24/05/2018, 21:54

Trường hợp các ,nút nội suy không cách đều

Tỷ hiệu Giả sử hàm số y = f(x) được cho dưới dạng bảng: X x 0 x 1 x 2 x 3 … x i x n Y y 0 y 1 y 2 y 3 … y i y n ...

Tỷ hiệu

Giả sử hàm số y = f(x) được cho dưới dạng bảng:

X x0 x1 x2 x3 … xi xn
Y y0 y1 y2 y3 … yi yn

Trong đó yi = f(xi), i = 0,1,2,…và ∆xi = x i+1 - xi ≠ 0 (i = 0,1,2,…) không bằng nhau.

Tỷ số:

f[xi,xi+1] = (f(xi+1) – f(xi))/(xi+1-xi) = (yi+1-yi)/(xi+1-xi),(i = 0,1,2,…)

gọi là tỷ hiệu cấp một của hàm số f(x).

Tổng quát,tỷ hiệu cấp n của hàm số f(x) nhận đượctừ tỷ hiệu cấp n- 1 của hàm f(x) nhờ công thức truy hồi:

f[x i ,x i+1 ,…,x i+n ] = (f[x i ,x i+1 ,…,x i+n ]- f[x i ,x i+1 ])/( x i+n – x i )

(n = 1,2,3,…; i = 0,1,2,3,…) (1.2)

Giả sử trên [ a,b] cho n+1 giá trị khác nhau của đối số:x0,x1,…xn

(các giá trị xi không cách đều )và biết đối với hàm số y = f(x)

những giá trị tương ứng : yi = f(xi); i = 0,1,2,…

Bây giờ ta xây dựng đa thức nội suy Pn (xi), bậc không cao hơn n

thỏa mãn điều kiện:

Pn (xi) = yi, i = 0,1,2,…

Theo cách của Newton như sau:

Theo định nghĩa, tỷ hiệu cấp một của hàm số(x):

f[x,x0] = (f(x) – y0)/(x - x0)

Do đó:

f(x) = y0 + (x – x0)f[x,x0] (1.3)

Dùng định nghĩa tỷ hiệu cấp 2 của hàm số f(x) ta có:

f[x,x0,x1] = (f[x,x0,x1]- f[x,x0])/( x – x1 )

và:

f[x,x0] = f[x0,x1] + ( x – x1 )f[x,x0,x1]

Thay vào (1.3) ta nhận được:

f(x) = y0 + (x – x0)f[x0,x1] + (x - x0) ( x – x1 ) f[x,x0,x1]

tiếp tục quá trình trên, ta có:

f(x) = y0 + (x – x0)f[x0,x1] + (x - x0) ( x – x1 ) f[x0,x1,x2] +

+ (x - x0) ( x – x1 )… ( x – xn-1 ) f[x0,x1,…,xn] +

+ (x - x0) ( x – x1 )… ( x – xn-1 ) ( x – xn ) f[x,x0,…,xn] (1.4)

Vế phải của (1.4), bỏ đi số hạng cuốilà một đa thức bậc không cao hơn n:

Pn (x) ) = y 0 + (x – x 0 )f[x 0 ,x 1 ] + (x - x 0 ) ( x – x 1 ) f[x 0 ,x 1 ,x 2 ] +

+ (x - x 0 ) ( x – x 1 )… ( x – x n-1 ) f[x 0 ,x 1 ,…,x n ] (1.5)

Do đó (1.4) có thể viết dưới dạng:

f(x) = Pn (x) + Rn (x)

Với

Rn (x) = (x - x0) ( x – x1 )… ( x – xn-1 ) ( x – xn ) f[x,x0,…,xn]

Rễ thấy rằng: Rn (x) = 0; i = 0,1,2,…, và:

f(x) = Pn (x) + Rn (x) = Pn (x); i = 0,1,2,…

Đa thức (1.5) gọi là đa thức nội suy Newton tiến xuất phát từ nút x0 của hàm số f(x). Hàm Rn (x) là sai số nội suy:

Bằng cách làm tương tự, ta xây dựng được đa thức nội suy Newton lùi xuất phát từ nút xn của hàm số f(x):

Pn (x) ) = y 0 + (x – x n )f[x n ,x n-1 ] + (x – x n ) ( x – x n-1 ) f[x n ,x n-1 ,x n-2 ] +

+ (x – x n )( x – x n-1 )… ( x – x 1 ) f[x n ,x n-1 ,…,x 0 ] (1.6)

Với sai số nội suy:

Rn (x) = (x – xn)( x – xn-1 )… ( x – x1 )( x – x1 )f[x,x0,…,xn]

0