Trương Hồng Kiều 張紅橋, Trương Tú Phân

Trương Hồng Kiều 張紅橋 tên thật là Tú Phân 秀芬, không rõ năm sinh năm mất. Cái tên đẹp gắn liền với tên cây cầu Hồng Kiều nên mọi người đều gọi nàng là Trương Hồng Kiều, và dần dần không có ai gọi nàng bằng tên thật nữa. Sinh trong một gia đình phú quý ở trung nguyên, nhưng vì tránh cuộc chiến loạn cuối đời Nguyên nên cha mẹ Trương Hồng Kiều đã đưa cô đi lưu lạc đến phương nam. Không may, trên đường đi lưu lạc, cha mẹ của Trương Hồng Kiều đều lần lượt qua đời. Trương Hồng Kiều được gửi gắm vào nhà người dì. Trong cuộc chiến loạn, bà đã đưa cô đến huyện Mân ở Phúc Kiến, cuối cùng định cư ở bên cạnh cầu Hồng Kiều. Cầu Hồng Kiều ở huyện Mân Hầu ngoài thành Phúc Châu hơn mười dặm, vốn có tên gọi là Hồng Sơn. Cầu tuy không to nhưng rất đặc sắc, toàn cầu có màu hồng tươi của gạch, trên có liễu xanh rủ, là một nơi tình thơ ý hoạ, các văn nhân tản sĩ tụ hội rất nhiều. Cầu này nhìn từ xa như một ngọn lửa hồng, nên nhiều người xưng gọi là Hồng Kiều. Trương Hồng Kiều lớn lên là một nữ nhân tài sắc vẹn toàn nhưng số phận bi thảm. Nàng từng nói mong muốn có được người chồng tài như thi tiên Lý Bạch để sớm tối tương tuỳ, khiến tải tử quanh vùng đều gửi thơ mong nàng đoái hoài, nhưng nàng đều để ngoài mắt, tất cả có đến trăm người nàng đều không đáp lại. Đầu năm Hoàng Sơ, có Lâm Hồng 林鴻 đứng đầu Mân trung thập tài tử, vốn là con cái một thế gia ở huyện Phúc Thanh, tài hoa mẫn tiệp hơn người. Chàng từng được Minh Thái Tổ thử tài xuất khẩu thành thơ, rồi ban cho chức Lễ bộ tinh thiện viên ngoại lang. Ở kinh đô Kim Lăng, chàng từng lấy một người vợ họ Chu, cũng là một tài nữ, giỏi thơ phú. Hai vợ chồng sớm tối xướng hoạ, nhưng hồng nhan bạc mệnh, hôn thú chưa được ba năm thì họ Chu lâm bệnh không qua được. Lâm Hồng đau buồn, nhân lại có mâu thuẫn với quan trên, nên bỏ về quê cũ. Tại quê, trong khi nhàn rỗi, Lâm Hồng qua thăm một người bạn là Vương Xứng, cũng là một trong Mân trung thập tài tử, khi đó đang thuê trọ tại cạnh nhà Trương Hồng Kiều, mong được ngày có được hảo ý của nàng. Đêm đó khi hàn huyên cùng Vương Xứng, nhìn qua cửa sổ thấy bóng Hồng Kiều ngoài sân, chàng bất giác xuất khẩu một bài thơ. Nhân nghe Vương Xứng kể chuyện về nàng, chàng đã viết bài thơ bỏ vào một túi thơm rồi nhờ chủ nhà đưa sang cho nàng. Hồng Kiều đọc thơ thấy là người không tầm thường, bất giác động tâm, gửi thơ đáp lại. Hai người từ đó thư từ qua lại rồi dần dần nên tình ý. Một thời gian sau, hai người cách tường chưa thoả, Lâm Hồng mượn lý do nhà họ Trương mát mẻ rộng rãi hơn nên chuyển