03/06/2017, 18:06
Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước (Bài 4)
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập Bác Hồ tha thiết căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của ...
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập Bác Hồ tha thiết căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”. Lời dạy của Bác giúp em hiểu đề bài trên như thế nào?
Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước (Bài 1)
Việt Nam đang ở vào thời kỳ tăng trưởng nhanh về kinh tế. Điều đó được thể hiện qua cái nhìn hướng ngoại và rộng mở của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, những người năng động và luôn chủ động khám phá những cơ hội mới. Một trong những ví dụ về thế hệ doanh nhân trẻ hiện đại và thành công ở Việt Nam hiện nay là A-lan Dương, chủ sở hữu một chuỗi cửa hàng nằm tại trung tâm thủ đô Hà Nội. Là một nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp, mặc dù mới 30 tuổi song nữ chủ nhân của dãy cửa hàng bán quần áo và phụ kiện này tỏ ra có vốn hiểu biết khá dày dạn trong lĩnh vực kinh doanh. Cô có thể nói trôi chảy tiếng Anh và từng đi khắp thế giới để tiếp thị cho sản phẩm thời trang của mình. Thuộc thế hệ thanh niên sinh ra sau chiến tranh, chiếm 60% trong 83 triệu dân số Việt Nam hiện nay, A-lan Dương biết nhìn vào quá khứ để nuôi dưỡng khao khát đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo. “Việt Nam sẽ còn tiến rất xa. Đây là nơi lý tưởng cho công việc kinh doanh và cũng là nơi tuyệt vời để sống và làm việc”, cô nói.
Việt Nam đang ở vào thời kỳ tăng trưởng nhanh về kinh tế. Điều đó được thể hiện qua cái nhìn hướng ngoại và rộng mở của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, những người năng động và luôn chủ động khám phá những cơ hội mới. Một trong những ví dụ về thế hệ doanh nhân trẻ hiện đại và thành công ở Việt Nam hiện nay là A-lan Dương, chủ sở hữu một chuỗi cửa hàng nằm tại trung tâm thủ đô Hà Nội. Là một nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp, mặc dù mới 30 tuổi song nữ chủ nhân của dãy cửa hàng bán quần áo và phụ kiện này tỏ ra có vốn hiểu biết khá dày dạn trong lĩnh vực kinh doanh. Cô có thể nói trôi chảy tiếng Anh và từng đi khắp thế giới để tiếp thị cho sản phẩm thời trang của mình. Thuộc thế hệ thanh niên sinh ra sau chiến tranh, chiếm 60% trong 83 triệu dân số Việt Nam hiện nay, A-lan Dương biết nhìn vào quá khứ để nuôi dưỡng khao khát đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo. “Việt Nam sẽ còn tiến rất xa. Đây là nơi lý tưởng cho công việc kinh doanh và cũng là nơi tuyệt vời để sống và làm việc”, cô nói.
Những cảm nhận về sự thay đổi của Việt Nam còn được hiện thực hóa bằng những số liệu. Nền kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng gần 8%/năm trong vòng nửa thập niên qua, mức tăng chỉ đứng sau Trung Quốc tại châu Á. Năm 1993, có tới 58% dân số Việt Nam sống dưới mức nghèo khổ theo tiêu chuẩn quốc tế. Thế nhưng vào năm 2004, con số này đã giảm xuống 20%. Nữ chuyên viên kinh tế Ke-ry Tớc của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết: “So với hồi tôi ở đây vào thập niên 1990, Việt Nam dường như đã thay da đổi thịt hoàn toàn”. Khi lần đầu tiên đến Việt Nam, bà Tớc đã phải bay đến Băng Cốc (Thái Lan) để mua những vật dụng sinh hoạt cá nhân như xà phòng, bàn chải đánh răng… Thế nhưng hiện nay, diện mạo Việt Nam đã thay đổi “chóng mặt” với sự xuất hiện hàng loạt cửa hàng lớn nhỏ bán các mặt hàng cao cấp, quán cà phê Internet không dây và những nhà hàng sang trọng. “Đó là tốc độ tăng trưởng lạ thường với những tiêu chuẩn quốc tế được đáp ứng tốt. Khó có thể tìm được một người Việt Nam nào nói rằng họ thích cuộc sống 10 năm trước đây hơn”.
