28/05/2017, 20:35

Soạn bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản lớp 8

Soạn bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản lớp 8 I. Chủ đề của văn bản Câu 1: Trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh, tác giả đã nhớ và kể lại ky niệm về ngày đầu tiên tựu trường. Tất cả những kỷ niệm ấy xoay quanh việc được mẹ đưa đến trường, trên đường đến trường, ở trường, ông đốc gọi tên, ...

Soạn bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản lớp 8 I. Chủ đề của văn bản Câu 1: Trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh, tác giả đã nhớ và kể lại ky niệm về ngày đầu tiên tựu trường. Tất cả những kỷ niệm ấy xoay quanh việc được mẹ đưa đến trường, trên đường đến trường, ở trường, ông đốc gọi tên, xếp hàng đi vào lớp và học bài học đầu tiên. Tác giả đã bày tỏ sự háo hức, xen lẫn sự lo lắng của đứa trẻ, níu lấy áo mẹ, e thẹn trước một môi trường hoàn toàn ...


I.    Chủ đề của văn bản
Câu 1: Trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh, tác giả đã nhớ và kể lại ky niệm về ngày đầu tiên tựu trường. Tất cả những kỷ niệm ấy xoay quanh việc được mẹ đưa đến trường, trên đường đến trường, ở trường, ông đốc gọi tên, xếp hàng đi vào lớp và học bài học đầu tiên.
Tác giả đã bày tỏ sự háo hức, xen lẫn sự lo lắng của đứa trẻ, níu lấy áo mẹ, e thẹn trước một môi trường hoàn toàn mới. Tác giả đã sống với những kỷ niệm ấu thơ, ký ức ấy ùa về trong tâm trí của tác giả.


Câu 2: Chủ để của văn bản “Tôi đi học” là: Kể lại những sự việc trong buổi đầu tiên đi học, tác giả đã bộc lộ ấn tượng sâu sắc về những tình cảm, cảm xúc ấu thơ trong sáng, hồn nhiên.
Câu 3: Có thể hiểu chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản ấy biểu đạt.


II.    Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
Câu 1: Văn bản “Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh đã nêu lên những kỷ niệm của tác giả trong buổi đầu tiên tựu trường, chúng ta có thể căn cứ vào những yếu tố sau để thấy được điều đó:
Thứ nhất, nhan đề của tác phẩm là “Tôi đi học”

soan bai tinh thong nhat ve chu de cua van ban


Thứ hai, thông qua các từ ngữ như: kỉ niệm, buổi tựu trường, lần đầu tiên đi học, sách vở, bút, thước, trường Mĩ Lý, học trò, thầy, lớp, hồi trống, ông đốc trường, lớp năm, xếp hàng, bàn ghế, phấn, bảng đen …,
Tất cả những căn cứ trên đã nêu lên được chủ đề của văn bản.


Câu 2: Tác giả Thanh Tịnh đã rất thành công trong việc nêu lên chủ đề của văn bản, thông qua các từ ngữ, chi tiết nổ bật lên ấn tượng sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên, cảm giác mới lạ, hồi hộp, lo lắng xen lẫn sự bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi được mẹ đưa đến trường, khi xếp hàng và cuối cùng là khi bước vào lớp để học bài học đầu tiên.


Tác giả đã nao nức, mơn man, những cảm giác trong sáng ấy tưng bừng rộn rã. Thêm vào đó là sự rụt rẽ, núp sau nón mẹ, có những lúc như thấy quả tim ngừng đập.
Chi tiết tác giả đánh rơi quyển vở, con đường quen nhưng tự nhiên lại thấy lạ, tác giả đã có những cảm những khác nhau khi ở nhà và lúc ở trường.

 

0