sang ở trọ bên đó. Khi này người dì của Hồng Kiều đã có tuổi, không rõ hết sự tình, Lâm Hồng tiếng là ở trọ nhưng kỳ thực với Hồng Kiều đã như đôi uyên ương sớm tối bên nhau như vợ chồng. Hai người say chìm trong hạnh phúc mà quên mất nghi lễ, không tính đến chuyện hôn giá. Được chừng một năm, Lâm Hồng bỗng nhận được thư của nhà vợ cũ ở kinh đô, bảo chàng quay về phục chức. Ân nghĩa với Hồng Kiều đã sâu đậm nhưng không cản được chí hướng nam nhi, chàng đã quyết chí trở lại kinh thành. Lúc lâm hành, Lâm Hồng viết thành một bài từ theo điệu Niệm nô kiều đưa cho Hồng Kiều. Nàng đọc bài từ, tâm trạng ngổn ngang cũng viết một bài từ hoạ nguyên vận. Sau khi Lâm Hồng đi, Hồng Kiều ngày ngày mong ngóng. Có lần Lâm Hồng đã sai gia nhân đưa đến cho nàng một bức thư, trong có một bài từ Mô ngư nhi kèm theo bảy bài thơ tứ tuyệt, mỗi bài đều kết thúc bằng hai chữ "Hồng Kiều" bày tỏ nỗi nhớ nhung khôn nguôi. Lâm Hồng ở nhà vợ cũ tại kinh thành, thân trai một mình, nhà vợ cũ tính chuyện lấy vợ khác cho chàng. Lâm Hồng nhân đó mới kể sự tình tại đất Mân. Theo miêu tả của chàng, nhà vợ cũ cho Hồng Kiều là người không đoan chính, bắt chàng phải cự tuyệt. Lâm Hồng day dứt không quên được chuyện cũ, sau khoảng một năm đã lên đường trở về nơi cũ. Khi đến nhà họ Trương, chàng chỉ thấy cửa nhà tịch mịch, lầu không viện bế, chỉ còn dì của Trương Hồng Kiều. Hỏi ra mới biết nàng do tương tư đã lâm bệnh nặng mất trước đó một tháng. Khi tìm lại những vật cũ của Hồng Kiều, Lâm Hồng thấy một phong thư, mở ra xem thì thấy một nửa bài từ theo điệu Điệp luyến hoa còn dở, mặt sau viết bảy bài thơ tứ tuyệt, mỗi bài đều kết thúc bằng chữ "Hồng" (trong tên của Lâm Hồng). Lâm Hồng khi đau buồn cũng viết một bài Điệu vong để khóc người mất. Trương Hồng Kiều 張紅橋 tên thật là Tú Phân 秀芬, không rõ năm sinh năm mất. Cái tên đẹp gắn liền với tên cây cầu Hồng Kiều nên mọi người đều gọi nàng là Trương Hồng Kiều, và dần dần không có ai gọi nàng bằng tên thật nữa. Sinh trong một gia đình phú quý ở trung nguyên, nhưng vì tránh cuộc chiến loạn cuối đời Nguyên nên cha mẹ Trương Hồng Kiều đã đưa cô đi lưu lạc đến phương nam. Không may, trên đường đi lưu lạc, cha mẹ của Trương Hồng Kiều đều lần lượt qua đời. Trương Hồng Kiều được gửi gắm vào nhà người dì. Trong cuộc chiến loạn, bà đã đưa cô đến huyện Mân ở Phúc Kiến, cuối cùng định cư ở bên cạnh cầu Hồng Kiều. Cầu Hồng Kiều ở huyện Mân Hầu ngoài thành Phúc Châu hơn mười dặm, vốn có tên gọi là Hồng Sơn. Cầu tuy không to nhưng rất đặc sắc, toàn cầu có màu hồng tươi của gạch, trên có liễu x…

