Tristan Tzara

Nói đến Tzara (1896-1963, tên thật là Sami Rosenstock) ắt ta phải nghĩ ngay đến một tinh thần cách mạng sôi nổi cuồng nhiệt. Con ác điểu Tzara và đồng bọn đã kêu lên những tiếng kỳ lạ, kiêu hãnh và rùng rợn để báo hiệu sự mở mang của phong trào siêu thực. Tzara vốn người Lỗ Na Ni, ra đời tại Moineste vào năm 1896. Các tác phẩm đáng để ý của Tzara gồm có La Première Aventure Céleste de M. Antipyrine (1916), Vingt-cinq poèmes (1918), L''Homme approximatif (1931), Où boivent les Loups (1932), La Face intérieure (1953) v.v... Tuy Tzara là người Lỗ Ma Ni nhưng chàng dùng tiếng Pháp để sáng tác. Trường thơ Đa Đa (école dadaiste) của Tzara đã qui tụ được một số cây viết trẻ tuổi như Benjamin Péret, Jean Cocteau, Philippe Soupault, Francis Picadia, và các thi sĩ siêu thực sau này như André Breton, Louis Aragon, Paul Éluard. Danh từ Đa Đa nghĩa là gì? Theo sự giải thích của các thi sĩ trong nhóm thì nó chẳng có nghĩa gì hết trọi. Nó có một giá trị tự do, độc lập không liên hệ gì đến những ý nghĩa trong ngôn ngữ hẹp hòi kiểu cách của loài người. Các thi sĩ Đa Đa ngông cuồng lắm. Họ coi thường cuộc đời. Họ muốn phá huỷ trật tự trong xã hội. Họ không thèm phân biệt cái Đẹp cái Xấu, không đếm xỉa đến cái Hay cái Dở. Họ coi bất cứ chuyện gì, bất cứ nhân vật nào cũng chỉ là trò đùa, là vô nghĩa. Văn chương là cái gì mới được chứ? Văn chương chỉ là sản phẩm của những quan niệm vớ vẩn của loài người. Trên cõi đời này nào có ai quan trọng gì đâu, ấy thế mà người nọ ca ngợi người kia, thế hệ nọ khen lao chê trách thế hệ khác. Thế hệ này nhắc đến các vĩ nhân như Jeanne d''Arc, Foch, Hugo, hay Pascal, v.v... nhưng nhìn kỹ, xét kỹ ta thấy các nhân vật ấy chả là cái cóc khô gì cả. Vĩ nhân? Vĩ nhân là cái quái gì. Trong sinh hoạt lúc nhúc hèn hạ của loài người chẳng có chi đáng gọi là cái Đẹp, là Nghệ thuật cả. Trong bài Machine à Écrire Dada nhà thơ Philippe Soupault viết: Từ khi chúng ta ở cõi đời, có một vài thằng lười biếng đã cố gắng làm chúng ta tin rằng Nghệ thuật hiện hữu. Ngày nay chúng ta là những thằng còn lười biếng hơn nữa, chúng ta kêu lên rằng: Nghệ thuật chẳng là cái đếch gì cả. Chẳng là cái gì cả... ... Ai sẽ nói cho tôi biết Nghệ thuật là cái gì? Ai sẽ tự cho mình là hiểu cái Đẹp? Tôi đứng về phía những kẻ nghe tôi nói để nêu ra một định nghĩa cho Nghệ thuật, cho cái Đẹp và những cái khác liên hệ đến chúng. Định nghĩa đó là: Nghệ thuật + cái Đẹp = KHÔNG CÓ GÌ CẢ (L''Art et la Beauté = RIEN) Các nhà thơ Đa Đa coi thường cuộc đời, coi thường nghệ thuật, và chính sự coi thường đó được đặt làm nguyên tắc căn bản cho hành vi sống và cho sự sáng tác của họ. Sự coi thường đó mang lại cho nghệ sĩ một quyền tự do trong sáng tác, không bị lệ thuộc vào một ai, không bị chi phối bởi một luật lệ, hình thức gò bó nào hết. Trong lúc sáng tác, nghệ sĩ có quyền bỏ rơi tất cả những gì, tất cả những ai mà họ muốn bỏ rơi, kể cả độc giả, cả quần chúng. Ý nghĩa cố hữu của mỗi danh từ trong ngôn ngữ bị các nhà thơ Đa Đa xuyên tạc hết. Văn phạm và những lý luận, mực thước của ngôn ngữ bị họ vo viên ném vào sọt rác. Tristan Tzara, ông tổng chỉ huy của nhóm Đa Đa tuyên bố: Hãy đặt tất cả các chữ vào trong một chiếc mũ, rồi rút thăm, đó là thơ Đa Đa.