25/05/2018, 16:08

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Cần, Kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại lời di huấn dặn dò về Đảng, và vấn đề đạo đức cách mạng: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải thật sự cần, kiệm, liêm, ...

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

   Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại lời di huấn dặn dò về Đảng, và vấn đề đạo đức cách mạng: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân".

    Cả cuộc đời của mình, Người đã tự thực hiện một cách hoàn chỉnh, trọn vẹn những tư tưởng và khát vọng đạo đức cách mạng; Người vừa là nhà lý luận đạo đức cách mạng, vừa là một tấm gương đạo đức trong sáng gần gũi và độc đáo nhất. Về đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh nói: "Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới. Đạo đức vĩ đại, nó không vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người". Và theo cách diễn đạt bình dị của Người: Đạo đức như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối, sức mạnh của con người, sức có mạnh mới gánh được nặng, và đi được xa. Ngay trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta tiến hành sự nghiệp vĩ đại giải phóng và thống nhất đất nước, Người đã khái quát và cảnh báo: "Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không còn trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân". Người cũng thường xuyên nhấn mạnh: "Đảng phải là đạo đức, là văn minh", cán bộ, đảng viên có đạo đức cách mạng phải vừa hồng vừa chuyên, hội tụ đủ đức tài, đức là gốc; phải có sự trung với nước, và hiếu với dân. Tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng của Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta.

   Nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là niềm vinh dự, tự hào của mỗi cán bộ, công chức đối với Bác kính yêu - một con người mà tư tưởng và tầm vóc vĩ đại đã vượt qua mọi không gian và thời gian, trở thành một biểu tượng đẹp đẽ của văn minh nhân loại: Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.

II.  NỘI DUNG:

    2. 1 GIỚI THIỆU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CẦN, KIỆM, LIÊM CHÍNH, CHÍ CÔNG VÔ TƯ

        Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là nền tảng của đời sống mới, là phẩm chất trung tâm của đạo đức cách mạng trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, là mối quan hệ đối với tự mình. Hồ Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính của con người và Người giải thích cặn kẽ, cụ thể nội dung từng khái niệm.

         Cần là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm; phải thấy rõ lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi chúng ta.

         Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình. Tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức…”.

      Cần, kiệm là phẩm chất của người lao động trong đời sống, trong công tác.

         Liêm là trong sạch, là “luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân”, “không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân”; “không tham địa vị, không tham tiền tài…không tham tâng bốc mình…”.

         Chính là ngay thẳng không tà, là đúng đắn, chính trực. Đối với mình không tự cao, tự đại; đối với người không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ trung thành, khiêm tốn, đoàn kết. Đối với việc thì để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà; được giao nhiệm vụ gì quyết làm cho kỳ được, “việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm; việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”.

        Liêm chính là phẩm chất của người cán bộ khi thi hành nhiệm vụ.

        Chí công là hết mực công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòng riêng, thiên tư, thiên vị “tư ân, tư huệ hoặc tư thù, tư oán”, đem lòng chí công, vô tư đối với người, với việc. “khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Muốn “chí công vô tư” phải chiến thắng chủ nghĩa cá nhân.

        Đây là chuẩn mực của người lãnh đạo, người “giữ cán cân công lý”, không được vì lòng riêng mà chà đạp lên pháp luật.

        Cần, kiệm, liêm, chính có mối quan hệ chặt chẽ với chí công vô tư. Ngược lại, đã chí công vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.

        Theo Hồ Chí Minh, Chí công vô tư là đức tính đạo đức tốt, tính tốt ấy có thể gồm 5 điều: nhân, tín, trí, dũng, liêm. Trong Lời nói chuyện trong buổi lễ bế mạc lớp bổ túc trung cấp, ngày 10 tháng 10 năm 1947, Người nói:

        Một người cán bộ tốt phải có đạo đức cách mạng. Quân sư giỏi song nếu không có đạo đức cách mạng thì khó thành công. Muốn có đạo đức cách mạng phải có 5 điều sau đây: Trí - Tín - Nhân - Dũng - Liêm.

        Nói rõ nghĩa: Trí - Là sáng suốt, biết địch biết mình, biết người tốt thì nâng đỡ, biết người xấu thì không dùng, biết cái tốt của mình mà phát triển lên, biết cái xấu của mình để mà tránh.

      Tín - Nói cái gì phải cho tin - nói và làm cho nhất trí - làm thế nào cho dân tin - cho bộ đội tin ở mình.

       Nhân - Là phải có lòng bác ái - yêu nước, yêu đồng bào, yêu bộ đội của mình.

