03/06/2017, 18:06

Thuyết minh về cuộc đời của nhà thơ Nguyễn Du

Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng vang danh cả trong nước và ngoài nước tiêu biểu phải kể đến nhà thơ Nguyễn Du-một thiên tài văn học của nước nhà. Ông là một nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học trung đại Việt Nam. Các tác phẩm của ông tập trung vào những ...

Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng vang danh cả trong nước và ngoài nước tiêu biểu phải kể đến nhà thơ Nguyễn Du-một thiên tài văn học của nước nhà. Ông là một nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học trung đại Việt Nam. Các tác phẩm của ông tập trung vào những người dân nghèo khổ trong thời phong kiến loạn lạc. Mặc dù ông thành công trong sự nghiệp nhưng đường đời của ông lại không mấy bằng phẳng.

Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.Tổ tiên tùng ở Thanh Oai sau di cư về Tiên điền. Nguyễn Du sống trong một gia đình thuộc giai cấp quí tộc nên đã may mắn được tiếp nhận truyền thống văn học của gia đình. Nhưng từ 10 đến 13 tuổi ông đã mất cả cha lẫn mẹ, Nguyễn du đến sống với người anh cùng cha khác mẹ. Trong thời gian này, ông có nhiều điều kiện thuận lợi để dùi mài kinh sử, có dịp hiểu biết về thế giớ phong lưu xa hoa của giớ quí tộc phong kiến. Điều đó đã để lại đấu ấn ttrong sáng tác văn học của ông sau này.

Sau đó có một số biến cố xảy ra cho đến năm 1783, Nguyễn Du thi đỗ tam trường(tú tài). Trước đây một võ quan họ Hà ở Thái Nguyên không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấp một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên. Năm 1789,Nguyễn Huệ của nhà Tây Sơn kéo quân ra bắc đánh tan quân Thanh, Nguyễn Du chạy theo vua Lê Chiêu thống nhưng không kịp, đành trở về quê vợ sống nhờ nhà người anh vợ . Đến mùa thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn.                    

Năm 1802,ông nhậm chức chi huyện tại Phù Dung,kể từ đó Nguyện du Luôn được thăng quan tiến chức.Xét về văn học, sự thăng tiến trên đường làm quan của Nguyễn Du khá thành đạt. Nhưng ông không màng để tâm đến công danh. Trái tim ông đau xót, buồn thương, phẫn nộ trước “những điều trông thấy” khi sống lưu lạc, gần gũi với tầng lớp dân đen và ngay cả khi sống giữa quan trường. Ông dốc cả máu xương mình vào văn chương, thi ca. Thơ ông là tiếng nói trong trái tim mình. Đấy là tình cảm sâu sắc của ông đối với một kiếp người lầm lũi cơ hàn, là thái độ bất bình rõ ràng của ông đối với các số phận con người. Xuất thân trong gia đình quý tộc, sống trong không khí văn chương bác học, nhưng ông có cách nói riêng, bình dân, giản dị, dễ hiểu, thấm đượm chất dân ca xứ Nghệ.

Nguyễn Du có nhiều tác phẩm. Thơ chữ Hán như Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục. Cả ba tập này, nay mới góp được 249 bài nhờ công sức sưu tầm của nhiều người. Lời thơ điêu luyện, nhiều bài phản ánh hiện thực bất công trong xã hội, biểu lộ tình thương xót đối với các nạn nhân, phê phán các nhân vật chính diện và phản diện trong lịch sử Trung Quốc, một cách sắc sảo..        
            
Tác phẩm tiêu biểu cho thơ chữ Nôm của thiên tài Nguyễn Du là Đoạn trường tân thanh và Văn tế thập loại chúng sinh, đều viết bằng quốc âm. Đoạn trường tân thanh được gọi phổ biến là Truyện Kiều, là một truyện thơ lục bát. Cả hai tác phẩm đều xuất sắc, tràn trề tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, phản ánh sinh động xã hội bất công, cuộc đời dâu bể. Tác phẩm cũng cho thấy một trình độ nghệ thuật bậc thầy.Truyện Kiều đã là đầu đề cho nhiều công trình nghiên cứu, bình luận và những cuộc bút chiến. Ngay khi Truyện Kiều được công bố (đầu thế kỷ XIX) ở nhiều trường học của các nho sĩ, nhiều văn đàn, thi xã đã có trao đổi về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.                    

Năm 1965 được Hội đồng Hoà bình thế giới chọn làm năm kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du.Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều ta thấy xã hội, thấy đồng tiền và thấy một Nguyễn Du hàm ẩn trong từng chữ, từng ý. Một Nguyễn Du thâm thuý, trải đời, một Nguyễn Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn Du nóng bỏng khát khao cuộc sống bình yên cho dân tộc, cho nhân dân.

0