Thông tin

Mã trường LAH

Số điện thoại 0433686102

Email

Website http://sqlq1.edu.vn/

Địa chỉ Trường Đại học Trần Quốc Tuấn (Trường SQLQ1)-Xã Cổ Đông, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội

Trường Sĩ Quan Lục Quân 1 - Đại học Trần Quốc Tuấn

Ngày 15/4/1945, chấp hành Nghị quyết Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ và Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Trường Quân chính kháng Nhật - tiền thân của Trường Sĩ quan Lục quân 1 ngày nay được thành lập. Sự ra đời của Trường Quân chính kháng Nhật, đã đáp ứng kịp thời nhiệm vụ đào tạo cán bộ quân sự, chính trị làm nòng cốt xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Đồng thời, đặt nền móng cho sự nghiệp đào tạo cán bộ quân đội của Đảng sau này.

  Ngày 15/4/1945, chấp hành Nghị quyết Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ và Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Trường Quân chính kháng Nhật - tiền thân của Trường Sĩ quan Lục quân 1 ngày nay được thành lập. Sự ra đời của Trường Quân chính kháng Nhật, đã đáp ứng kịp thời nhiệm vụ đào tạo cán bộ quân sự, chính trị làm nòng cốt xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Đồng thời, đặt nền móng cho sự nghiệp đào tạo cán bộ quân đội của Đảng sau này. 

 

Khi mới thành lập, mặc dù nhiệm vụ đào tạo cán bộ phải trải qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, nhưng chỉ trong khoảng 10 tháng, Nhà trường đã đào tạo được 7 khóa học với hơn 1.500 cán bộ, làm nòng cốt xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng 8 năm 1945. 

 

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giương cao lá cờ “Trung với nước, hiếu với dân” và danh hiệu “Trung dũng, quyết thắng” mà Bác Hồ đã trao tặng, Nhà trường đã phát triển từ một trường bộ binh thành trường Lục quân tổng hợp, đào tạo cán bộ các binh chủng: Bộ binh, trinh sát, công binh, pháo binh, thông tin, hóa học. Từ huấn luyện cách đánh du kích, phát triển lên huấn luyện cách đánh tập trung với nhiều hình thức chiến thuật. Với 9 khóa học, Nhà trường đã đào tạo được hơn 10 nghìn cán bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu xây dựng các trung đoàn, đại đoàn chủ lực chiến đấu tập trung, tạo những đòn quyết chiến chiến lược, giành thắng lợi trên chiến trường mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. 

 

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với nhiệm vụ vừa xây dựng Trường Lục quân chính quy, kiểu mẫu, vừa nhanh chóng chuyển đổi phương thức đào tạo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của chiến trường theo phương châm: “Lấy nhà trường làm trận tuyến chống Mỹ, cứu nước, dốc hết sức mạnh vào nhiệm vụ đào tạo cán bộ với chất lượng cao nhất để cung cấp cho tiền tuyến”; “Coi khóa học như một chiến dịch, mỗi khoa mục như một trận chiến đấu”, Nhà trường đã cử hàng trăm cán bộ, giáo viên ra chiến trường tham gia chiến đấu, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, biên soạn thành tài liệu huấn luyện. Những trang giáo án viết ở chiến trường đã góp phần đào tạo được đội ngũ cán bộ chỉ huy dũng cảm, mưu trí, linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu, đáp ứng kịp thời đòi hỏi của chiến trường. Hơn 20 năm đào tạo cán bộ trong điều kiện giặc Mỹ ném bom tàn phá, nhiều lần phải sơ tán, nhưng Nhà trường đã đào tạo 26 khóa học, với hàng vạn cán bộ chỉ huy binh chủng hợp thành, đáp ứng kịp thời cho các chiến trường, góp phần cùng quân và dân cả nước làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi. 

 

Bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, quán triệt sâu sắc các quan điểm, đường lối chính trị, quân sự của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng uỷ Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) và Bộ Quốc phòng, Nhà trường vận dụng sáng tạo và cụ thể hóa vào nhiệm vụ đào tạo cán bộ, xây dựng chính quy, vững mạnh toàn diện. Thực hiện đào tạo cán bộ theo hướng “Cơ bản, hệ thống, thống nhất, chuyên sâu” với nhiều chuyên ngành, đối tượng, đáp ứng yêu cầu tác chiến trong điều kiện mới và xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Năm 1998, được Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo bậc đại học; năm 2010, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Trường Đại học Trần Quốc Tuấn trên cơ sở nâng cấp Trường Sĩ quan Lục quân 1; năm 2011, được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Nghệ thuật quân sự. Đây là những mốc son đánh dấu bước phát triển vượt bậc, khẳng định uy tín và vị thế của Nhà trường trong giai đoạn mới. Kế thừa, phát huy những giá trị lịch sử và truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ Lục quân xây đắp nên, Nhà trường không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu; xây dựng chính quy ở các đơn vị. Đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên trưởng thành về mọi mặt; hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học bảo đảm tốt, ngày càng hiện đại; cảnh quan ngày càng khang trang, sạch đẹp. Môi trường giáo dục, văn hóa phát triển lành mạnh, phong phú, luôn là một trong những cái nôi đào tạo cán bộ có uy tín của Quân đội ta.