       Dũng - Là phải mạnh dạn, quả quyết nhưng không phải làm liều. Phải có kế hoạch, rồi kiên quyết làm ngay. Nguy hiểm cũng phải làm. Nghĩa là phải có lòng dũng cảm trong công việc.

       Liêm - Là không tham danh vị, không tham sống, không tham tiền, không tham sắc. Người cán bộ đã dám hy sinh cho Tổ quốc, hy sinh cho đồng bào, hy sinh vì nghĩa, thì không tham gì hết.

2. 2 THỰC TRẠNG NƠI LÀM VIỆC KHI HỌC TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CẦN, KIỆM, LIÊM CHINH, CHÍ CÔNG VÔ TƯ

Đại học Cần Thơ (ĐHCT), cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nước ở ĐBSCL, là trung tâm văn hóa - khoa học kỹ thuật của vùng. Trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, từ  một số ít ngành đào tạo ban đầu, Trường đã củng cố, phát triển thành một trường đa ngành đa lĩnh vực. Hiện nay Trường đào tạo 93 chuyên ngành đại học, 34 chuyên ngành cao học, 13 chuyên ngành nghiên cứu sinh và 02 chuyên ngành cao đẳng.

Trường cam kết xây dựng hệ thống quản trị hiệu quả, chuyên nghiệp, trách nhiệm, sáng tạo và luôn đổi mới. Hoạt động quản lý của Trường sẽ được quy trình hóa, tin học hóa, áp dụng các phương thức quản trị cập nhật và được giám sát, đánh giá thường xuyên.

Tầm nhìn (Vision)

Trưng Đại học Cần Thơ sẽ trở thành một trong những trường hàng đầu về chất lượng của Việt Nam và nằm trong nhóm các trường mạnh về đào tạo, nghiên cứu khoa học trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2022.

Sứ mệnh (Mission)

Sứ mệnh của Trường Đại học Cần Thơ là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ hàng đầu của quốc gia đóng góp hữu hiệu vào sự nghiệp đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài và phát triển khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng và quốc gia. Trường Đại học Cần Thơ là nhân tố động lực có ảnh hưởng quyết định cho sự phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

           Giá trị cốt lõi (Core Values)

           Đồng thuận - Tận tâm - Chuẩn mực - Sáng tạo.

Trong đó, Trung tâm Học liệu đóng vai trò rất quan trọng và có mối liên hệ hữu cơ không thể tách rời trường Đại Học Cần Thơ.

     Trung tâm Học liệu - Đại học Cần Thơ, tiền thân là Thư viện Trung tâm Đại học Cần Thơ được Tổ chức Atlantic Philanthropies ( Mỹ ) tài trợ xây dựng mới trên cơ sở chuyển khoảng 70% vốn tài liệu và toàn bộ cán bộ của Thư viện Trung tâm sang Trung tâm Học liệu.

Trung tâm Học liệu được tọa lạc trên diện tích đất 7.560 m2 ngay lối vào cổng A của khu II, Đại học Cần Thơ, một địa điểm lý tưởng thuận tiện cho khách hàng đến sử dụng Trung tâm Học liệu để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu. Trung tâm Học liệu được xây dựng 4 tầng với tổng diện tích xây dựng là 4.800m2 được thiết kế và sắp xếp mỗi tầng của tòa nhà rất hấp dẫn và khoa học phù hợp cho từng góc học tập, nghiên cứu, làm việc độc lập và theo nhóm. Đặt biệt là sự bố trí một cách khoa học dây chuyền hoạt động tổ chức, điều hành và phục vụ khách hàng, tạo sự linh hoạt và dễ dàng cho khách hàng đến sử dụng Trung tâm học liệu.

            Chức năng

Trung tâm Học liệu Đại học Cần Thơ được xây dựng với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại phù hợp điều kiện khí hậu, địa lý và thổ nhưỡng vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trung tâm đầu tư trang thiết bị hiện đại với hơn 400 máy tính điện tử, hệ thống cầu truyền hình và nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại cộng với sự phong phú các nguồn tin sẵn có hoặc kết nối toàn cầu nhằm hướng tới việc tạo sự thoải mái, tiện lợi, kích ứng việc học tập, nghiên cứu của sinh viên và cán bộ của Đại học Cần Thơ và của những người thích học tập và nghiên cứu.

Trung tâm Học liệu là một bộ phận cấu thành quan trọng trong việc thực hiện chiến lược chung của Đại học Cần Thơ, nâng cao chất lượng đào tạo, cụ thể là góp phần thay đổi phương pháp dạy và học, nâng cao nhận thức chủ động học tập và nghiên cứu của cán bộ và sinh viên.

