Tuần 32 – Nội dung và hình thức của văn bản văn học
Tuần 32 – Nội dung và hình thức của văn bản văn học Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Nội dung và hình thức của một văn bản văn học là hai mặt không thể chia tách. Nội dung chỉ có thể tồn tại trong một hình thức nhất định. Và ngược lại bất kì hình thức nào cũng mang một ...
Tuần 32 – Nội dung và hình thức của văn bản văn học
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Nội dung và hình thức của một văn bản văn học là hai mặt không thể chia tách. Nội dung chỉ có thể tồn tại trong một hình thức nhất định. Và ngược lại bất kì hình thức nào cũng mang một nội dung.
2. Các khái niệm thuộc nội dung văn học, gồm đề tài, chủ đề, tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật. Mỗi văn bản có thể có một hoặc nhiều chủ đề tuỳ quy mô cũng như ý định.của tác giả. Nhưng những văn bản quy mô nhỏ, đề tài có thể đồng nhất với chủ đề. Vì vậy không nhất thiết phải cố công phân biệt rạch ròi hai khái niệm đó trong tác phẩm.
3. Các khái niệm được coi là thuộc về mặt hình thức gồm ngôn từ, kết cấu và thể loại. Sự hài hoà giữa nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ là phẩm chất của các văn bản văn học ưu tú.
II – HUỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. So sánh đề tài của hai văn bản Tắt đèn của Ngô Tất Tố và Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan.
– Sự giống nhau: Tắt đèn của Ngô Tất Tố và Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan đều viết về cuộc sống cơ cực của người nông dân ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám và sự vùng lên phản kháng tự phát của họ.
– Khác nhau:
+ Tắt đèn miêu tả cuộc sống nông thôn trong những ngày sưu thuế nặng nề, nông dân bị áp bức bóc lột quá mức buộc phải vùng lên phản kháng.
+ Bước đường cùng lại miêu tả cuộc sống lầm than cơ cực của người nông dân trước thủ đoạn bóc lột bằng hình thức cho vay nặng lãi của bọn địa chủ ở nông thôn. Bị cướp lúa, cướp đất, bị đẩy vào bước đường cùng, không còn lối thoát, người nông dân đã phải tự phát vùng lên chống lại.
– Đề tài của Tắt đèn và Bước đường cùng có ý nghĩa rất lớn trong việc thức tỉnh người nông dân và ý thức đấu tranh của họ, giục giã họ quyết tâm thay đổi hoàn cảnh sống khi hiểu ra thực trạng bi thảm cuộc sống của mình. Xét về ý nghĩa tố cáo và tác dụng đấu tranh thì rõ ràng những tác phẩm này mang tính tích cực hơn những sáng tác lãng mạn, mang màu sắc cải lương của các nhà văn lãng mạn đương thời.
2. Phân tích tư tưởng trong bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm.
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chủng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thấm lặng mẹ tôi
Và chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
(Thơ Việt Nam 1945 -1985, NXB Văn học. Hà Nội.1985)
Nội dung bao trùm cả bài thơ là sự nhận thức của người con về công ơn của mẹ. Nội dung ấy đã được nhà thơ lí giải một cách đầy hình ảnh khi đồng nhất liên tưởng giữa “lũ chúng tôi” với “một thứ quả trên đời”.
Hai khổ thơ đầu thể hiện lòng mong mỏi đợi chờ cũng như công phu khó nhọc của người mẹ khi chăm sóc cây trái trong vườn.
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Nói về công ơn của mẹ đúng là không gì giản dị hơn trái bầu, trái bí. Ai mà không phải lớn lén từ những thứ tưởng như đơn giản ấy. Thế nhưng, điều quan trọng là công lao chãm bón và sự đợi mong rất nhiều hàm nghĩa của mẹ. Những quả như quả bí xanh, quả bầu đúng là có “dáng giọt mồ hôi mặn” – là công sức của mẹ bao ngày tháng vun trồng. Từ chuyện trồng cây, nhủ thơ liên tưởng đến chuyện trồng người (chuyện chăm sóc, bồi dưỡng con người).
Và chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tỏi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
Mỗi chúng ta quả đúng giống như là một thứ quả mà người mẹ đã “gieo trồng”, “vun xới”, đợi mong và có khi là cả sự kì vọng vào tương lai của con mình nữa.
Hai càu thơ cuối đầy ẩn ý, vừa là sự băn khoăn về trách nhiệm của bản thân, vừa là sự lo lắng về một điều tất yếu (“bàn tay mẹ mỏi” sự mòn mỏi đợi chờ, không chịu đựng được nữa). Người con lo lắng khi mình còn là thứ “quả non xanh” (chưa đến độ chín, chưa trướng thành, hoặc rộng hơn có thể chưa làm được những điều xứng đáng với sự mong chờ của mẹ, có thể trớ thành những người không tốt,…), thì người mẹ đã không còn nữa. Câu thơ rất giàu hàm ý khi tác giả dùng cụm từ “bàn tay mẹ mỏi” (không thể đợi chờ được nữa). Sự lo lắng sâu sắc là biểu hiện cao của ý thức trách nhiệm phải đền đáp công ơn người đã nuôi nấng dạy dỗ mình. Chữ “mẹ” ở đây còn có thể hiểu rộng ra là Tổ quốc. Đó là tư tưởng của bài thơ.
Mai Thu