Hơn bảy mươi năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, Nhà trường đã đào tạo được 85 khóa học, trong đó 81 khóa đã tốt nghiệp ra trường với trên 10 vạn cán bộ, chất lượng đào tạo không ngừng được nâng lên. Cán bộ ra trường đều thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ, phát huy tốt phẩm chất, năng lực trong chỉ huy chiến đấu và huấn luyện, quản lý bộ đội, đáp ứng kịp thời nguồn cán bộ chỉ huy cho các đơn vị. Nhiều đồng chí đã cống hiến, hy sinh trọn đời cho Tổ quốc; hơn 300 đồng chí trở thành tướng lĩnh, cán bộ cao cấp, giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Quân đội; 36 đồng chí được tuyên dương danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” và “Anh hùng Lao động”; nhiều đồng chí trở thành nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng, nhà giáo ưu tú, vận động viên cấp quốc gia và quốc tế; hàng nghìn cán bộ, giáo viên do Nhà trường đào tạo đã trở thành lực lượng nòng cốt xây dựng các học viện, nhà trường trong toàn quân; hơn 34 nghìn học viên của các học viện, trường sĩ quan khu vực phía Bắc đã được học tập, rèn luyện tại Nhà trường; hàng chục vạn lượt học sinh, sinh viên được bồi dưỡng kiến thức quân sự, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục quốc phòng của Đảng. Thành tựu trong công tác đào tạo cán bộ của Nhà trường, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng Quân đội nhân dân trong tình hình mới.

Cùng với nhiệm vụ đào tạo cán bộ, Nhà trường còn là một trung tâm nghiên cứu khoa học nghệ thuật quân sự, tổng kết kinh nghiệm chiến đấu, biên soạn tài liệu, giáo trình kỹ, chiến thuật và điều lệnh chiến đấu cho toàn quân. Từ những trang giáo án đầu tiên trong “Cách đánh du kích” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đến tập bài giảng “Công tác của người chính trị chỉ đạo viên” của đồng chí Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên Nhà trường không ngừng học tập, nghiên cứu, tiếp thu tri thức, phát huy truyền thống quân sự của dân tộc, đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh cách mạng, tích cực nghiên cứu đề tài, biên soạn tài liệu, giáo trình huấn luyện cho các nhà trường và đơn vị trong toàn quân; đẩy mạnh cải tiến mô hình học cụ phục vụ có hiệu quả cho công tác huấn luyện. Nhà trường thường xuyên, chú trọng đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng đào tạo và theo kịp với sự phát triển của tình hình thực tiễn, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, góp phần làm phong phú thêm nghệ thuật quân sự Việt Nam. 

 

Thực hiện tốt phương châm: Nhà trường gắn liền với đơn vị và chiến trường; gắn lý thuyết với thực hành, trong các giai đoạn cách mạng, công tác đào tạo cán bộ của Nhà trường luôn bám sát yêu cầu của tình hình thực tiễn, vừa chiến đấu, vừa đào tạo để đáp ứng kịp thời cán bộ chỉ huy cho các chiến trường. Tháng 8/1945, tất cả cán bộ, học viên kể cả Ban Giám đốc, đều dừng chương trình học để lên đường nhận nhiệm vụ làm cán bộ lãnh đạo, chỉ huy khởi nghĩa. Kháng chiến bùng nổ ở Nam Bộ, 100% học viên của Nhà trường xung phong Nam tiến. Những chiến công oanh liệt trong kháng chiến, như: Thành tích diệt phỉ bảo vệ căn cứ địa trước cách mạng Tháng Tám; trận chiến đấu Đầm Hồng - Bản Thi, trận tập kích Đồn Yên Thịnh... đã ghi vào tranh sử hào hùng của Nhà trường, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng danh hiệu “Trung dũng, quyết thắng”. Năm 1947, Nhà trường cử 51 cán bộ, giáo viên bổ sung cho Quân khu Việt Bắc; tháng 5/1965, 59 đồng chí tham gia thành lập Quân khu Đông Bắc. Đầu năm 1973, Trung đoàn 209 Quân khu Tả Ngạn (có cán bộ Nhà trường tham gia chiến đấu) giành thắng lợi oanh liệt ở Cửa Việt; năm 1974, cử cán bộ, giáo viên vào chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị. Trong 2 cuộc kháng chiến và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, nhiều tấm gương chiến đấu ngoan cường lập được những chiến công hiển hách, như các đồng chí: Vũ Hải Đường, Phạm Ngọc Khánh, Hoàng Văn Vẻ, Trần Thông Vách, Phạm Ngọc Thảo… Hằng năm, Nhà trường đều cử cán bộ, giảng viên đi thực tế ở các đơn vị trong toàn quân, học tập, tích lũy thêm kinh nghiệm nhằm vận dụng vào huấn luyện, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ. 