[*] Và đây, mời các bạn đọc một đoạn thơ trong bài De nos Oiseaux của Tzara: thế giới một chiếc mũ với những đoá hoa thế giới một chiếc mũ với những đoá hoa thế giới cây đờn vỹ cầm tấu trên một đoá hoa thế giới một chiếc nhẫn làm cho một đoá hoa một hoa hoa cho một bó những hoa hoa một bót thuốc lá đầy hoa một đôi găng tay cho những hoa một đầu tầu có những con mắt bằng hoa bằng da hoa những hoa hoa hoa của chúng ta của những hoa và một quả trứng và đây là một đoạn khác của Tzara, chúng tôi để nguyên văn Pháp ngữ không dịch vì có dịch ra chăng nữa cũng chẳng ích lợi gỉ cả: tuyaux tuyaux arrange-vous verticale coupée interrompre mécanisme drrr rrrrrrrrr barres écartées ébranlement des rayons perce-nous trouve le chemin de la cité [**] Đọc những đoạn thơ vừa dẫn các bạn có hiểu gì chăng? Hiểu hay không hiểu, mặc kệ, cái đó chẳng có gì liên hệ đến người sáng tác ra nó cả. Tác giả muốn viết sao thì viết, độc giả muốn đọc sao thì đọc; thi ca, nghệ thuật là cái quái gì mà nói đến chuyện hiểu với không hiểu. Francis Picabia tuyên bố: Các bạn không hiểu cái mà chúng tôi làm, có phải không? Này, các bạn thân mến ạ, chúng tôi còn hiểu nó ít hơn các bạn nữa. Tuy nhiên, dầu nhóm Đa Đa ngang tàng, ngông nghênh đến mấy đi nữa, thật ra họ cũng chẳng đến nỗi vứt bỏ nghệ thuật như những lời tuyên bố của họ. Những lời tuyên bố đó phải chăng chỉ là một thái độ bực tức hằn học trước sự nghèo nàn gò bó của nghệ thuật nói riêng và cuộc sống nói chung. Cái hành vi tự do quá khích của nhóm Đa Đa thoạt trông qua ta thấy đầy tính chất phá hoại, nhưng thực ra chính cái tính chất phá phách đó đã tự nó có một tính chất xây dựng, mở rộng thêm cương vị hoạt động của nghệ thuật. Đừng tưởng lúc nào các thi sĩ Đa Đa cũng ngông cuồng như thế: nhiều khi họ cũng rất thận trọng trong việc sáng tạo, do đấy đã tạo ra được nhiều bài thơ đặc sắc tân kỳ. Nhưng ngay cả những phút ngông nghênh của họ, ta cũng tìm thấy ở họ một thái độ can đảm đáng yêu. Dầu sao, phái Đa Đa cũng bị người ta kết án là có nhiều điểm lập dị. Do đó, nhóm đó chết yểu. Nhiều thi sĩ Đa Đa như Breton, Éluard, Aragon, dần dần ly khai nhóm để lập ra trường siêu thực. Dầu ly khai, họ vẫn phải nhận rằng: ngoài những cái dở, nhóm Đa Đa đã cấp cho họ nhiều cái hay cái đẹp làm nền tảng cho trường siêu thực. Nguyễn Đăng Thường sưu tầm và biên tập. Trích từ Lê Huy Oanh, "Lược khảo phong trào thi ca siêu thực Pháp", trong tạp chí Văn Nghệ số 3, tháng Tư, 1961, Saigon. Nhan đề của trích đoạn do người sưu tầm đặt. Nguồn: http://tienve.org/home/li...rtwork&artworkId=3824 Nói đến Tzara (1896-1963, tên thật là Sami Rosenstock) ắt ta phải nghĩ ngay đến một tinh thần cách mạng sôi nổi cuồng nhiệt. Con ác điểu Tzara và đồng bọn đã kêu lên những tiếng kỳ lạ, kiêu hãnh và rùng rợn để báo hiệu sự mở mang của phong trào siêu thực. Tzara vốn người Lỗ Na Ni, ra đời tại Moineste vào năm 1896. Các tác phẩm đáng để ý của Tzara gồm có La Première Aventure Céleste de M. Antipyrine (1916), Vingt-cinq poèmes (1918), L''Homme approximatif (1931), Où boivent les Loups (1932), La Face intérieure (1953) v.v... Tuy Tzara là người Lỗ Ma Ni nhưng chàng dùng tiếng Pháp để sáng tác. Trường thơ Đa Đa (école dadaiste) của Tzara đã qui tụ được một số cây viết trẻ tuổi như Benjamin Péret, Jean Cocteau, Philippe Soupault, Francis Picadia, và các thi sĩ siêu thực sau này như André Breton, …