Trương Hồng Kiều 張紅橋 tên thật là Tú Phân 秀芬, không rõ năm sinh năm mất. Cái tên đẹp gắn liền với tên cây cầu Hồng Kiều nên mọi người đều gọi nàng là Trương Hồng Kiều, và dần dần không có ai gọi nàng bằng tên thật nữa. Sinh trong một gia đình phú quý ở trung nguyên, nhưng vì tránh cuộc chiến loạn cuối đời Nguyên nên cha mẹ Trương Hồng Kiều đã đưa cô đi lưu lạc đến phương nam. Không may, trên đường đi lưu lạc, cha mẹ của Trương Hồng Kiều đều lần lượt qua đời. Trương Hồng Kiều được gửi gắm vào nhà người dì. Trong cuộc chiến loạn, bà đã đưa cô đến huyện Mân ở Phúc Kiến, cuối cùng định cư ở bên cạnh cầu Hồng Kiều.

Cầu Hồng Kiều ở huyện Mân Hầu ngoài thành Phúc Châu hơn mười dặm, vốn có tên gọi là Hồng Sơn. Cầu tuy không to nhưng rất đặc sắc, toàn cầu có màu hồng tươi của gạch, trên có liễu xanh rủ, là một nơi tình thơ ý hoạ, các văn nhân tản sĩ tụ hội rất nhiều. Cầu này nhìn từ xa như một ngọn lửa hồng, nên nhiều người xưng gọi là Hồng Kiều.

Trương Hồng Kiều lớn lên là một nữ nhân tài sắc vẹn toàn nhưng số phận bi thảm. Nàng từng nói mong muốn có được người chồng tài như thi tiên Lý Bạch để sớm tối tương tuỳ, khiến tải tử quanh vùng đều gửi thơ mong nàng đoái hoài, nhưng nàng đều để ngoài mắt, tất cả có đến trăm người nàng đều không đáp lại.

Đầu năm Hoàng Sơ, có Lâm Hồng 林鴻 đứng đầu Mân trung thập tài tử, vốn là con cái một thế gia ở huyện Phúc Thanh, tài hoa mẫn tiệp hơn người. Chàng từng được Minh Thái Tổ thử tài xuất khẩu thành thơ, rồi ban cho chức Lễ bộ tinh thiện viên ngoại lang. Ở kinh đô Kim Lăng, chàng từng lấy một người vợ họ Chu, cũng là một tài nữ, giỏi thơ phú. Hai vợ chồng sớm tối xướng hoạ, nhưng hồng nhan bạc mệnh, hôn thú chưa được ba năm thì họ Chu lâm bệnh không qua được. Lâm Hồng đau buồn, nhân lại có mâu thuẫn với quan trên, nên bỏ về quê cũ.

Tại quê, trong khi nhàn rỗi, Lâm Hồng qua thăm một người bạn là Vương Xứng, cũng là một trong Mân trung thập tài tử, khi đó đang thuê trọ tại cạnh nhà Trương Hồng Kiều, mong được ngày có được hảo ý của nàng. Đêm đó khi hàn huyên cùng Vương Xứng, nhìn qua cửa sổ thấy bóng Hồng Kiều ngoài sân, chàng bất giác xuất khẩu một bài thơ. Nhân nghe Vương Xứng kể chuyện về nàng, chàng đã viết bài thơ bỏ vào một túi thơm rồi nhờ chủ nhà đưa sang cho nàng.

Hồng Kiều đọc thơ thấy là người không tầm thường, bất giác động tâm, gửi thơ đáp lại. Hai người từ đó thư từ qua lại rồi dần dần nên tình ý. Một thời gian sau, hai người cách tường chưa thoả, Lâm Hồng mượn lý do nhà họ Trương mát mẻ rộng rãi hơn nên chuyển sang ở trọ bên đó. Khi này người dì của Hồng Kiều đã có tuổi, không rõ hết sự tình, Lâm Hồng tiếng là ở trọ nhưng kỳ thực với Hồng Kiều đã như đôi uyên ương sớm tối bên nhau như vợ chồng.