           Nhiệ m vụ

Trung tâm Học liệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc học tập và nghiên cứu của người học và người nghiên cứu, vì nó vừa là người thầy, người bạn đồng hành đáng tin cậy ngoài giảng đường và phòng thí nghiệm của người học và người nghiên cứu. Do đó, Trung tâm Học liệu có nhiệm vụ hỗ trợ cho khách hàng định hướng, xác định và cung cấp cho khách hàng các nguồn tin, nguồn lực thông tin và các sản phẩm dịch vụ thông tin thư viện một cách chính xác giúp cho khách hàng lập kế hoạch, đưa ra quyết định và thực hiện các công việc trong mọi hoạt động của đời sống.

Trung tâm Học liệu còn là nơi hướng dẫn nghiệp vụ và bổ sung nguồn lực thông tin cho hệ thống thư viện khoa của Đại học Cần Thơ.

Trung tâm Học liệu có nhiệm vụ thiết đặt quan hệ và hợp tác quốc tế để trao đổi, học tập và chia sẻ kinh nghiệm quản lý, nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ. Ngoài ra, Trung Tâm Học liệu còn có nhiệm vụ tư vấn và lập đề án phát triển Thư viện cho các đơn vị liên kết.

        2. 2. 1 LƯỢC KHẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TẠI TRUNG TÂM HỌC LIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011- 2020:

      I. Đặt vấn đề:

       Trung tâm Học liệu trường Đại học Cần Thơ (TTHL,  ĐHCT)  được  tổ  chức Atlantic Philanthropies (AP) Mỹ tài trợ và đưa vào hoạt động từ tháng 4/2006. Với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, TTHL đã góp phần to lớn đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nghiên cứu và  ứng  dụng công  nghệ  thông tin, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục, khả năng tự học của sinh viên và khả năng nghiên cứu khoa học cho cán bộ. Sau 05 năm hoạt động, TTHL có những thuận lợi và khó khăn đáng kể. TTHL cần hoạch định chiến lược phát triển, khắc phục những điểm hạn chế, tăng cường những điểm mạnh nhằm góp phần phát triển ổn định và bền vững.

     II. Tình hình thực tế TTHL, ĐHCT:

       1.  Điểm mạnh: Từ ngày thành lập đến nay, TTHL, ĐHCT thu hút rất nhiều bạn đọc đến sử dụng. Dưới đây là số liệu thống kê của 4 năm hoạt động (từ 5/2006 đến 12/2010); Vì quản trị chiến lược là một quá trình liên tục hoạch định chiến lược, thực hiện chiến lược, và đánh giá chiến lược mà trong giai đoạn thực hiện chiến lược thì phải rà soát, bổ sung và đưa ra chính sách cho nên khi tiến hành nghiên cứu thật sự sẽ được cập nhật lại số liệu và điều chỉnh lại chính sách.

 

Năm học

Số lượng độc giả

Số lượng tài liệu

  2006 – 2007

587.380

1.762.140

2007 – 2008

610.952

2.209.509

2008 – 2009

746.496

2.239.488

2009 – 2010

680.148

2.058.444

 

Số lượng đáng kể này có được là do TTHL nằm ngay cổng chính khu 2 của trường. Vị trí này rất thuận tiện cho tất cả bạn đọc là sinh viên, cán bộ, giảng viên của trường đến sử dụng. Hơn thế nữa, các trang thiết bị hiện đại và nguồn học liệu phong phú của trung tâm là động lực thôi thúc người sử dụng đến với TTHL.

       2. Điểm hạn chế: Hiện tại, TTHL có 44 cán bộ, trình độ chuyên môn của cán bộ TTHL ở bậc đại học và cao học. Tuy vậy vẫn còn cán bộ có trình độ trung cấp và sơ cấp.

 

Stt

Trình độ chuyên môn

Số lượng

Hin có

Đi học

1

Trình độ thạc sĩ

11

8

3

2

Trình độ đại học

19

18

1

3

Trình độ cao đẳng

2

2

0

4

Trình độ trung cấp

2

2

0

5

Trình độ sơ cấp

10

10

0

III. Xây dựng chiến lược (2011 - 2020)

     TTHL chú trọng phát triển nguồn nhân lực để phục vụ nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu của cán bộ và sinh viên trường; tiếp tục xây dựng thương hiệu, củng cố website; xây dựng bộ sưu tập số; phát triển các dịch vụ có thu; dịch vụ phục vụ cho cán bộ và sinh viên như thư viện lưu động, thư viện văn phòng; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và xây dựng nhiều đề án, dự án về phát triển bền vững TTHL.