Trong thời bình, Nhà trường luôn là ngọn cờ đầu tham gia phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, tiêu biểu như: Công trình Đại thủy nông Bắc - Hưng - Hải, công trình hồ suối Hai; cùng nhân dân các địa phương chống lũ lụt; tham gia cải tạo công, thương nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng và vận động xây dựng hợp tác hóa nông nghiệp ở Sơn Tây. Trong suốt chặng đường lịch sử vẻ vang của mình, các thế hệ Lục quân luôn thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trung với nước, hiếu với dân”. Do vậy, dù ở nơi tuyến đầu của cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược hay trên mặt trận lao động sản xuất, phòng chống lũ lụt, khắc phục hậu quả thiên tai, giúp đỡ nhân dân xóa đói, giảm nghèo và vận động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, cán bộ, giáo viên, học viên luôn tiên phong, gương mẫu, đoàn kết gắn bó chặt chẽ với cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân các địa phương và được nhân dân hết lòng thương yêu, đùm bọc. Nhà trường đã luôn thực hiện tốt chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất, giữ vững và phát huy phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, “Bộ đội Lục quân”.

Thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả mà Đảng, Nhà nước, Quân đội giao cho, với tinh thần đoàn kết, thuỷ chung trong sáng, Nhà trường đã đào tạo hơn 4 nghìn cán bộ, giáo viên quân sự cho 14 nước anh em; cử hàng trăm lượt cán bộ, giảng viên đi chuyên gia và làm nhiệm vụ quốc tế; đón tiếp nhiều đoàn đại biểu quân sự các nước đến thăm, trao đổi, học tập kinh nghiệm, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, thắt chặt quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Quân đội nhân dân Việt Nam với quân đội các nước trong khu vực và trên thế giới.

Với những thành tích xuất sắc trên các mặt công tác, ngày 29/8/1985, Trường Sĩ quan Lục quân 1 vinh dự được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu “Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, là nhà trường quân đội đầu tiên được đón nhận danh hiệu cao quý này. Nhà trường còn được tặng ba Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân, huy chương và phần thưởng cao quý khác. 

Hơn bảy mươi năm qua, bằng trí tuệ, tình cảm, công sức của mình, các thế hệ Lục quân đã xây đắp nên truyền thống vẻ vang: "Trung hiếu, tiên phong, mẫu mực, quyết thắng". Những thành tựu và truyền thống đó được bắt nguồn từ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm sâu sát của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà trực tiếp là Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng; sự thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ của nhân dân; sự ủng hộ, giúp đỡ của các đơn vị trong toàn quân và bạn bè quốc tế; sự đoàn kết thống nhất, chủ động khắc phục khó khăn, ý chí quyết tâm cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao của các thế hệ cán bộ, giáo viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ Nhà trường.

Tự hào với truyền thống vẻ vang hơn bảy mươi năm xây dựng, đào tạo, chiến đấu và trưởng thành, cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ Nhà trường luôn giữ gìn, phát huy và tiếp tục viết nên những trang sử vàng hào hùng, xứng đáng với danh hiệu cao quý Nhà trường anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. 

 

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐẾN THĂM VÀ GỬI THƯ ĐỘNG VIÊN CÁN BỘ, 

GIẢNG VIÊN, HỌC VIÊN, NHÂN VIÊN, CHIẾN SĨ NHÀ TRƯỜNG

             

Những lần đến thăm:

- Lần thứ nhất: Đầu tháng 7 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Nhà trường (Khoá 1) tại xã Tân Trào, châu Tự Do (Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang).

- Lần thứ hai: Ngày 1 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Nhà trường tại Hà Nội và dự Lễ bế giảng Khoá 4 với tư cách là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Lần thứ ba: Ngày 16 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Nhà trường và dự Lễ khai giảng Khoá 5 tại khu Việt Nam Học xá, Hà Nội.