Niềm lạc quan vào tương lai của đất nước không chỉ có ở tầng lớp trung lưu, ngay cả những người nghèo cũng có những mơ ước của riêng mình, ví dụ như trường hợp của chị Nguyễn Thị Hà, sống cùng chồng tại một ngôi làng cách thủ đô Hà Nội 30km. Vài tuần một lần, chị Hà vào thành phố để bán đu đủ và chuối do chị trồng trên vườn nhà và kiếm được khoảng 400.000 đồng sau mỗi lần bán. “Tôi thấy lạc quan về tương lai. Cuộc sống vẫn còn khó khăn nhưng vẫn khá hơn nhiều năm trước. Bây giờ chúng tôi đã mua được ti-vi và sắp tới vợ chồng tôi sẽ mua thêm máy điện thoại”-chị cho biết.
Hai sự kiện lớn diễn ra ở Việt Nam vừa qua như việc Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC 14 tại Hà Nội, được kết nạp làm thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sẽ trở thành những động lực quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam bay cao và xa hơn. Những người Việt trẻ như anh Nguyễn Vĩnh Tiến, một kiến trúc sư 33 tuổi, là một trong số hàng triệu thanh niên Việt Nam may mắn được chứng kiến và chắp cánh cho những vận hội mới của đất nước. Vài thập niên trước đây, khi Việt Nam còn trong thời kỳ bao cấp và các lĩnh vực tư nhân chưa phát triển, anh Tiến đã khởi đầu công việc của mình trong một cơ quan nhà nước. Thế nhưng hiện nay, anh đã có thể chọn lựa cho mình những việc làm phù hợp hơn với khả năng. “Thị trường tư nhân đang ngày càng mở rộng”- anh đưa ra ý kiến khi nói về những bản thiết kế khách sạn, nhà máy và các khu công nghiệp mà anh đang phác họa.
Việt Nam không chỉ thay đổi về kinh tế mà còn trên lĩnh vực xã hội. Nhà thiết kế A-lan Dương là một mẫu người tiêu biểu minh chứng cho sự đổi thay này. “Cách đây nhiều năm, việc trở thành người mẫu rất khó được chấp nhận song hiện nay tư duy đã thay đổi. Các bậc phụ huynh mong muốn con cái mình làm việc trong các cơ quan nhà nước, song nhiều thanh niên lại muốn thử sức tại các công ty nước ngoài”- Chị A-lan Dương nhận xét về hoài bão của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.
Những thay đổi về kinh tế đồng nghĩa với sự đô thị hóa nhanh chóng và làn sóng người nhập cư từ nông thôn tới thành thị tìm việc làm. Chị Phạm Thị Diệp vừa rời vùng quê nghèo Hà Nam của mình để lên thành phố kiếm sống với nghề bán bánh mỳ. Chị thấy nhớ con của mình ở quê song vẫn tỏ ra hy vọng: “Ít nhất giờ đây tôi có thể gửi tiền về quê giúp các con đi học”. Bất chấp sự phân hóa giàu nghèo khi nền kinh tế tăng trưởng, nhiều người Việt Nam vẫn tỏ ra tin tưởng vào tương lai phát triển của đất nước. Để kết luận bài viết, tác giả dẫn lời kiến trúc sư Nguyễn Vĩnh Tiến: “Trước đây, mơ ước của thế hệ trẻ là làm cho sếp hài lòng, nhưng đó là giấc mơ của những người làm công. Hiện nay, mọi người muốn học tiếng Anh và Pháp, có được thu nhập cao và hòa chung nhịp thở với đời sống quốc tế”.