  3. 1  Kế hoạch thực hiện từ 2011 – 2020

      3. 1. 1 Đào tạo nguồn nhân lực cho TTHL

 Hằng năm, TTHL cử cán bộ đi học nghiệp vụ chuyên môn bằng 2 nguồn kinh phí chính (kinh phí từ ngân sách của Nhà nước và kinh phí từ các nguồn tài trợ, viện trợ). Cụ thể là:

Giai đoạn 2011- 2015: sẽ có 5 cán bộ tốt nghiệp thạc sĩ trong nước và nước ngoài.

Giai đoạn 2012 - 2015: có ít nhất 6 cán bộ tham dự kỳ thi tuyển đầu vào cao học thạc sĩ chuyên ngành thông tin – thư viện.

Giai đoạn 2011- 2020: sẽ có ít nhất 1 cán bộ đi học tiến sĩ bằng nguồn kinh phí nước ngoài.

  3. 1. 2 Xây dựng thương hiệu TTHL

            TTHL đã đoạt chứng nhận giải Ba của Bộ Công Thương là “Tòa nhà hiệu quả năng lượng” năm 2008 và đoạt chứng nhận giải Ba “Tòa nhà mới và hiện hữu” năm 2009 khu vực Đông Nam Á. Để xây dựng thương hiệu, trước tiên TTHL phải thực hiện các việc như sau:

Xây dựng phương châm hành động: Đòi hỏi sự đoàn kết của tất cả cán bộ TTHL. Mọi người tự có trách nhiệm cao trong việc tiếp xúc bạn đọc, theo phương châm “Khách hàng thân thiết”.

Sắp xếp lại bộ phận marketing: Mỗi bộ phận tiếp xúc với độc giả đều phải có cán bộ marketing của TTHL.

Củng cố website TTHL: Hạn chế nhiều lần nhấp chuột mới tìm được thông tin cần tìm. Hoàn chỉnh nội dung website tiếng Việt, sau đó cập nhật nội dung website bằng tiếng Anh.

 Áp dụng các chuẩn Quốc tế cho các loại hình tài liệu: Báo - tạp chí, bài báo cáo, sách chuyên khảo, ấn phẩm định kỳ. Hoàn chỉnh bộ sưu tập với hệ thống phân loại Dewey, ứng dụng MARC21 và  các  chuẩn  của  MARC21  như: MARCXML - MARC21 cho dữ liệu ở cấu trúc ngôn ngữ siêu văn bản; MODS (Metadata  Object  Description Standard); MADS (Metadata Authority Description Standard); EAD (Encoded Archival Description) vào việc nhập tất cả các loại hình tài liệu. Chuẩn Z 39.50 để tích hợp CSDL khác nhau giúp cho việc liên thông, liên kết các thư viện, hỗ trợ cho bạn đọc tìm kiếm thông tin dễ dàng, thông suốt, tiếp tục ứng dụng hệ điều hành mã nguồn mở Ubuntu và chú trọng phát triển CSDL số.

Tăng cường an ninh TTHL cũng không kém quan  trọng trong việc  xây  dựng thương hiệu TTHL. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của TTHL cũng phải được bảo trì, bảo hành thường xuyên, không để máy móc trang thiết bị phục vụ bạn đọc bị hư, để lâu không sửa chữa, bạn đọc đến TTHL không sử dụng được.

Giới thiệu rộng rãi cho cán bộ TTHL về các văn bản pháp quy: Pháp lệnh Thư viện (Quyết định 668/ĐH do Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp ban hành ngày 14/07/1986 về chức năng của một thư viện đại học là: “Tổ chức, xây dựng quản lý vốn tài liệu văn hóa, khoa học kỹ thuật phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên trong toàn trường”. Quyết định số 126 LĐ/QĐ ngày 6/6/1985 của Bộ Lao động ban hành danh mục một số chức danh. Luật Bản quyền; Luật Sở hữu Trí tuệ; Nghị định Chính phủ (Điều 59, số 56/2006/NĐ-CP ngày 6/6/2006, về vi phạm các quy định trong lĩnh vực thư viện).