- Lần thứ tư: Ngày 15 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Nhà trường và dự Lễ bế giảng Khoá 5 tại khu Việt Nam Học xá, Hà Nội.

- Lần thứ năm: Ngày 26 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Nhà trường và dự Lễ khai giảng Khoá 8 (Khoá 1 Võ Bị Trần Quốc Tuấn) tại khu Khách sạn Sa Lê (khu vực Bến xe Sơn Tây hiện nay).

- Lần thứ sáu: Cuối tháng 10 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Nhà trường tại khu Khách sạn Sa Lê (khu vực Bến xe Sơn Tây hiện nay).

- Lần thứ bảy: Ngày 10 tháng 11 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Nhà trường tại khu khách sạn Sa Lê (khu vực Bến xe Sơn Tây hiện nay).

- Lần thứ tám: Ngày 5 tháng 4 năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Nhà trường tại khu Sân bay Bạch Mai, Hà Nội.

- Lần thứ chín: Ngày 15 tháng 4 năm 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Nhà trường tại Công trường 50 Sơn Tây (địa điểm đóng quân của Nhà trường hiện nay).

Những lần viết thư động viên:

- Ngày 15 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư thăm Nhà trường nhân dịp khai giảng Khoá 4 Trường Quân chính Việt Nam.

- Ngày 15 tháng 4 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư thăm Nhà trường nhân dịp khai giảng Khoá 11 (Khoá 4 Võ Bị Trần Quốc Tuấn).

 - Tháng 11 năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư thăm và động viên cán bộ, giáo viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ Nhà trường.

ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ NHÀ TRƯỜNG QUA CÁC NHIỆM KỲ    

 STT

CÁC LẦN ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ

 NHÀ TRƯỜNG

THỜI GIAN

ĐẠI HỘI

SỐ UỶ VIÊN

BAN CHẤP HÀNH

 

BÍ THƯ ĐẢNG UỶ

1

Đại  hội lần thứ I

 6 - 17/6/1960

13 chính thức,    2 dự khuyết

Lê Quang Hoà

2

Đại hội lần thứ II

27 - 29/6/1962

12 chính thức

2 dự bị

 

3

Đại hội lần thứ III

    29/4/1964

11chính thức

2 dự khuyết

Lê Tự Đồng

4

Đại hội lần thứ IV

19 - 21/3/1967

11 chính thức

2 dự khuyết

Lê Tự Đồng

5

Đại hội lần thứ V

15 - 17/12/1969

9 chính thức

2 dự khuyết

Hoàng Minh Thi

6

Đại hội lần thứ VI

2 - 4/5/1974

13 chính thức

2 dự khuyết

Lê Chiêu

7

Đại hội lần thứ VII

9 - 21/11/1979

11 chính thức

2 dự khuyết

Lã Ngọc Châu

 

8

Đại hội lần thứ VIII

21/7/1981

11 chính thức

2 dự khuyết

Lã Ngọc Châu

 

9

Đại hội lần thứ IX

4 - 19/9/1986

11 chính thức

2 dự khuyết

Lã Ngọc Châu

10

Đại hội lần thứ X

17 - 19/4/1989

11 chính thức

3 dự khuyết

Nguyễn Ngọc Tiến

11

Đại hội lần thứ XI

3 - 5/10/1991

13 chính thức

 (5 uỷ viên T.vụ)

Lương Văn Cửu

 

12

Đại hội lần thứ XII

5 - 7/4/1996

13 chính thức

(4 uỷ viên T.vụ)

- Lương Văn Cửu

- Bạch Quang Triệu

(Từ ngày 30/10/1996)

13

Đại hội lần thứ XIII

21- 23/11/2000

13 chính thức

(4 uỷ viên T.vụ)

 - Nguyễn Mạnh Đẩu

 - Nguyễn Văn Việt

    (thay đồng chí Nguyễn Mạnh Đẩu

từ 2/2005)

14

Đại hội lần thứ XIV

25 - 28/10/2005

13 chính thức

(4 uỷ viên T.vụ)

Nguyễn Văn Việt

15

 

Đại hội lần thứ XV

 

 

17 - 19/8/2010

15 chính thức

(5 ủy viên T. vụ)

- Nguyễn Văn Việt

- Trương Đình Quý

(Thay đồng chí Nguyễn Văn Việt từ 10/2011)

16

Đại hội lần thứ XVI

 

31/8 - 01/9/2015

17 chính thức

(5 ủy viên T.vụ)

- Trương Đình Quý

- Lương Đình Hồng

 (Thay đồng chí Trương Đình Quý từ 12/2016 đến nay) 

  

 

NHỮNG LẦN THAY ĐỔI TÊN

VÀ ĐỊA ĐIỂM ĐÓNG QUÂN CỦA NHÀ TRƯỜNG

            A. Tên trường:

1. Trường Quân chính kháng Nhật (15/4/1945 - đầu 9/1945).

2. Trường Quân chính Việt Nam (7/9/1945 - đầu 10/1945).

3. Trường Huấn luyện cán bộ Việt Nam (15/10/1945 - 16/4/1946).

4. Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn (17/4/1946 - cuối 1/1948).

