06/02/2018, 00:32

Tuần 13 – Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43)

Tuần 13 – Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43) Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu là ức Trai, quê gốc tại lắng Ngái (Chi Ngại), huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Ông mất ngày 19 – 9 – 1442, tức ...

Tuần 13 – Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43)

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu là ức Trai, quê gốc tại lắng Ngái (Chi Ngại), huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Ông mất ngày 19 – 9 – 1442, tức 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba, trong vụ án Lệ Chi Viên (tức vụ án Trại Vải, huyện Gia Lương, nay thuộc Bắc Ninh), vụ án tru di tam tộc oan khốc nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Ông là nhà văn hoá, nhà thơ lớn của dân tộc, người mở đầu cho sáng tác thơ Nôm ở Việt Nam. Cảnh ngày hè là một trong những bài thơ đặc sắc trong tập Quốc âm thi tập, một tập thơ Nôm được xem ià cổ nhất.

2. Về Quốcâm thi tập

– Là tập thơ Nôm sớm nhất còn lại đến hôm nay. Nó là “bông hoa nghệ thuật đầu mùa” của thơ ca tiếng Việt.

– Về nội dung, Quốc âm thi tập phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi (lí tưởng nhân nghĩa; lòng yêu nước, thương dân; tình yêu thiên nhiên, quê hương, con người, cuộc sống,…).

– Về nghệ thuật, tác giả Quốc âm thi tập vận dụng một cách thành thục thể thơ thất ngôn Đường luật. Tuy nhiên, có chỗ Nguyễn Trãi lại chen vào một số câu thơ lục ngôn thích hợp (một sự phá cách trong sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ).

3. Bài thơ Cảnh ngày hè thể hiện vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và vẻ đẹp tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi. Bài thơ mang vẻ đẹp bình dị, tự nhiên, có sự đan xen câu lục ngôn (sáu chữ) và câu thất ngôn (bảy chữ)

II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Miêu tả cảnh ngày hè, tác giả đã sử dụng các động từ, tính từ, từ láy có sức gợi hình tượng và cảm giác. Ở câu 2, 3, 4, 5, 6 là các từ: đùn đùn, giương, phun, đỏ, tiễn, lao xao, dắng dỏi. Từ đùn đùn gợi tả sắc xanh thẫm của tán hoè lớp lớp, liên tiếp tuôn ra, giương rộng ra; từ phun gợi sự nổi bật, bắt mắt của màu đỏ hoa lựu; tiễn (ngát, nức) gợi tả sức lan toả của hương sen; từ lao xao, dắng dỏi đảo lên trước chợ cá, cầm ve làm nổi bật âm sắc rộn ràng, râm ran rất riêng của mùa hè. Dưới cái nhìn của tác giả, những sự vật vốn tĩnh trở nên động. Chuyển tĩnh thành động, sự cảm nhận cảnh ngày hè của nhà thơ bộc lộ rõ tình yêu sự sống sinh sôi, cái động của thiên nhiên, cảnh vật phản ánh cái động trong lòng người.

2. Bức tranh mùa hè:

Cảnh ngày hè hiện ra thật đẹp, đầy sức sống với những chi tiết cụ thể, sinh động: tán hoè xanh thẫm che rợp, thạch lựu bên hiên nhà còn phun màu đỏ, sen hồng trong ao ngát mùi hương, tiếng lao xao vọng lại từ làng chài, tiếng ve như tiếng đàn vang dội lên. Bức tranh cho thấy sức sống sinh sôi, rạo rực khắp nơi nơi. Âm thanh và màu sắc, cảnh vật và con người như đang hài hoà trong sự vận động của quy luật sinh sôi.

3. Bức tranh ngày hè sinh động không những được gợi tả bằng hình ảnh màu sắc, âm thanh, sự chuyển động tinh tế của sự vật mà còn thể hiện ở nhịp điệu, tiết tấu. Đọc bài thơ, ta như thấy nhà thơ đang mở ra tất cả những giác quan của mình để đón nhận những vang dội của thiên nhiên và của nhịp sống con người.

Sắc thái của cảnh vật trong bức tranh về sự sống mùa hè đã cho thấy tâm trạng phấn chấn trước vẻ đẹp của cuộc sống đã "phá vỡ" cái tĩnh tại của cuộc sống nhàn dật thuần tuý, qua đó bộc lộ niềm quyến luyến, thiết tha với cuộc đời.

4. Nỗi lòng của nhà thơ đối với đời, với cuộc sống nhân dân hiện ra rõ nét ở hai câu cuối bài. Ông nói đến cây đàn của Ngu Thuấn với mong ước thanh bình, no đủ cho muôn dân. Niềm tha thiết, gắn bó với đời được cụ thể bằng niềm mong mỏi giàu đủ cho nhân dân. Ngay cả trong không gian nhàn dật, ý thức nhập thế, giúp đời luôn thường trực trong tâm hồn Nguyễn Trãi. Câu thơ cuối chỉ có sáu tiếng, âm điệu thơ mềm mại, dàn trải giúp thể hiện được cái niềm vui và khát vọng mênh mang của nhà thơ về một cuộc sống no ấm cho tất cả mọi người.

5. Tâm sự của nhà thơ:

Sắc thái của cảnh vật trong bức tranh về sự sống mùa hè đã cho thấy tâm trạng phấn chấn trước vẻ đẹp của cuộc sống đã "phá vỡ" cái tĩnh tại của cuộc sống nhàn dật thuần tuý, qua đó bộc lộ niềm quyến luyến, thiết tha với cuộc đời. Nỗi lòng của nhà thơ đối với đời, với cuộc sống nhân dân hiện ra rõ nét ở hai câu cuối bài. Ông nói đến cây đàn của Ngu Thuấn với mong ước thanh bình, no đủ cho muôn dân. Niềm tha thiết, gắn bó với đời được cụ thể bằng niềm mong mỏi giàu đủ cho nhân dân. Ngay cả trong không gian nhàn dật, ý thức nhập thế, giúp đời luôn thường trực trong tâm hồn Nguyễn Trãi.

III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Cảnh và tình trong bài thơ được kết hợp hài hoà. Tả cảnh ngày hè, bài thơ là một bức tranh tràn đầy sức sống. Sức sống của sự vật trong bức tranh tả cảnh mùa hè cũng thể hiện cảm xúc, niềm yêu đời trong tâm hồn nhà thơ. Cảnh gợi cảm xúc, cảm xúc chi phối cái nhìn và tái hiện cảnh vật.

Mai Thu

0