  3. 1. 3 Phát triển vốn tài liệu số của TTHL

Do lượng sách bổ sung của TTHL ngày càng tăng (2009 – 2010: 12.809 nhan, tương đương với 25.809 quyển và 2010 – 2011 là 8.422 nhan tương đương với 15.673 quyển) và số lượng sách bạn đọc mượn trên 2 triệu quyển/ 1 năm, việc số hóa tài liệu là công việc được đặt ưu tiên hàn đầu. Hiện tại, TTHL đã số hóa 11.777 tài liệu:

Stt

Nội dung

Số lượng

1

Luận văn đại học, sau đại học

5.000

2

Tài liệu tham khảo phục vụ cho từng học phần giảng dạy

2.618

3

Bài báo phục vụ chuyên ngành đào tạo

1.537

4

Tạp chí khoa học chuyên ngành

2.452

5

Đề tài nghiên cứu khoa học của trường

170

Tổng cộng Nguồn tài liệu số

11.777

 

IV. Kết luận:

 

Chiến lược phát triển ổn định trong tương lai của TTHL, ĐHCT là đào tạo nguồn nhân lực TTHL, xây dựng thương hiệu TTHL có uy tín và phát triển bộ sưu tập số. Chiến lược này tạo điều kiện cho độc giả chủ yếu là sinh viên, cán bộ, giảng viên trường ĐHCT trong việc học tập, nghiên cứu, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm đạt được mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các tỉnh và thành phố khu vực vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

            2. 2. 2 SỨ MỆNH, TẦM NHÌN, GIÁ TRỊ CỐT LỖI ĐÃ ĐƯỢC ĐỀ XUẤT:

      Sứ mệnh

      Sứ mệnh của Trung tâm Học liệu trường Đại học Cần Thơ là một bộ phận cấu thành quan trọng của Đại học Cần Thơ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, cụ thể là góp phần thay đổi phương pháp dạy và học, nâng cao nhận thức chủ động học tập và nghiên cứu của cán bộ và sinh viên, hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của trường Đại Học Cần Thơ nói riêng và quốc gia nói chung, liên kết tư liệu với các Trung tâm Học liệu, thư viện của các trường Đại học trong và ngoài nước. Đóng góp hữu hiệu vào sự nghiệp đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài và phát triển khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng và quốc gia.

       Tầm nhìn

      Trung tâm Học liệu trưng Đại học Cần Thơ là trung tâm hàng đầu vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long cung cấp dịch vụ chất lượng như dịch vụ đào tạo kỹ năng tìm kiếm thông tin, dịch vụ cung cấp thông tin trọn gói, dịch vụ hội nghị - hội thảo, dịch vụ thư viện lưu động và nằm trong nhóm các Trung tâm Học liệu Việt Nam mạnh về hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học, liên kết tư liệu với các Trung tâm Học liệu, thư viện các trường Đại học trong và ngoài nước vào năm 2030.

       Giá trị cốt lõi

       Tận tâm – lịch sự  -  liên kết – hội tụ - chia sẻ

Vì đây là chuyên đề báo cáo trong lực lượng cán bộ viên chức và người lao động Trung tâm Học liệu cho nên thực trạng tầng 3 Trung tâm Học liệu mọi người đã biết tác giả sẽ đi vào thẳng vấn đề cần báo cáo có mấy điểm cần lưu ý sau:

        Hệ thống máy tính đang trong tình trạng nâng cấp sửa chữa mạng, thiết bị mạng tầng 3 bị hư đang chờ thay đổi và nâng cấp cho nên có nhiều máy tính không thể kết nối mạng

        Chắn sách trên kệ kho luận văn và kho báo tạp chí lưu trữ tầng 3 còn thiếu chưa mua kịp cho nên báo tạp chí lưu trữ và luận văn tốt nghiệp sau đại học bị ngã nghiên không đẹp mắt

        Tụ điện dưới sàn tuy sử dụng nguy hiểm nhưng đến lúc đông bạn đọc thường cắm dây vào để sử dụng laptop

Tài liệu in ấn thuộc loại sách ngoại văn ngày một tăng nhưng kho, kệ sách thì cố định

2. 3 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI ÁP DỤNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

    2. 3. 1 Nguyên nhân:

            Hệ thống máy tính đang trong tình trạng nâng cấp sửa chữa mạng, thiết bị mạng tầng 3 bị hư đang chờ thay đổi và nâng cấp cho nên có nhiều máy tính không thể kết nối mạng là do sử dụng qua 9 năm thiết bị đã bị cũ

             Chắn sách trên kệ kho luận văn và kho báo tạp chí lưu trữ tầng 3 còn thiếu chưa mua kịp cho nên báo tạp chí lưu trữ và luận văn tốt nghiệp sau đại học bị ngã nghiên không đẹp mắt là do thủ tục giấy tờ hành chính còn phải qua nhiều khâu, và vấn đề kinh phí