5. Trường Lục quân trung học Trần Quốc Tuấn (Đầu 2/1948 - đầu 12/1950)

6. Trường Lục quân Việt Nam (Cuối 12/1950 - đầu 1/1956).

7. Trường sĩ quan Lục quân Việt Nam (Đầu 1/1956 - 1976).

8. Trường sĩ quan Lục quân 1 (Từ năm 1976 đến nay).

9. Trường Sĩ quan Lục quân 1 (Đại học Trần Quốc Tuấn - ngày 28/10/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1972/QĐ-TTg Về thành lập Trường Đại học Trần Quốc Tuấn trên cơ sở nâng cấp Trường Sĩ quan Lục quân 1)

            B. Địa điểm:

1. Từ cuối 5/1945 - cuối 7/1945: Xóm Khuổi Kịch xã Tân Trào, Châu Tự Do (Nay là Huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang).

2. Từ đầu 8/1945 - cuối 8/1945: Pắc Coọp (Cách Khuổi Kịch khoảng 20km)

3. Từ đầu 9/1945 - đầu 10/1945: Trường Đỗ Hữu Vị (Hà Nội).

4. Từ ngày 15/10/1945 - cuối 11/1945: Khu Việt Nam Học xá (Hà Nội).

5. Từ cuối 11/1945 - cuối 1/1947: Khách sạn Sa Lê -  Sơn Tây (Nay là Bến xe ô tô Sơn Tây, Hà Nội).

6. Từ cuối 1/1947 - cuối 3/1947: Thị xã Tuyên Quang.

7. Từ cuối 3/1947 - đầu 4/1948: Bá Vân -  Đồng Hỷ, Thái Nguyên.

8. Từ đầu tháng 4/1948 - đầu tháng 6/1950: Phân hiệu Lục quân Trung bộ Hà Cháy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An và huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.

9. Từ cuối 6/1950 - đầu 6/1954: Phụng Minh, Vân Nam, Trung Quốc. Phân hiệu Lục quân Nam Bộ ở xã Hồ Vân Tố, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ

10. Từ cuối 6/1954 - đầu 1/1956: Tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

11. Từ đầu 1/1956 - đầu 10/1958: Khu vực Sân bay Bạch Mai và Quần ngựa (Hà Nội), Đáp Cầu (Bắc Ninh): Công trường 50 Sơn Tây.

12. Từ cuối 10/1958 - đầu 8/1965: Công trường 50 Sơn Tây.

13. Từ cuối 8/1965 - cuối 1/1973: Trường sơ tán về một số vùng thuộc các tỉnh Hà Tây, Hoà Bình, Vĩnh Phú.

14. Từ 27/1/1973: Toàn trường trở về Công trường 50 Sơn Tây.

 

TRƯỜNG  SĨ QUAN LỤC QUÂN 1 ĐƯỢC TẶNG THƯỞNG

 DANH HIỆU VÀ HUÂN CHƯƠNG

            - Danh hiệu: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (29 tháng 8 năm 1985)

            - Ba Huân chương Hồ Chí Minh (2 - 1985, 4 - 2005, 1 - 2015).

            - Năm Huân chương quân công (hai hạng nhất, hai hạng hai, một hạng ba).

            - Bảy Huân chương chiến công (một hạng nhất, bốn hạng hai, hai hạng ba).

            - Ba Huân chương Lao động (một hạng Nhất, hai hạng Hai).

- Huân chương Tự do - Huân chương cao quý của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

            - Huân chương Ít-xa-la của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (10/1999).