Nói đến Tzara (1896-1963, tên thật là Sami Rosenstock) ắt ta phải nghĩ ngay đến một tinh thần cách mạng sôi nổi cuồng nhiệt. Con ác điểu Tzara và đồng bọn đã kêu lên những tiếng kỳ lạ, kiêu hãnh và rùng rợn để báo hiệu sự mở mang của phong trào siêu thực. Tzara vốn người Lỗ Na Ni, ra đời tại Moineste vào năm 1896. Các tác phẩm đáng để ý của Tzara gồm có La Première Aventure Céleste de M. Antipyrine (1916), Vingt-cinq poèmes (1918), L'Homme approximatif (1931), Où boivent les Loups (1932), La Face intérieure (1953) v.v... Tuy Tzara là người Lỗ Ma Ni nhưng chàng dùng tiếng Pháp để sáng tác. Trường thơ Đa Đa (école dadaiste) của Tzara đã qui tụ được một số cây viết trẻ tuổi như Benjamin Péret, Jean Cocteau, Philippe Soupault, Francis Picadia, và các thi sĩ siêu thực sau này như André Breton, Louis Aragon, Paul Éluard. Danh từ Đa Đa nghĩa là gì? Theo sự giải thích của các thi sĩ trong nhóm thì nó chẳng có nghĩa gì hết trọi. Nó có một giá trị tự do, độc lập không liên hệ gì đến những ý nghĩa trong ngôn ngữ hẹp hòi kiểu cách của loài người. Các thi sĩ Đa Đa ngông cuồng lắm. Họ coi thường cuộc đời. Họ muốn phá huỷ trật tự trong xã hội. Họ không thèm phân biệt cái Đẹp cái Xấu, không đếm xỉa đến cái Hay cái Dở. Họ coi bất cứ chuyện gì, bất cứ nhân vật nào cũng chỉ là trò đùa, là vô nghĩa. Văn chương là cái gì mới được chứ?  Văn chương chỉ là sản phẩm của những quan niệm vớ vẩn của loài người. Trên cõi đời này nào có ai quan trọng gì đâu, ấy thế mà người nọ ca ngợi người kia, thế hệ nọ khen lao chê trách thế hệ khác. Thế hệ này nhắc đến các vĩ nhân như Jeanne d'Arc, Foch, Hugo, hay Pascal, v.v... nhưng nhìn kỹ, xét kỹ ta thấy các nhân vật ấy chả là cái cóc khô gì cả. Vĩ nhân? Vĩ nhân là cái quái gì. Trong sinh hoạt lúc nhúc hèn hạ của loài người chẳng có chi đáng gọi là cái Đẹp, là Nghệ thuật cả. Trong bài Machine à Écrire Dada nhà thơ Philippe Soupault viết:
Từ khi chúng ta ở cõi đời, có một vài thằng lười biếng đã cố gắng làm chúng ta tin rằng Nghệ thuật hiện hữu. Ngày nay chúng ta là những thằng còn lười biếng hơn nữa, chúng ta kêu lên rằng: Nghệ thuật chẳng là cái đếch gì cả.
Chẳng là cái gì cả...
... Ai sẽ nói cho tôi biết Nghệ thuật là cái gì?
Ai sẽ tự cho mình là hiểu cái Đẹp?
Tôi đứng về phía những kẻ nghe tôi nói để nêu ra một định nghĩa cho Nghệ thuật, cho cái Đẹp và những cái khác liên hệ đến chúng. Định nghĩa đó là:
Nghệ thuật + cái Đẹp = KHÔNG CÓ GÌ CẢ
(L'Art et la Beauté = RIEN)