            Tụ điện dưới sàn tuy sử dụng nguy hiểm nhưng có lúc đông bạn đọc thường cắm dây vào để sử dụng laptop là do một phần nguồn nhân lực trong tổ IT ít, và do bàn để máy tính phục vụ bạn đọc tầng 3 quá nặng mỗi lần di chuyển phải cần một nguồn nhân lực lớn để di chuyển và không thuận tiện cho viên chức phòng IT sửa chữa bảo trì đường dây mạng khi gặp sự cố về đường dây mạng

            Tài liệu in ấn thuộc loại sách ngoại văn ngày một tăng nhưng kho, kệ sách thì cố định

2. 3. 2 Giải pháp:

          Hệ thống máy tính đang trong tình trạng nâng cấp sửa chữa mạng, thiết bị mạng tầng 3 bị hư đang chờ thay đổi và nâng cấp cho nên có nhiều máy tính không thể kết nối mạng là do sử dụng qua 9 năm thiết bị đã bị cũ và xuống cấp. Vì thế giải pháp cho trường hợp này là Ban giám đốc TTHL cầnquan tâm nhiều hơn đến việc mua mới nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng của chúng ta là bạn đọc đến sử dụng TTHL

           Chắn sách trên kệ kho luận văn và kho báo tạp chí lưu trữ tầng 3 còn thiếu chưa mua kịp cho nên báo tạp chí lưu trữ và luận văn tốt nghiệp sau đại học bị ngã nghiên không đẹp mắt là do thủ tục giấy tờ hành chính còn phải qua nhiều khâu, và vấn đề kinh phí. Giải pháp cho vấn đề này là Ban giám đốc TTHL cầnnhanh chống đôn đốc và chuẩn bị chi phí cho việc mua sắm chắn sách thật nhanh để chấn chỉnh lại kệ sách tầng 3 có thẫm mỹ hơn và bạn đọc cũng thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm tài liệu tham khảo góp phần trong việc học tập và nghiên cứu đạt chất lượng, hiệu quả cao.

           Tụ điện dưới sàn tuy sử dụng nguy hiểm nhưng có lúc đông bạn đọc thường cắm dây vào để sử dụng laptop là do một phần nguồn nhân lực trong tổ IT ít, và do bàn để máy tính phục vụ bạn đọc tầng 3 quá nặng mỗi lần di chuyển phải cần một nguồn nhân lực lớn để di chuyển và không thuận tiện cho viên chức phòng IT sửa chữa bảo trì đường dây mạng khi gặp sự cố về đường dây mạng. Vì thế giải pháp cho vấn đề này là cần có sự hỗ trợ của phía phòng hành chính TTHL có những chốt gày hay những khóa nắp ổ điện trên sàn tầng 3 TTHL

Tài liệu in ấn thuộc loại sách ngoại văn ngày một tăng nhưng kho, kệ sách thì cố định.

Giải pháp chính của việc này theo Phương án 1: là cần bố trí kho sách ngoại văn tầng 3 cho thích hợp về chiều dọc song song với mặt lộ đường 3/2 để có thể bổ sung thêm kệ sách chứa sách nhiều hơn và giải pháp cho lâu dài là mua bản quyền sách điện tử của nhà xuất bản hay tác giả để giúp cho vốn tài liệu TTHL được phong phú đáp ứng nhu cầu học tập nghiên cứu đạt hiệu quả và chất lượng ngày càng cao

Phương án 2: là cần bố trí them kệ sách theo chiều của dãy kệ cũ sau đó giản kệ để trong từng bửng kệ sách không còn đầy vì thế bạn đọc dễ dàng tìm sách hơn

Trong 2 phương án trên phương án 2 là phương án thích hợp nhất vừa không mất nhiều thời gian và không tốn nhiều nhân lực cho TTHL

2. 4 ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ĐỂ VIỆC HỌC TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐI VÀO THỰC TIỄN ĐẠT HIỆU QUẢ

Học tập tư tưởng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên cần thể hiện:

          Tích cực, năng động, sáng tạo trong công việc với tinh thần trách nhiệm cao. Luôn cải tiến phương pháp làm việc để vừa nâng cao năng suất, vừa tiết kiệm sức lao động, thời gian và kinh phí cơ quan; có ý thức tiết kiệm điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, đồng thời sử dụng hiệu quả các trang thiết bị hỗ trợ công tác; không để lãng phí của công, của tập thể.

          Hết lòng phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân; không nhũng nhiễu, hạch sách nhân dân; không biến của công thành của riêng.

