét xuất hiện trên cửa sổ, Rô-mê-ô đã say đắm trước nhan sắc tuyệt vời của nàng. Đang lúc đêm khuya trăng sáng, chàng so sánh ngay người đẹp với chị Hằng. Nhưng chưa được, trong mắt Rô-mê-ô, Giu-li-ét phải là mặt trời mọc lúc rạng đông khiến cho mặt trăng thành héo hon, nhợt nhạt. Chàng nói: “Vầng dương dẹp tươi ơi, hãy mọc lên đi”. Phút này, Giu-li-ét đã xuất hiện trên cửa sổ. Như vầng dương từ từ mọc lên, nàng hiện ra càng lúc càng rực rỡ hơn.

Từ hình ảnh bao quát đó của Giu-li-ét, tác giả thể hiện thật khéo léo dòng suy nghĩ của Rô-mê-ô, nhất là khi chàng nhìn vào đôi mắt đẹp của nàng: “Nàng đang nói kia, nhưng nàng có nói gì dâu… đôi mắt nàng lên tiếng”. Ôi! Đôi mắt lấp lánh biết nói như thể đôi môi mấp máy. Tiếp đó Rô-mê-ô còn so sánh đôi mắt Giu-li-ét như hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời. Ý nghĩ đó thi vị biết bao nhiêu: “Chẳng qua là hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời… chờ đến lúc sao về”.

Tâm hồn say đắm của Rô-mê-ô không dừng lại ở đôi mắt đẹp như hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời. Chàng đặt ra mấy giả định: “Sao xuống nằm dưới đôi lông mày kia ư?… đôi mắt nàng lên thay cho sao ư?”… Cũng từ giả định đầu, dòng suy nghĩ của Rô-mê-ô chuyển sang ngợi ca đôi gò má rực rỡ của Giu-li-ét từ lúc nào chẳng biết như liền mạch dẫn đến ý cuối cùng của lời thoại: “Kìa, nàng tì má lên bàn tay! Ôi, ước gì ta là chiếc bao tay, để dược mơn trớn gò má ấy”.

Như thế, lời thoại đầu tiên của đoạn trích Tình yêu và thù hận đã thể hiện tâm hồn choáng ngợp đắm say của Rô-mê-ô trước nhan sắc người đẹp Giu-li-ét trong một không gian thơ mộng. Dòng suy nghĩ cảm xúc của chàng diễn ra theo một trật tự hợp lí và mối liên tưởng so sánh của chàng cũng phù hợp với khung cảnh đêm thề hẹn bấy giờ.

4. Lời thoại: Chỉ có tên họ chàng là thù địch với em thôi… Cho thấy diễn biến nội tâm phức tạp của Giu-li-ét. Tâm trạng đó được diễn tả như sau:

– Gặp Rô-mê-ô tại buổi dạ hội, khi dạ hội kết thúc trở về phòng, đứng bên cửa sổ, giữa đêm khuya thanh vắng, trăng sáng và đẹp, Giu-li-ét tưởng vắng người nên đã thót lên tiếng lòng của riêng mình. Ngờ đâu, Rô-mê-ô nghe được.

Xưa nay thông thường người thiếu nữ không chủ động bày tỏ tình cảm với người mình yêu. Nhưng ở đây vì vô tình mà Giu-li-ét đã làm chuyện ấy. Khi biết có người đã nghe được tiếng lòng của riêng mình, đầu tiên nàng nghĩ là người lạ:

Người là ai, mà khuất trong đêm tối, biết được điều tôi áp ủ trong lòng”. Rồi Giu-li-ét cũng rõ đó chính là Rô-mê-ô:

Tai tôi nghe chưa trọn một trăm tiếng thốt từ miệng đó ra mà tôi đã nhận ra tiếng ai rồi. Chẳng phải anh Rô-mê-ô, và là họ nhà Môn-ta-ghiu đấy ư?”

Cũng chẳng ngẫu nhiên chút nào khi ở đây Giu-li-ét nhắc tới dòng họ Môn-ta-ghiu của Rô-mê-ô. Đúng là môi hận thù giữa hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét vẫn luôn ám ảnh nàng.

Các lời đáp của Rô-mê-ô:

“Đúng là miệng em nói đấy nhé! Chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ; từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa”.

“Tôi không biết xưng danh cùng em thế nào. Nàng tiên yêu quý của tôi ơi, tôi thù ghét cái tên tôi, vì nó là kẻ thù của em. Nếu chính tay tôi đã viết tên đó, thì tôi xé nát nó ra”.

“Hỡi nàng tiên kiều diễm, chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó”.

Dường như chưa đủ bảo đảm tình yêu của Rô-mê-ô đối với Giu-li-ét nên nàng mới hỏi một câu đúng là không cần có:

"… anh ơi, và tới làm gì thế?…”

Để tiếp tục thuyết phục người yêu Rô-mê-ô đáp:

“Tôi vượt qua được tường này là nhà đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu; mẩy bức tường đá ngăn sao được tình yêu; mà cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm; vậy người nhà em ngăn sao nổi tôi”.

Lần đầu tiên Rô-mê-ô nói đến “tình yêu”, chỉ một lời thoại mà đến những bốn lần lặp lại từ này đã đủ làm cho cô gái tin rằng chàng trai đã yêu mình. Là tình yêu mà chàng đã vượt mấy bức tường đá vào đây nhưng liệu chàng có vượt qua được mô’i hận thù giữa hai dòng họ hay không?

Rô-mê-ô đáp:

“Em ơi! Ánh mắt của em còn nguy hiểm cho tôi han hai chục lưỡi kiếm của họ; em hãy nhìn tôi âu yểm là tôi chẳng ngại gì lòng hận thù của họ nữa đâu”.

Chính lời đáp mãnh liệt này đã giải tỏa nỗi băn khoăn của Giu-li-ét và nàng đã tế nhị chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô bằng lời nói:

“Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây”.

Câu nói này khác hẳn lời lẽ quá bạo dạn ở lúc đầu khi Giu-li-ét tưởng là không có ai nghe thấy?

Diễn biến nội tâm phức tạp của cô gái này đã được tài nghệ của sếch-xpia miêu tả một cách tuyệt vời.

5. Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét tại đêm dạ hội hóa trang và đã yêu nàng chẳng chút băn khoăn đắn đo. Trong tâm hồn chàng không có sự giằng co nào cả. Trước sau gì Rô-mê-ô đã trả lời với Giu-li-ét là vì yêu nàng chàng sẵn sàng từ bỏ tên họ của chàng chẳng chút do dự.

Cả Giu-li-ét cũng thế. Tuy có nhiều băn khoăn nhung là băn khoăn liệu Rô-mê-ô có vượt qua được môi hận thù giữa hai dòng họ không. Đó là bãn khoăn về phía Rô-mê-ô chứ không hề băn khoăn về phía mình. Đúng là trong tâm hồn Giu-li-ét không hề có chút đắn đo suy tính nào, không có câu hỏi nên hay không nên yêu Rô-mê-ô trong hoàn cảnh giữa hai dòng họ có mốì hận thù.

Có thể nói qua mười sáu (16) lời thoại vấn đề tình yêu và thù hận đã được giải quyết xong.

Mai Thu

0