Các nhà thơ Đa Đa coi thường cuộc đời, coi thường nghệ thuật, và chính sự coi thường đó được đặt làm nguyên tắc căn bản cho hành vi sống và cho sự sáng tác của họ. Sự coi thường đó mang lại cho nghệ sĩ một quyền tự do trong sáng tác, không bị lệ thuộc vào một ai, không bị chi phối bởi một luật lệ, hình thức gò bó nào hết. Trong lúc sáng tác, nghệ sĩ có quyền bỏ rơi tất cả những gì, tất cả những ai mà họ muốn bỏ rơi, kể cả độc giả, cả quần chúng. Ý nghĩa cố hữu của mỗi danh từ trong ngôn ngữ bị các nhà thơ Đa Đa xuyên tạc hết. Văn phạm và những lý luận, mực thước của ngôn ngữ bị họ vo viên ném vào sọt rác. Tristan Tzara, ông tổng chỉ huy của nhóm Đa Đa tuyên bố: Hãy đặt tất cả các chữ vào trong một chiếc mũ, rồi rút thăm, đó là thơ Đa Đa.[*] Và đây, mời các bạn đọc một đoạn thơ trong bài De nos Oiseaux của Tzara:
thế giới
một chiếc mũ với những đoá hoa
thế giới
một chiếc mũ với những đoá hoa
thế giới
cây đờn vỹ cầm tấu trên một đoá hoa
thế giới
một chiếc nhẫn làm cho một đoá hoa
một hoa hoa cho một bó những hoa hoa
một bót thuốc lá đầy hoa
một đôi găng tay cho những hoa
một đầu tầu có những con mắt bằng hoa
bằng da hoa những hoa hoa hoa của chúng ta của những hoa
và một quả trứng

và đây là một đoạn khác của Tzara, chúng tôi để nguyên văn Pháp ngữ không dịch vì có dịch ra chăng nữa cũng chẳng ích lợi gỉ cả:
tuyaux tuyaux arrange-vous
verticale coupée
interrompre
mécanisme drrr rrrrrrrrr barres écartées
ébranlement des rayons perce-nous trouve le chemin de la cité [**]

Đọc những đoạn thơ vừa dẫn các bạn có hiểu gì chăng? Hiểu hay không hiểu, mặc kệ, cái đó chẳng có gì liên hệ đến người sáng tác ra nó cả. Tác giả muốn viết sao thì viết, độc giả muốn đọc sao thì đọc; thi ca, nghệ thuật là cái quái gì mà nói đến chuyện hiểu với không hiểu. Francis Picabia tuyên bố: Các bạn không hiểu cái mà chúng tôi làm, có phải không? Này, các bạn thân mến ạ, chúng tôi còn hiểu nó ít hơn các bạn nữa.

