28/05/2017, 19:25

Trình bày ý kiến của anh chị về thực trạng tàn phá rừng hiện nay

Đề bài: Trên tờ Tin nhanh Việt Nam (VnExpress) có đăng bản tin sau: “Hôm qua, lửa đã sang rừng Hoa Mai, khu rừng tràm 15- 20 năm tuổi còn sót lại của rừng Quốc gia U Minh thượng (tỉnh Kiên Giang). Có thêm ít nhất 150ha rừng bị thiêu rụi. Đến 16h lửa vẫn bùng phát dữ dội, vượt qua tầm kiểm soát của ...

Đề bài: Trên tờ Tin nhanh Việt Nam (VnExpress) có đăng bản tin sau: “Hôm qua, lửa đã sang rừng Hoa Mai, khu rừng tràm 15- 20 năm tuổi còn sót lại của rừng Quốc gia U Minh thượng (tỉnh Kiên Giang). Có thêm ít nhất 150ha rừng bị thiêu rụi. Đến 16h lửa vẫn bùng phát dữ dội, vượt qua tầm kiểm soát của lực lượng chữa cháy. Theo cục kiểm lâm, nguyên nhân cháy là do người dân đốt đồng, săn bắt thú rừng khiến lửa bén sang cây tram. Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho hay, từ đầu mùa khô ...

Đề bài: Trên tờ Tin nhanh Việt Nam (VnExpress) có đăng bản tin sau:
“Hôm qua, lửa đã sang rừng Hoa Mai, khu rừng tràm 15- 20 năm tuổi còn sót lại của rừng Quốc gia U Minh thượng (tỉnh Kiên Giang). Có thêm ít nhất 150ha rừng bị thiêu rụi. Đến 16h lửa vẫn bùng phát dữ dội, vượt qua tầm kiểm soát của lực lượng chữa cháy.
Theo cục kiểm lâm, nguyên nhân cháy là do người dân đốt đồng, săn bắt thú rừng khiến lửa bén sang cây tram. Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho hay, từ đầu mùa khô đến nay đã xảy ra 54 vụ cháy, làm 36000 ha rừng bị thiêu rụi”
Đọc bản tin trên, anh (chị) có suy nghĩ gì?
Anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về thực trạng cháy rừng hiện nay

Rừng xanh là tài nguyên vô giá đối với cuộc sống của con người, rừng mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với sự tồn tại và phát triển của con người, không chỉ là duy trì hô hấp của con người mà còn góp phần, cân bằng hệ sinh thái, điều hòa dòng chảy, đa dạng hệ sinh vật…Rừng có vai trò to lớn với cuộc sống của con người như vậy, nhưng hiện nay rừng đang bị tàn phá nặng nề bởi chính sự thiếu hiểu biết và ý thức chưa tốt của con người. Sự kiện cháy rừng tràm ở khu vực vườn Quốc gia U Minh thượng mới đây đã dóng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về hành động và ý thức của con người trước vấn đề bảo vệ rừng.

Trên tờ Tin nhanh Việt Nam (VnExpress) có đăng bản tin sau:
“Hôm qua, lửa đã sang rừng Hoa Mai, khu rừng tràm 15- 20 năm tuổi còn sót lại của rừng Quốc gia U Minh thượng (tỉnh Kiên Giang). Có thêm ít nhất 150ha rừng bị thiêu rụi. Đến 16h lửa vẫn bùng phát dữ dội, vượt qua tầm kiểm soát của lực lượng chữa cháy.
Theo cục kiểm lâm, nguyên nhân cháy là do người dân đốt đồng, săn bắt thú rừng khiến lửa bén sang cây tràm. Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho hay, từ đầu mùa khô đến nay đã xảy ra 54 vụ cháy, làm 36000 ha rừng bị thiêu rụi”.

Bản tin đã cấp báo về một thực trạng đáng báo động, rừng tràm 15- 20 tuổi có giá trị to lớn về sinh học cũng như đối với cuộc sống của con người, nhưng chỉ vì ý thức chưa tốt của người dân cùng với sự tham lam của những người săn bắn đã bị thiêu rụi gây ra một hậu quả đau lòng. Và điều đáng nói là đây không phải vụ cháy rừng duy nhất mà chỉ là một trong rất nhiều những vụ cháy rừng khác. Ngày nay, chỉ vì những lợi ích vật chất của mình mà con người không ngừng gây ra những hành động trái pháp luật, ảnh hưởng vô cùng lớn đến tự nhiên và môi trường.

Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của con người, sở dĩ con người có thể duy trì sự sống chính là nhờ bầu không khí. Mà rừng chính là nguồn cung cấp khí ô xi, hấp thu tất cả những khí thải độc hại mà quá trình sản xuất và sinh hoạt con người thải ra môi trường. Từ vai trò này mà Rừng thường được coi là lá phổi xanh của trái đất. Chúng ta hãy tự hình dung về một tương lai không còn khí ô xi chỉ vì chúng ta chặt phá hết rừng, hậu quả chỉ có một, đó chính là sự diệt vong của con người, trong thực trạng môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề mà lá phổi xanh của loài người cũng chính bởi lòng tham không đáy của con người làm cho mất mát, suy giảm.