 

CÁC ĐỒNG CHÍ HIỆU TRƯỞNG,

CHÍNH UỶ (PHÓ HIỆU TRƯỞNG VỀ CHÍNH TRỊ) QUA CÁC THỜI KỲ

 

A. Hiệu trưởng

1. Hoàng Văn Thái (6/1945)

2. Nguyễn  Thanh Phong (7/1945 - 8/1945)

3. Trương Văn Lĩnh (Nguyễn An) (9/1945 - 11/1945)

4. Trần Tử Bình (12/19 45 - 4/1946)

5. Hoàng Đạo Thuý (5/1946 - 11/1946, 10/1947 - 12/1947)

6. Nguyễn Sơn (12/1946 - 9/1947)

7. Lê Thiết Hùng (1948 - 1954)

8. Lê Trọng Tấn (1955 - 1961)

9.Cao Văn Khánh (10/1961 - 4/1964)

10. Nguyễn Bằng Giang (5/1964 - 12/1968)

11. Nguyễn Thái Dũng (1/1969 - 1/1978)

12. Vũ Yên ( 1/1978 - 8/1980)

13. Lưu Bá Xảo  (8/1980 - 2/1989)

14. Nguyễn Ân (2/1989 - 7/1994)

15. Khuất Duy Tiến (7/1994 - 8/1997)

16. Nguyễn Khắc Viện (từ 8/1997 -  2/2002)

17. Nguyễn Hữu Hạ (từ 2/2002 - 2/2007)

            18. Nguyễn Quốc Khánh (2/2007 - 2/2009)

            19. Trần Quốc Phú (2/2009 - 3/2013)

            20. Đỗ Viết Toản (3/2013)

            B. Chính uỷ (Phó hiệu trưởng về chính trị)

1. Trần Tử Bình (9/1945 - 12/1946, 1950 - 1956)

2. Trịnh Đình Cửu (Lê Đình) (6/1947 - 10/1947)

3. Lê Quang Hoà (1957 - 10/1960, 3/1961 - 12/1962)

4. Đoàn Quang Thìn (10/1960 - 3/1961)

5. Lê Tự Đồng (12/1962 - 8/1968)

6. Hoàng Minh Thi (8/1968 - 8/1971)

7. Lê Chiêu (8/1971-3/1979)

8. Lã Ngọc Châu (3/1979 - 10/1987)

9. Nguyễn Ngọc Tiến (10/1987 - 6/1990)

10. Lương Văn Cửu (6/1990 - 8/1996)

11. Bạch Quang Triệu (từ 8/1996 - 11/2000)

            12. Nguyễn Mạnh Đẩu (từ 10/2000 - 12/2004)

            13. Nguyễn Văn Việt (5/2004 - 10/2011)       

14. Trương Đình Quý (10/2011 - 11/2016)

15. Lương Đình Hồng (12/2016 - 2/2018)

16. Đỗ Văn Thiện (2/2018 đến nay) 

NHỮNG CÁN BỘ TỪNG LÀ HỌC VIÊN CỦA TRƯỜNG ĐƯỢC TUYÊN

DƯƠNG DANH HIỆU ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG

NHÂN DÂN,  ANH HÙNG LAO ĐỘNG

1. Sơn Tôn (31/8/1955)

2. Đàm Ngụy (7/5/1956)

3. Trần Ngọc Phương (1/1/1967)

4. Hà Văn Kẹp (1/1/1967)

5. Nguyễn Hồng Nhị (18/6/1969)

6. Nguyễn Hữu Quyền (20/12/1969)

7. Phạm Ngọc Khánh (15/2/1970, liệt sĩ: 28/6/1968)

8. Nguyễn Chơn (15/2/1970)

9. Dơ Chăm Út (15/2/1970)

10. Nguyễn Như Hoạt (25/8/1970)

11. Phan Thu (25/8/1970)

12. Phùng Quang Thanh (20/9/1971)

13. Mai Ngọc Thoảng (23/9/1973)

14. Hoàng Văn Vẻ (20/12/1973)

15. Đoàn Sinh Hưởng (12/9/1975)

16. Nguyễn Văn Được (15/1/1976)

17. Trần Thông Vách (15/1/1976)

18. Đỗ Văn Ninh (6/11/1978)

19. Nguyễn Thanh Tùng (16/11/1978)

20. Võ Đại Huệ (19/12/1979, liệt sĩ: 18/2/1979)

21. Nguyễn Công Tiến (20/12/1979, liệt sĩ: 17/3/1979)

22. Đoàn Triết Minh (Tên thật Đặng Minh Nhuận, tức Bảy Đen, 20/12/1994; liệt sĩ: 30/8/1963)

23. Nguyễn Ngọc Bảo (30/8/1995, liệt sĩ 30/3/1954)

24. Phạm Ngọc Thảo (30/8/1995, liệt sĩ 1965)

25. Lê Xuân Phôi (30/8/1995, liệt sĩ 17/11/1965)

26. Nguyễn Đệ (Ba Trung, 25/6/1998)

27. Đỗ Xuân Diễn (Anh hùng lao động)