Tuy nhiên, dầu nhóm Đa Đa ngang tàng, ngông nghênh đến mấy đi nữa, thật ra họ cũng chẳng đến nỗi vứt bỏ nghệ thuật như những lời tuyên bố của họ. Những lời tuyên bố đó phải chăng chỉ là một thái độ bực tức hằn học trước sự nghèo nàn gò bó của nghệ thuật nói riêng và cuộc sống nói chung. Cái hành vi tự do quá khích của nhóm Đa Đa thoạt trông qua ta thấy đầy tính chất phá hoại, nhưng thực ra chính cái tính chất phá phách đó đã tự nó có một tính chất xây dựng, mở rộng thêm cương vị hoạt động của nghệ thuật. Đừng tưởng lúc nào các thi sĩ Đa Đa cũng ngông cuồng như thế: nhiều khi họ cũng rất thận trọng trong việc sáng tạo, do đấy đã tạo ra được nhiều bài thơ đặc sắc tân kỳ. Nhưng ngay cả những phút ngông nghênh của họ, ta cũng tìm thấy ở họ một thái độ can đảm đáng yêu.

Dầu sao, phái Đa Đa cũng bị người ta kết án là có nhiều điểm lập dị. Do đó, nhóm đó chết yểu. Nhiều thi sĩ Đa Đa như Breton, Éluard, Aragon, dần dần ly khai nhóm để lập ra trường siêu thực. Dầu ly khai, họ vẫn phải nhận rằng: ngoài những cái dở, nhóm Đa Đa đã cấp cho họ nhiều cái hay cái đẹp làm nền tảng cho trường siêu thực.


Nguyễn Đăng Thường sưu tầm và biên tập. Trích từ Lê Huy Oanh, "Lược khảo phong trào thi ca siêu thực Pháp", trong tạp chí Văn Nghệ số 3, tháng Tư, 1961, Saigon. Nhan đề của trích đoạn do người sưu tầm đặt.

Nguồn: http://tienve.org/home/li...rtwork&artworkId=3824
Nói đến Tzara (1896-1963, tên thật là Sami Rosenstock) ắt ta phải nghĩ ngay đến một tinh thần cách mạng sôi nổi cuồng nhiệt. Con ác điểu Tzara và đồng bọn đã kêu lên những tiếng kỳ lạ, kiêu hãnh và rùng rợn để báo hiệu sự mở mang của phong trào siêu thực. Tzara vốn người Lỗ Na Ni, ra đời tại Moineste vào năm 1896. Các tác phẩm đáng để ý của Tzara gồm có La Première Aventure Céleste de M. Antipyrine (1916), Vingt-cinq poèmes (1918), L'Homme approximatif (1931), Où boivent les Loups (1932), La Face intérieure (1953) v.v... Tuy Tzara là người Lỗ Ma Ni nhưng chàng dùng tiếng Pháp để sáng tác. Trường thơ Đa Đa (école dadaiste) của Tzara đã qui tụ được một số cây viết trẻ tuổi như Benjamin Péret, Jean Cocteau, Philippe Soupault, Francis Picadia, và các thi sĩ siêu thực sau này như André Breton, …
Bài liên quan

Iwan Goll

Iwan Goll (1891-1950) hay Yvan Goll đối với người Pháp, sinh năm 1891 tại Saint-Dié. Học đại học ở Strasbourg. Trong chiến tranh 1914-18 trốn qua Thụy Sĩ để tránh nạn Đức bắt lính. Định cư tại Paris năm 1919. Di cư sang Hoa Kỳ vào năm 1939 rồi trở lại Paris năm 1947. Viết bằng các thứ tiếng Pháp, ...