          Trong công việc phải ngay thẳng, chính trực, công bằng, công tâm. Đối với nhân dân phải kính trọng lễ phép; đối với đồng sự phải đoàn kết, chân thành trên tinh thần đấu tranh xây dựng để cùng nhau tiến bộ.

          Lấy hiệu quả công việc là niềm vui, được phục vụ nhân dân là niềm hạnh phúc; không coi chức vụ là danh vọng, là quyền lực, là điều kiện để vung vén cho bản thân; luôn chiến đấu và phải chiến thắng chủ nghĩa cá Nhân.

          Hồ chí Minh nói: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông;

          Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc;

          Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính.

          Thiếu một mùa thì không thành trời,

          Thiếu một phương thì không thành đất,

         Thiếu một đức thì không thành người”.

          Để phấn đấu trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa, mỗi cán bộ, đảng viên cần nổ lực hơn nữa trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, trong đó có nội dung “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.

          Về đức tính của cán bộ - Viên chức:

         Mình đối với mình: Đừng tự mãn, tự túc; nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ. Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ. Đừng kêu ngạo, học lấy điều hay của người ta. Phải siêng năng tiết kiệm.

         Đối với đồng chí mình phải thế nào? Thân ái với nhau, nhưng không che đậy những điều dở. Học cái hay sửa chữa cái dở. Không nên tranh giành ảnh hưởng của nhau. Không nên nghen ghét đố kỵ và khinh kẻ không bằng mình. Bỏ lối hiếu danh, hiếu vị…

         Đối với công việc phải thế nào? Trước hết phải nghĩ cho kỹ, có việc làm trước mắt thành công nhưng thất bại về sau. Có việc địa phương này làm có lợi nhưng hại cho địa phương khác. Những cái như thế phải tránh… Phải có kế hoạch bước đầu làm thế nào? Bước thứ hai làm thế nào? Bước thứ ba làm thế nào? Thành công thì thế nào? Nếu thất bại thì thế nào? Mỗi ngày lúc sáng dậy, tự hỏi mình hôm nay phải làm gì? Tối đi ngủ phải tự hỏi mình ngày hôm nay đã làm gì? Phải cẩn thận, cẩn thận không phải là nhút nhát, do dự.

         Đối với nhân dân: Phải nhớ Đoàn thể làm việc cho dân, Đoàn thể mình mạnh hay yếu là ở dân. Dân nghe theo là mạnh. Hiểu nguyện vọng của dân, sự cực khổ của dân. Nhưng có những việc dân không muốn mà phải làm như tản cư, nộp thuế, những việc ấy phải giải thích cho dân rõ. Phải tôn kính dân, phải làm cho dân tin, phải làm gương cho dân. Muốn cho dân phục phải được dân tin, muốn cho dân tin phải thanh khiết.

         Đối với Đoàn thể: Trước lúc mình vào Đoàn thể phải hiểu rõ đoàn thể ấy làm gì? Vào làm gì? Mỗi Đoàn thể phải vì dân vì nước. Khi vào Đoàn thể, tự do cá nhân phải bỏ. Phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của Đoàn thể. Phải tuyệt đối trung thành. Khi bình thời phải hết sức làm việc. Khi nguy hiểm phải hy sinh vì Đoàn thể. Hy sinh quyền lợi, giữ danh giá của Đoàn thể. Muốn giữ danh giá của Đoàn thể phải giữ danh giá của mình. Không được báo cáo láo như: làm thành một việc thì phóng đại, thất bại thì giấu đi…

                                                                                                     Bài nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hóa

                                                                                                                     Ngày 20-2-1947, sđd, t. 5, tr. 54-55

         Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng: Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì sẽ dễ trở thành hủ bại, biến thành sâu mọt của dân.

        Cần: Làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ, về sớm. Làm cho chóng, cho chu đáo. Việc ngày nào, nên làm xong ngày ấy, chớ để chờ ngày mai. Phải nhớ rằng: dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta trong những thì giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân.

        Kiệm: Giấy bút, vật liệu đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của dân; ta cần phải biết tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết, thì chớ dùng một tờ to. Một cái phong bì có thể dùng hai ba lần. Mỗi ngày, công sở cả nước dùng mấy vạn tờ giấy và phong bì. Nơi nào cũng tiết kiệm một chút, thì trong một năm đỡ được hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc. Các vật liệu cũng vậy. Nhờ các công sở tiết kiệm, mà lợi cho dân rất nhiều.

        Liêm: Những người ở công sở, từ làng cho đến Chính phủ trung ương, đều dễ tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền của Chính phủ, hoặc khoét đục nhân dân. Đến khi lộ ra, bị phạt, thì mất hết cả danh giá, mà của phi nghĩa đó cũng không được hưởng. Vì vậy, những người trong công sở phải lấy chữ Liêm làm đầu.