28. Trần Minh Thiệt (1976; liệt sĩ 1998)

29. Lê Văn Cao (K24/d2/1969; liệt sĩ 1969)

30. Nguyễn Trung Thu (K34/d1/2012)

31. Mai Phước Liệu (K32/d2/2012)

            32. Khuất Duy Tiến (Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân năm 2013)

            33. Trần Công Lập (11/2011)

            34. Lê Bá Ước (7/2012)

            35. Nguyễn Văn Ba (8/1995)

            36. Lâm Văn Lích (1/1967)

 

CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN NHÀ TRƯỜNG ĐƯỢC NHÀ NƯỚC

TẶNG DANH HIỆU NHÀ GIÁO ƯU TÚ

1- Nguyễn Suý     

2- Phạm Trung Đôi      

3- Nguyễn Văn Sự      

4- Đỗ Hùng Vỹ     

5- Nguyễn Đăng Thanh

6- Bùi Việt Dũng

7- Phạm Hồng Sơn

8- Vũ Đình Lưu

9- Lê Văn Nhuần

10- Trần Minh Quang

11- Trần Hùng Phức

12-  Lê Viết Anh

13- Nguyễn Thanh Hùng

 

 

 

CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN NHÀ TRƯỜNG

ĐẠT CHỨC DANH PHÓ GIÁO SƯ

 

1. Thiếu tướng, PGS, TS Đỗ Viết Toản

2. Thiếu tướng, PGS, TS Nghiêm Viết Hải

3. Đại tá, PGS, TS Lê Quang Phi

4. Đại tá, PGS, TS Kim Ngọc Đại

5. Đại tá, PGS, TS Cao Đức Lộc

6. Đại tá, PGS, TS Nguyễn Thanh Hùng

7. Đại tá, PGS, TS Nguyễn Thanh Tùng

8. Đại tá, PGS, TS Đỗ Thanh Minh

9. Đại tá, PGS, TS Nguyễn Trung Anh

10. Đại tá, PGS, TS Bùi Xuân Long

11. Đại tá, PGS, TS Trần Văn Long

12. Đại tá, PGS, TS Đỗ Xuân Hinh

 

 

CÁN BỘ, HỌC VIÊN, NHÂN VIÊN NHÀ TRƯỜNG

ĐƯỢC TRAO TẶNG GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ DANH HIỆU

NGHỆ SĨ NHÂN DÂN; NGHỆ SĨ ƯU TÚ

           I. Giải thưởng Hồ Chí Minh

1. Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát - Tổng thư ký đầu tiên Hội Nhạc sĩ Việt Nam

2. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận - Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam, nguyên Đội trưởng đội Văn công Lục quân, nguyên Trưởng đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị.

          II. Nghệ sĩ nhân dân

1. Đinh Ngọc Liên - nguyên Đoàn trưởng Đoàn Quân nhạcViệt Nam

2. Lê Đóa - nguyên Đoàn trưởng Đoàn Văn Công Công an nhân dân vũ  trang(Bộ đội Biên phòng)

3. Đoàn Long - nguyên Giám đốc Nhà hát nhạc giao hưởng Việt Nam.

4. Trần Qúy - nguyên Phó Giám đốc Nhà hát nhạc dân tộc việt Nam.

5. Nguyễn Minh Tiến - Đạo diễn múa, học viên Khóa 13(tức Khóa 6 - Võ bị Trần Quốc Tuấn)

          III. Nghệ sĩ ưu tú

1. Thành Ngọc Căn - Đạo diễn kịch, Đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị.

2. Thanh Nga - Đạo diễn múa, Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị.

3. Huy Luân - nguyên Đoàn  phó Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị

4. Xuân Tứ - Phó Giáo sư, nguyên Hiệu trưởng Trường Âm nhạc nghệ thuật Hà Nội.

5. Ngọc Canh - Tiến sĩ nghệ thuật học, Phó Viện trưởng Viện Văn học dân gian Việt Nam.

6. Vũ Minh - Đạo diễn kịch nói, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội sân Khấu Việt Nam.

7. Hoàng Thành Nội - Đoàn phó Đoàn Ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam

          IV. Các nghệ sĩ, nhạc sĩ

1. Vũ Tự Lập - Phó Tổng biên tập Tạp chí Âm nhạc, Tổng biên tập Báo Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

2. Sĩ Hanh - Nhà viết kịch, Đoàn Kịch nói Tổng cục Chính trị.

3. Lê Lan - Nhạc sĩ sáng tác Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị.

4. Hoàng Đạm - Nhạc sĩ lý luận, Đoàn phó Đoàn Ca nhạc dân tộc Việt Nam.

5. Phạm Tuyên - Nhạc sĩ sáng tác, học viên Khóa 12 (tức Khóa 5 - Võ bị Trần Quốc Tuấn).

6. Tô Hải - Nhạc sĩ sáng tác, học viên Khóa 12 (tức Khóa 5 - Võ bị Trần Quốc Tuấn).

7. Doãn Nho - Phó Tiến sĩ âm nhạc, nhạc sĩ sáng tác Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị, học viên Khóa 13 (tức Khóa 6 - Võ bị Trần Quốc Tuấn).