Hans Paasche

Hans Paasche (1881-1920) sinh năm 1881 ở Rostock. Mất ngày 21-5-1920 do quân canh phòng biên giới giết. Tờ Die Aktion cho biết thêm ông bị quân của NOSKE ám sát. Ông từng tham dự các cuộc chiến đấu trong cuộc cách mạng Spartakus và là thành viên Hội đồng quân nhân và công nhân. Ông là một sĩ quan ...

Lucian Blaga

Lucian Blaga (1895-1961) sinh ngày 9-5-1895 tại Lancrăm, một khu làng ở Transylvannia, Rumani, là một thi sĩ kiêm triết gia, có ảnh hưởng sâu xa và rộng khắp đối với thơ Rumani hiện đại. Sinh thời, bị bọn chuyên chính cô lập và bôi nhọ, và chỉ được "phục hồi" sau khi đã mất! Là người con thứ chín ...

Hector de Saint-Denys Garneau

Hector de Saint-Denys Garneau (1912–1943) là nhà thơ, hoạ sĩ người Canada nói tiếng Pháp, sinh tại Montréal, mất tại Quebec, được coi là nhà thơ hoàn toàn hiện đại đầu tiên của Quebec, ông nội là nhà thơ Alfred Garneau, cụ nội là nhà sử học Xavier Garneau.

Friedrich Nietzsche

Friedrich Nietzsche (Friedrich Wilhelm Nietzsche, 1844-1900) là triết gia và thi nhân Đức, gốc Ba Lan cha đẻ thuyết Siêu nhân. Sinh ở Röcken bei Lützen, mất ở Weimar. Đại biểu của chủ nghĩa phi lí và ý chí luận, giáo sư ngữ văn, bạn thân của nhạc sĩ Đức Vacnơ R. (R. Wagner), chịu ảnh hưởng tư tưởng ...

Gerard Manley Hopkins

Gerard Manley Hopkins (28/7/1844 - 8/6/1889) là nhà thơ Anh, sinh ra trong một gia đình theo quốc giáo, sau theo Thiên Chúa giáo. Năm 1868, ông tham gia hội Giê-xu. Năm 1887, ông nhận chức tu sĩ và từng đoạt giải thưởng do bài thơ “Giấc mơ của mỹ nhân ngư”. Tác phẩm khác của ông còn có ...

James Augustine Aloysius Joyce

James Joyce (1882-1941) tên thật là James Augustine Aloysius Joyce, người Ai-len, được coi là một trong những nhà văn có ảnh hưởng lớn nhất của thế kỷ XX.

Catherine French

Catherine French (1961-?) sinh ra và lớn lên ở vùng Central Valley của California. Thơ của bà đã xuất hiện trên The Nation, The Iowa Review, Gettysburg Review và nhiều tờ báo văn chương khác trên khắp nước Mỹ. Một bản sơ khởi của tập thơ Side Show (2002), tác phẩm đầu tay của bà, được trao giải ...

Seamus Heaney

Seamus Jastin Heaney (1939-) - nhà thơ Ireland, giải Nobel Văn học 1995. Sinh ngày 13-4-1939 tại một làng quê Bắc Ireland, mười hai tuổi nhận được học bổng và đến học tại trường cao đẳng St. Columb, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hoàng gia Belfast năm 1961. Từ năm 1975 – 1980 ông dạy học tại Carysfort ...

Kaneakirashin'no 兼明親王, Kiêm Minh thân vương

Kaneakirashin''no 兼明親王 (Kiêm Minh thân vương, 914-987) là hoàng tử con vua Daigo Tennō 醍醐天皇 (Đề Hồ thiên hoàng, tại vị 897-930), ngang với thời Ngũ Đại ở Trung Quốc.

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...