       Chính: Mình và người làm việc công, phải có công tâm, công đức. Chớ đem của công dung vào việc tư. Chớ đem của công dung vào việc tư. Chớ đem người tư làm việc công. Việc gì cũng phải công bình, chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán. Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc. Chớ vì bà con bầu bạn, mà kéo vào chức nọ chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình. Phải trung thành với Chính phủ, với đồng bào. Chớ lên mặt làm quan cách mệnh.

                                                                                                                     Đời sống mới,

                                                                                                                    Ngày 20-3-1947, sđd, t.5, tr.104-105.

          Chí công vô tư ở đây được thể hiện là một cán bộ viên chức tốt phải có đạo đức cách mạng. Muốn có đạo đức cách mạng phải có năm điều sao đây:

Trí: Là sáng suốt, biết địch biết mình, biết người tốt thì nâng đỡ, biết người xấu thì không dùng, biết cái tốt của mình mà phát triển lên, biết cái xấu của mình để mà tránh.

Tín: Nói cái gì phải cho tin – nói và làm cho nhất trí – làm thế nào cho dân tin – cho bộ đội tin ở mình.

Nhân: Là phải có lòng bác ái – yêu nước, yêu đồng bào, yêu bộ đội của mình.

Dũng: Là phải mạnh dạn, quả quyết nhưng không phải làm liều. Phải có kế hoạch, rồi kiên quyết làm ngay. Nguy hiểm cũng phải làm. Nghĩa là phải có lòng dũng cảm trong công việc

Liêm: Là không ham danh vị, không tham sống, không tham tiền, không tham sắc. Người cán bộ đã vì nghĩa, thì không tham gì hết.

                                                                            Lời nói chuyện trong buổi lễ bế mạc lớp bổ túc trung cấp

                                                                                                       Ngày 10 – 10 – 1947, sđd, t. 5, tr.223 – 224.

 

 III.  KẾT LUẬN:

          Lời di huấn của Chủ tich Hồ Chí Minh mãi đến nay vẫn còn nguyên giá trị nhân văn sâu sắc nhất là đối với tất cả cán bộ đảng viên, viên chức và người lao động chúng ta về đạo đức của con người đó là: Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư mà trong chí công vô tư có chứa năm đức tính tốt đó là: Trí, Tín, Dũng, Liêm.

   Hồ chí Minh nói: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông;

                              Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc;

                              Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính.

                              Thiếu một mùa thì không thành trời,

                              Thiếu một phương thì không thành đất,

                              Thiếu một đức thì không thành người”.

Trong sáu câu trên, ba câu dưới đã phân tích và bỗ sung làm rõ nghĩa cho ba câu trên tạo thành một lối phân tích rất sáng tạo và đầy súc tích của Hồ Chí Minh. “Thiếu một mùa thì không thành trời; Thiếu một phương thì không thành đất; Thiếu một đức thì không thành người”. Câu kết cuối cùng cũng là vì con người. Chúng ta có thể khẳng định được một điều con người là trung tâm của vũ trụ. Vì thế để phấn đấu trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa, mỗi cán bộ, đảng viên cần nổ lực hơn nữa trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, trong đó có nội dung “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.

          Học tập tấm gương đạo đức của người về Cần, Kiệm, Liêm chính, Chí công vô tư tại tổ chức, đơn vị mình thật sự bổ ích nhất là áp dụng vào thực tế công việc của từng bộ phận trong một đơn vị hết sức hiệu quả. Đó là những lời di huấn vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại và được thế hệ chúng ta lưu truyền cho đến ngày hôm nay. Đó là một chuỗi giá trị nhân văn sâu sắc nhất và có ý nghĩa nhất cho đến hôm nay và mai sau.

 IV.  TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Ban tư tưởng – văn hóa trung ương (2007). Một số lời dạy và mẫu chuyện về tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh. NXB Chính trị quốc gia
  2. Ban tổ chức – cán bộ chính phủ. Viện khoa học – tổ chức nhà nước (1998). Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh. NXB chính trị quốc gia Hà Nội
  3. Nguyễn Minh Chiến (2012). Chiến lược phát triển ổn định của Trung tâm Học liệu trường Đại Học Cần Thơ. Tạp chí thư viện việt Nam Số 2(34)-2012. NXB Thư viện quốc gia Việt Nam
  4. Nguyễn Như Ý (1999). Đại từ điển tiếng việt. NXB.Văn hóa thông tin Hà Nội 
0