8. Doãn Quang Khải - Nhạc sĩ sáng tác, học viên Khóa 13 (tức Khóa 6 - Võ bị Trần Quốc Tuấn.

 

Bài liên quan

Đại Học Kiến Trúc TPHCM

"Tuyên bố sứ mạng của trường Đại học Kiến trúc TP HCM đảm bảo vị trí là một trong những trung tâm đào tạo đại học và sau đại học, nghiên cứu-ứng dụng-chuyển giao khoa học công nghệ, đảm bảo cung cấp sản phẩm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo chuẩn mực quốc gia và khu vực thuộc các chuyên ...

Đại Học Kiến Trúc Đà Nẵng

Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng ngoài việc đào tạo Kiến trúc sư, thu hút những người có nguyện vọng học Kiến trúc cũng như các ngành học khác, còn là nơi nghiên cứu nền Kiến trúc cổ, cũ và kiến trúc dân gian để góp phần hình thành phong cách kiến trúc đia phương, khu vực và kiến trúc dân tọc Việt ...

Đại Học Kinh Tế -Tài Chính TPHCM

KÝ HIỆU TRƯỜNG: KTC Địa chỉ :Số 8 Đường Tân Thới Nhất 17, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Tp.HCM Điện thoại liên hệ : 08-38 27 27 88/ 08-35926909 - Fax: 08-35 926 900 Chỉ tiêu tuyển sinh: Nhà trường dành 70% tổng chỉ tiêu tuyển sinh theo phương thức (1)- Xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm ...

Đại Học Kiến Trúc Hà Nội

Với niềm vinh dự và tự hào được làm việc, học tập dưới mái Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; các thế hệ giảng viên, viên chức, học viên, sinh viên Nhà trường nỗ lực phấn đấu góp phần nâng cao vị thế của một Trường Đại học trọng điểm về đào tạo Kiến trúc sư, Kỹ sư, Cử nhân ngành Xây dựng theo tinh ...

Đại Học Kinh Tế TPHCM

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) là nơi cung cấp cho người học các chương trình đào tạo chất lượng cao về khoa học kinh tế, kinh doanh, quản lý và luật; đồng thời chuyển giao những kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công ...

Học Viện Kĩ Thuật Quân Sự - Hệ Quân sự

Được thành lập trong những năm chiến tranh ác liệt nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết của công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đến nay Học viện Kỹ thuật Quân sự đã trải qua 45 năm xây dựng và trưởng thành. Nhờ trí tuệ, công sức và cả máu xương của các thế hệ cán bộ, giáo viên, học viên, nhân viên, ...

Học Viện Kỹ Thuật Mật Mã

Mã tuyển sinh: KMA Tên tiếng Anh: The Academy of Cryptogaphy Techniques Năm thành lập: 1976 Cơ quanchủ quản: Ban Cơ yếu Chính phủ Địa chỉ: Số 141, đường Chiến Thắng, Tân Triều, Thanh Trì, TP. Hà Nội (Km9 đường Hà Nội đi Hà Đông) Website: www.actvn.edu.vn Tổng chỉ tiêu năm 2018: 720 Mã trường: KMA ...

Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phấn đấu phát triển thành trường đại học định hướng nghiên cứu, trường đại học đa ngành có uy tín, đạt chất lượng đẳng cấp khu vực và quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh và một số lĩnh vực mũi nhọn khác. Phấn đấu trong những thập kỷ tới, ...

Trường Sĩ Quan Không Quân - Hệ Đại học

Ngoài nhiệm vụ Giáo dục-Đào tạo, Trường còn hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ, như: quản lý vùng trời trách nhiệm, cơ động chuyển sân, tham gia diễn tập, tiếp thu, phóng hành các máy bay quân sự, máy bay chuyên cơ chở lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội; bay thăm dò địa chất, cấp cứu chống bão lụt, phun ...

Trường Sĩ Quan Không Quân - Hệ Cao đẳng

  Mã tuyển sinh: KGC Cơ quanchủ quản: Bộ Quốc phòng Địa chỉ: Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà Website: Tổng chỉ tiêu năm 2017: 40   STT Trình độ đào tạo Mã ngành Ngành học Chỉ tiêu (dự kiến) Tổ hợp môn xét tuyển 1 Theo xét KQ thi THPT QG Theo phương thức khác Tổ hợp ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...