03/06/2017, 18:06

Trong “Nước Đại Việt ta”(trích “Bình Ngô đại cáo”) Nguyễn Trãi có viết: “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có”. Bằng vốn hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Từ buổi sơ khai cho đến tận bây giờ có hai thứ thuộc trong ngũ hành luôn là khắc tinh của nhau, đó chính là nước và lửa. Nước tuôn trào mãnh liệt, lửa bùng cháy dữ dội, giữa chúng luôn có sự đối lập gay gắt nên mới có thành ngữ “khắc nhau như nước với lửa”. Dẫu biết rằng nước có thể dập lửa, ...

Từ buổi sơ khai cho đến tận bây giờ có hai thứ thuộc trong ngũ hành luôn là khắc tinh của nhau, đó chính là nước và lửa. Nước tuôn trào mãnh liệt, lửa bùng cháy dữ dội, giữa chúng luôn có sự đối lập gay gắt nên mới có thành ngữ “khắc nhau như nước với lửa”.

Dẫu biết rằng nước có thể dập lửa, nhưng khi lửa mạnh cháy lớn, nước lại có hạn thì biết cái nào át cái nào? Thế mới biết mạnh yếu là vô chừng, mạnh yếu còn phụ thuộc vào hoàn cảnh phụ thuộc vào thời gian. Đất nước ta cũng vậy, có lúc mạnh nhưng cũng có lúc yếu. Nhưng dù mạnh hay yếu, thời nào dân tộc ta cũng không thiếu những anh hùng hào kiệt. Và anh hùng hào kiệt chính là những người đã làm nên đất nước. Với quan niệm nhân văn đúng đắn và tiến bộ ấy, trong “Nước Đại Việt ta”(trích “Bình Ngô đại cáo”), Nguyễn Trãi đã khẳng định đất nước ta: 
 
“Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”
 
Vậy “hào kiệt” là gì? Hào kiệt là những người kiệt xuất, có tài cao chí lớn hơn người. Họ thường giỏi giang hoặc có khả năng đặc biệt trong một lĩnh vực nào đó. Còn khái niệm “mạnh - yếu” ở đây chỉ sự hùng mạnh, hưng thịnh của một đất nước. Chẳng hạn, dười triều đại nhà Lí nước ta là một cường quốc cỡ Đông Nam á, được các lân bang nể trọng. Hay dưới thời nhà Trần đất nước ta cũng được xem là nước mạnh vì đã ba lần đánh bại được quân Mông Nguyên nổi tiếng lớn mạnh và tàn bạo. Nhưng cũng không ít khi do vua quan hưởng lạc nên nước ta suy yếu để kẻ thù phương Bắc lăm le dòm ngó. Song đúng như Nguyễn Trãi đã viết trong áng hùng văn của mình là nước ta không đời nào không có anh những anh hùng hào kiệt. Ta có thể nhận thấy điều đó qua thực tế dựng nước giữ nước bốn ngàn năm của dân tộc.
 
Từ buổi sơ khai lịch sử trước công nguyên, chúng ta đã được nghe nhắc đến những vị nữ nhi nhưng không hế “thường tình”chút nào đó là Bà Trưng, Bà Triệu – những vị anh hùng đã có công đánh đuổi quân thù giành lại độc lập cho đất nước. Hay Ngô Quyền trí dũng song toàn đã từng đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng lịch sử vào năm 938. Rồi những Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, những Lê Lợi, Nguyễn Trãi mãi mãi được nhắc tên với công lao đánh đuổi quân thù bảo vệ độc lập tự do cho non sông đất nước, tô đậm những nét son hồng trong trang sử vàng của dân tộc. Tất cả họ là nhừng anh hùng hào kiệt về chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc, là những nhà lãnh đạo những nhà quân sự tài ba. Xét về giáo dục, lịch sử VN ta phải ghi nhận sự vượt trội về trí tuệ của thầy giáo Chu văn An. Về y học phải nhắc đến Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác hay danh y Tuệ Tĩnh đời Trần. Khoa học có nhà toán học Lương Thế Vinh với “Đại Thành Toán Pháp” hay Lê Quí Đôn, nhà bác học trẻ tuổi. còn về mặt khoa cử, văn hóa có Nguyễn Hiền là người đỗ trạng nguyên nhỏ tuổi nhất Việt Nam....
 
Đó là chuyện xưa, còn ngày nay thì sao? Người xứng đáng để dân tộc ta ngưỡng mộ đầu tiên phải kể đến Hồ Chủ Tịch vĩ đại, người đã chèo lái con thuyền Việt Nam cập bến vinh quang. Không chỉ giỏi về quân sự, Người còn là nhà ngoại giao, nhà báo, nhà văn, nhà thơ được nhièu người nể phục. Trợ thủ đắc lực bên cạnh Bác phải kể đến đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà quân sự đại tài đã chỉ huy thành công hai cuộc kháng chiến chống Pháp chống Mĩ khiến nhân nhân dân thế giới phải khâm phục nể vì. Trong lĩnh vực y học ta không thể không nhắc tới bác sĩ Tôn Thất Tùng đã thành công trong cấy ghép gan khô và trở thành bác sĩ mổ gan giỏi nhất thế giới. Về lĩnh vực âm nhạc, gần đây ta có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với hơn 600 ca khúc các loại, được mệnh danh là Mô-da của Việt Nam.
 
Thế còn trong thập niên đầu cảu thế kỉ XXI này thì sao? Chúng ta có quyền tự hào về giáo sư Ngô Bảo Châu, người châu Á thứ hai được nhận giải thướng Field danh giá về công trình nghiên cứu toán học.
 
Những con người có tài cao chí lớn sẽ góp phần làm vẻ vang dân tộc vẻ vang cho đất nước. Điển hình nhưTHĐạo lãnh đạo quân ta đánh bại quân Mông Nguyên lúc bấy giờ đã chiếm gần hết châu Á và đang bành trướng đến Châu Âu, khắp nơi đều in dấu chân của chúng. Nhờ sự kiện đó mà Đại Việt ta được biết đến một cách vẻ vang. Hoặc như Chủ Tịch HCM đã lãnh đạo dân ta đánh bại Thực Dân Pháp, phát xít Nhật, làm rạng danh đất nước. Nhờ công lao thành quả họ đạt được mà hôm nay chúng ta có quyền tự hào. Giáo sư Ngô Bảo Châu trong một lần phát biểu trên truyền hình, ông đã nói rằng ông đi nước ngoài rất nhiều và ông cảm thấy hãnh diện khi cầm trên tay tấm hộ chiếu Việt Nam.
 
Tuối trẻ chúng ta muốn giúp ích cho nước nhà thì phải trở thành những con người tài cao chí lớn. Muốn vậy thì ngay từ bây giờ phải ra sức học tập, tìm hiểu những cái mới cho kịp với thời đại. Có như vậy sau này chúng ta mới có thể đóng góp công sức để phát triển nước nhà đưa nước nhà tiến lên “đài vinh quang” sánh vai cùng các cường quốc.
 
Cũng đã 600 năm từ ngày vụ án Lệ Chi Viên diễn ra, Nguyễn Trãi đã ra đi trong án oan giết vua, song các tác phẩm của ông sẽ còn sống mãi và điển hình như “Bình Ngô Đại Cáo”. Câu nói “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có” là hoàn toàn đúng đắn, và cho đến tận ngày nay câu nói đó vẫn giữ nguyên giá trị đúng đắn ban đầu.

0