Hai người say chìm trong hạnh phúc mà quên mất nghi lễ, không tính đến chuyện hôn giá. Được chừng một năm, Lâm Hồng bỗng nhận được thư của nhà vợ cũ ở kinh đô, bảo chàng quay về phục chức. Ân nghĩa với Hồng Kiều đã sâu đậm nhưng không cản được chí hướng nam nhi, chàng đã quyết chí trở lại kinh thành. Lúc lâm hành, Lâm Hồng viết thành một bài từ theo điệu Niệm nô kiều đưa cho Hồng Kiều. Nàng đọc bài từ, tâm trạng ngổn ngang cũng viết một bài từ hoạ nguyên vận.

Sau khi Lâm Hồng đi, Hồng Kiều ngày ngày mong ngóng. Có lần Lâm Hồng đã sai gia nhân đưa đến cho nàng một bức thư, trong có một bài từ Mô ngư nhi kèm theo bảy bài thơ tứ tuyệt, mỗi bài đều kết thúc bằng hai chữ "Hồng Kiều" bày tỏ nỗi nhớ nhung khôn nguôi.

Lâm Hồng ở nhà vợ cũ tại kinh thành, thân trai một mình, nhà vợ cũ tính chuyện lấy vợ khác cho chàng. Lâm Hồng nhân đó mới kể sự tình tại đất Mân. Theo miêu tả của chàng, nhà vợ cũ cho Hồng Kiều là người không đoan chính, bắt chàng phải cự tuyệt. Lâm Hồng day dứt không quên được chuyện cũ, sau khoảng một năm đã lên đường trở về nơi cũ.

Khi đến nhà họ Trương, chàng chỉ thấy cửa nhà tịch mịch, lầu không viện bế, chỉ còn dì của Trương Hồng Kiều. Hỏi ra mới biết nàng do tương tư đã lâm bệnh nặng mất trước đó một tháng. Khi tìm lại những vật cũ của Hồng Kiều, Lâm Hồng thấy một phong thư, mở ra xem thì thấy một nửa bài từ theo điệu Điệp luyến hoa còn dở, mặt sau viết bảy bài thơ tứ tuyệt, mỗi bài đều kết thúc bằng chữ "Hồng" (trong tên của Lâm Hồng).

Lâm Hồng khi đau buồn cũng viết một bài Điệu vong để khóc người mất.
Trương Hồng Kiều 張紅橋 tên thật là Tú Phân 秀芬, không rõ năm sinh năm mất. Cái tên đẹp gắn liền với tên cây cầu Hồng Kiều nên mọi người đều gọi nàng là Trương Hồng Kiều, và dần dần không có ai gọi nàng bằng tên thật nữa. Sinh trong một gia đình phú quý ở trung nguyên, nhưng vì tránh cuộc chiến loạn cuối đời Nguyên nên cha mẹ Trương Hồng Kiều đã đưa cô đi lưu lạc đến phương nam. Không may, trên đường đi lưu lạc, cha mẹ của Trương Hồng Kiều đều lần lượt qua đời. Trương Hồng Kiều được gửi gắm vào nhà người dì. Trong cuộc chiến loạn, bà đã đưa cô đến huyện Mân ở Phúc Kiến, cuối cùng định cư ở bên cạnh cầu Hồng Kiều.

Cầu Hồng Kiều ở huyện Mân Hầu ngoài thành Phúc Châu hơn mười dặm, vốn có tên gọi là Hồng Sơn. Cầu tuy không to nhưng rất đặc sắc, toàn cầu có màu hồng tươi của gạch, trên có liễu x…
Bài liên quan

Tôn Hoa 孫華

Tôn Hoa 孫華 tự Nguyên Thực 元實, người Vĩnh Gia, Chiết Giang, cuối đời Nguyên đầu Minh. Ông tinh thông thơ văn, kinh sử, y thuật, được tiến cử làm Y học giáo thụ, ở trong một gác nhỏ, sưu tầm các danh tác thư pháp, hoạ,... Ông chữ không có mực giấy tốt không viết, rượu không thanh khiết không uống, ...

Trần Liễn 陳璉

Trần Liễn 陳璉 (1428-?) tự Bang Quý 邦貴, người huyện Tiến Hiền, phủ Nam Xương, tỉnh Giang Tây, xuất thân tiến sĩ năm Thành Hoá thứ 2 (1466) đời Minh.