Rừng còn là một trong những nhân tố quan trọng góp phần cân bằng khí hậu, điều hòa dòng chảy của sông ngòi. Khi không có rừng, những chất độc hại mà con người thải ra môi trường không được hấp thụ, những khí độc ấy sẽ làm thủng tầng ozon khiến cho trái đất nóng lên, cùng với đó là những thiên tai bất thường gây thiệt hại trực tiếp đến tài sản mà quan trọng hơn đó chính là sự sống của con người.

Rừng góp phần cân bằng khí hậu, điều hòa dòng chảy của sông ngòi, hạn chế thiên tai lũ lụt, những trận lũ lụt bất ngờ nhờ có sức cản của rừng sẽ hạn chế hậu quả mà chúng gây ra cho con người. Rừng còn là môi trường sống của các loài động thực vật, là nơi duy trì hệ sinh thái, đa dạng sinh học. Bởi vậy mà khi rừng bị tàn phá, thiệt hại sẽ gây ra những hậu quả vô cùng lớn đối với cuộc sống của con người.

Ngày ngay, một thực trạng đáng báo động, đó là nạn chặt phá rừng bừa bãi, săn bắt thú trái phép và nạn cháy rừng đang làm cho chất lượng của rừng đang ngày càng suy giảm. Con người vì những lợi ích kinh tế mà bất chấp luật pháp, đạo đức chặt phá rừng bừa bãi, những người dân vùng đồi núi vì kém hiểu biết mà thường xuyên đốt rừng làm rãy, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây cháy rừng, thiệt hại về rừng.

Theo thống kê, hàng năm có đến hàng trăm nghìn héc ta rừng bị khai thác trái phép, hàng chục lần cháy rừng khiến cho hệ thống rừng nguyên sinh ngày càng suy giảm. Vì những hành động thiếu ý thức của con người mà chúng ta đang bước đầu gánh chịu những hậu quả do chặt phá rừng gây ra. Hiện nay thường xuyên xảy ra những trận bão lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, thời tiết bất thường, trái đất đang dần nóng lên.

Rừng có vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người, nếu ngay từ bây giờ chúng ta không ý thức được điều đó mà bị lòng tham che mờ đạo đức thì chính chúng ta sẽ là người phải gánh chịu hậu quả do chính hành động của mình mang lại. Tàn phá rừng cũng là tàn phá sự sống của chính chúng ta, giữa con người và thiên nhiên (mà ở đây là rừng) luôn có sự gắn bó mật thiết, hành động của con người xâm phạm tự nhiên cũng là chính tay con người hủy hoại cuộc sống của mình.

Muốn bảo vệ cuộc sống của chính mình, vậy thì chúng ta hãy cùng nhau đoàn kết chống lại những hành vi phá hoại rừng, lên án, không tiếp tay cho những hành vi trái pháp luật. Nhà nước cũng cần ban hành những chính sách thiết thực và xử phạt nặng những hành vi vi phạm luật bảo vệ rừng. Tăng cường hệ thống kiểm lâm giám sát, bảo vệ rừng. Đối với những người dân vùng sâu vùng xa, nhà nước cần có kế hoạch giúp đỡ người dân định canh định cư, tránh tình trạng phá rừng làm nương.

Đối với việc hồi phục và phát triển rừng thì cần chú trọng đến công tác giao đất giao rừng cho người dân quản lí, hỗ trợ về giống và kĩ thuật trồng. Như vậy mới có thể đảm bảo sự sinh trưởng của những khu rừng thứ sinh bởi dù có tăn cường quản lí của lực lượng kiểm lâm thì cũng không đạt được hiệu quả cao bằng việc phân vùng quản lí cho người dân. Bên cạnh đó, việc khai thác rừng không thể cấm hoàn toàn bởi đó là một trong những nguồn lực để phát triển công nghiệp nước nhà, nhưng việc khai thác phải hợp lí và được sự cho phép, giám sát của nhà nước.

Nói về việc trồng rừng, bảo vệ rừng tôi chợt nhớ đến những lời ca trong bài hát “Một đời người một rừng cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn:

“Và tôi vẫn nhớ hoài một loài cây
Sống gần nhau thân mới thẳng
Có một cây là có rừng
Và rừng sẽ lên cây”

Có một cây là có rừng, và rừng sẽ lên cây, lời ca thật ý nghĩa, cũng là lời nhắc nhở về ý thức của con người chúng ta, bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống xã hội của con người, ngay từ bây giờ bên cạnh việc bảo vệ cần tăng cường việc trồng rừng, gây dựng lại cuộc sống của chúng ta.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

RỪNG

RUNG

CHÁY RỪNG

CHẶT PHÁ RỪNG

RỪNG SUY THOÁI

0