Trương Thái 張泰

Trương Thái 張泰 (1436-1480) tự Hanh Phủ 亨父, người Thái Thương, Giang Tô, đỗ tiến sĩ năm 1464, nhậm chức tu soạn sách sử trong triều.

Lỗ Lê 鲁藜

Lỗ Lê 鲁藜 (1914-1999) tên thật là Hứa Đồ Đệ 許徒弟, quê ở Phúc Kiến. Thời niên thiếu, ông từng sống ở Việt Nam. Năm 1932 thì về nước. Năm 1934 làm giáo viên ở Thượng Hải. Năm 1938 học Đại học Quân chính ở Diên An. Năm 1942 làm giảng viên trường nghệ thuật Lỗ Tấn. Năm 1949 làm Chủ tịch Hội nhà văn Thiên ...

Vương Sĩ Trinh 王士禎

Vương Sĩ Trinh 王士禎 (1634-1711) nguyên tên Sĩ Chân 士禛, tự Tử Chân 子真, Di Thượng 貽上, hiệu Nguyễn Đình 阮亭, Ngư tiên sơn nhân 漁洋山人, sinh năm Minh Sùng Trinh thứ 7 (1634), người Tân Thành, Sơn Đông. Ông đậu tiến sĩ năm Thuận Trị thứ 12 nhà Thanh (1655), để lại những tập thơ như: Ngư Dương tập, Thục đạo ...

Khang Hữu Vi 康有為

Khang Hữu Vi 康有為 (1858-1927) còn có tên Tổ Di 祖詒, tự Quảng Hạ 廣廈, hiệu Trường Tố 長素, còn xưng là Minh Di 明夷, Cánh Sân 更甡, Tây tiều sơn nhân 西樵山人, Du tồn tẩu 遊存叟, Thiên du hoá nhân 天遊化人, là nhà chính trị, tư tưởng, giáo dục, lãnh tụ nhóm Duy Tân, quê ở huyện Nam Hải, tỉnh Quảng Đông nên nhiều người ...

Tô Man Thù 苏曼殊

Tô Man Thù 苏曼殊 (1884-1918) tên thật là Huyền Anh 玄瑛, tự Tử Cốc 子谷, Man Thù là pháp danh sau khi xuất gia. Ông người ở Hương Sơn, Quảng Đông, mẹ là người Nhật Bản. Năm 15 tuổi, Tô Man Thù sang Nhật lưu học, tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1903 về nước dạy học tại Tô Châu một thời gian ngắn rồi xuất ...

Lý Quý 李季

Lý Quý 李季 (1922-1980) là nhà thơ hiện đại Trung Quốc, tên thật là Lý Chấn Bằng 李振鹏, quê ở Đường Hà, Hà Nam, xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khổ. Ông tham gia cách mạng từ lúc còn thiếu niên. Năm 1938, Lý Quý đi Diên An học Đại học Quân chính chống Nhật, sau khi tốt nghiệp, ông trở thành ...

Trương Trường 张长

Trương Trường 张长 (5/1938-) từng là sinh viên Y khoa, biên tập viên báo văn học, hiện là hội trưởng hội Tản văn Trung Quốc, tác gia cấp một của Hiệp hội tác gia tỉnh Vân Nam. Ông bắt đầu xuất bản tác phẩm năm 1957, đã từng xuất bản thơ ca, tản văn, tiểu tuyết dài, trung, ngắn, tại NXB Văn học nhân ...

Phương Văn 方文

Phương Văn 方文 (1612-1669) tự Nhĩ Chỉ 爾止, hiệu Đồ Sơn 嵞山, người Đồng Thành (nay là An Khánh, An Huy), học sinh Quốc Tử Giám thời Minh mạt, đến đời Thanh không thi cử, không làm quan, lấy nghề bói toán, y lý làm kế sinh nhai, sau làm khất sĩ, đi khắp nam bắc. Tác phẩm có "Đồ Sơn tập 嵞山集" và "Đồ Sơn ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...