28/05/2017, 19:25

Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc cho và nhận thông qua câu chuyện cười “Cứu người chết đuối”

Đề bài: Đọc truyện cười sau, từ đó phát biểu những suy nghĩ của anh (chị) về việc cho và nhận: Cứu người chết đuối Trong cuộc sống của con người sẽ xảy đến rất nhiều những biến cố, những điều không may khiến cho con người cảm thấy mệt mỏi, thậm chí là ngã gục, những lúc như vậy chúng ta rất cần sự ...

Đề bài: Đọc truyện cười sau, từ đó phát biểu những suy nghĩ của anh (chị) về việc cho và nhận: Cứu người chết đuối Trong cuộc sống của con người sẽ xảy đến rất nhiều những biến cố, những điều không may khiến cho con người cảm thấy mệt mỏi, thậm chí là ngã gục, những lúc như vậy chúng ta rất cần sự giúp đỡ từ những người xung quanh, đó có thể là sự giúp đỡ về vật chất, đôi khi cũng chỉ là một lời động viên thăm hỏi cũng khiến cho chúng ta có thêm động lực để vươn lên ...

Đề bài: Đọc truyện cười sau, từ đó phát biểu những suy nghĩ của anh (chị) về việc cho và nhận: Cứu người chết đuối

Trong cuộc sống của con người sẽ xảy đến rất nhiều những biến cố, những điều không may khiến cho con người cảm thấy mệt mỏi, thậm chí là ngã gục, những lúc như vậy chúng ta rất cần sự giúp đỡ từ những người xung quanh, đó có thể là sự giúp đỡ về vật chất, đôi khi cũng chỉ là một lời động viên thăm hỏi cũng khiến cho chúng ta có thêm động lực để vươn lên trong cuộc sống. Nhắc đến việc giúp đỡ, ta có thể bàn luận thêm về vấn đề cho và nhận, ta nên hiểu như thế nào, ứng xử ra sao trước việc cho đi và nhận lại.

Nói về việc “cho” và “nhận” trong cuộc sống cũng đã có rất nhiều câu truyện thể hiện bằng những nội dung, hình thức đặc biệt. Một trong số đó có thể kể đến, đó chính là câu chuyện “Cứu người chết đuối”. Câu chuyện có nội dung như sau: Ngày xưa có một anh chàng nhà giàu nhưng tính tình keo kẹt, chi li, một hôm anh ta đi trên một chuyến đò không may trượt chân mà ngã xuống nước. Thấy vậy, người lái đò vội đưa tay cho anh ta và nói:
“Đưa tay cho tôi”, tuy nghe thấy nhưng chàng trai hà tiện kiên quyết không chịu đưa tay lên. Thấy vậy người lái đò lấy làm lạ lắm, lúc chưa biết phải làm sao thì có một người đàn ông quen biết chàng trai hà tiện kia, anh ta vội vã đưa tay và nói:

“Nắm lấy tay tôi”, chấp chới giữa dòng nước, nghe được từ nắm lấy thì anh ta vội vàng đưa tay lên và được kéo lên bờ. Người lái đò nói ra những thắc mắc của mình thì được người đàn ông đáp lại rằng, chàng trai hà tiện kia vốn không muốn đưa cái gì của mình cho ai, bởi vậy mà khi người lái đò đề nghị thì sống chết anh ta cũng không chịu đưa. Còn người đàn ông vì đã quá hiểu tính tình kẹt xỉn, hà tiện nên mới nói nắm lấy tay tôi. Khi được đề nghị nắm lấy tức là được nhận, xác định mình không bị mất cái gì thì anh ta mới yên tâm nhận sự giúp đỡ.

Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc cho và nhận thông qua câu chuyện cười “Cứu người chết đuối”Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc cho và nhận thông qua câu chuyện cười “Cứu người chết đuối”

Câu chuyện cười phê phán thói hà tiện một cách thái quá của chàng trai, dù đang chơi vơi giữa dòng nước nhưng chỉ vì sợ mất đi thứ gì đó của mình thì anh dù chấp nhận cái chết chứ không chịu đưa. Câu chuyện phê phán thói hà tiện, ham vật chất một cách nực cười, nó khiến cho con người trở nên tính toán, thực dụng, từ một lời đề nghị giúp đỡ đầy chân thành, nhưng vào tai của một người hà tiện thì nó lại trở thành một cuộc giao dịch gây bất lợi cho anh ta.

Sự mù quáng của anh chàng đã gây tiếng cười cho câu chuyện. Cái hay của các truyện cười, đó chính là sau những tiếng cười là một bài học triết lí cần phải suy ngẫm, đó là cho đi và nhận lại. Con người chúng ta đôi khi cũng bị trăn trở bởi những lợi ích, đắn đo, tính toán khi cho đi và dự đoán những thứ được nhận lại nếu như đồng ý làm một điều gì đó cho người khác. Về bản chất, việc ham những thứ vật chất, sống thực dụng là không xấu, bởi nó là một trong những nhu cầu chính đáng của con người, nhưng khi nó biểu hiện ra bên ngoài một cách thái quá thì cần phải phê phán.

Cho đi và nhận lại là hai phạm trù chỉ thái độ và hành động của con người. “Cho đi” là hành động ta cho đi một thứ gì đó thuộc quyền sở hữu của chúng ta cho người khác. Hiểu một cách rộng hơn, cho đi còn là những hành động giúp đỡ, chia sẻ cho người khác, đây có thể là những hành động mang ý nghĩa tinh thần. Khi biết cho đi là khi ta có tấm lòng rộng lượng, có tình thương đối với những người xung quanh ta. Và điều kiện để ta có thể cho đi, đó chính là ta phải có vốn vật chất, tinh thần hơn người cần chúng ta giúp đỡ.

Chẳng hạn, ta giúp đỡ những người nghèo khó vùng sâu vùng xa bằng cách quyên góp những đồ dùng, vật dụng cũ không dùng đến nữa. Vậy điều khiến cho chúng ta quyết định quyên góp, trước hết phải xuất phát từ tấm lòng yêu thương, cảm thông với những người có cuộc sống khó khăn hơn mình. Và một điều kiện nữa, đó chính là ta có thứ để cho đi, ta không thể cho đi nếu như chính bản thân của mình cũng không có.

“Cho đi” chỉ thực sự giá trị khi nó xuất phát từ tấm lòng chân thành, tự nguyện của ta, bởi nếu như ta cho đi mà không xuất phát từ sự tự nguyện thì nó lại mang nghĩa cưỡng ép, hành động giúp đỡ cũng trở thành sự thương hại, bố thí đối với những người cần giúp đỡ. Điều mà những người cần giúp đỡ ở đây là những tấm lòng chân thành, tự nguyện, mọi sự cưỡng ép đều mang lại hiệu quả trái ngược, họ sẽ thêm tổn thương và mặc cảm về mình, thành thử sự giúp đỡ lại là làm cho họ đáng thương hơn.

“Nhận lại” là sự đón nhận một thứ gì đó mà người khác mang lại cho mình. Nhận lại tức là trước đó ta đã mang thứ thuộc sở hữu của mình cho người khác, nhận lại ở đây là sự hoàn lại, là sự báo đáp của người được nhận trước đó cho người từng cho đi, là chúng ta. Ta cũng có thể hiểu từ nhận lại ở đây với nhiều hàm nghĩa khác nhau. Đó chính là thành quả mà chúng ta xứng đáng nhận lại sau khi đã nhiệt tình giúp đỡ một ai đó trong quá khứ, điều này đúng với câu nói “Ở hiền thì gặp lành”.

Tuy nhiên, nhận lại ở đây sẽ mang ý nghĩa thực dụng nếu người nhận đã từng giúp đỡ người trả trong quá khứ với mục đích vụ lợi chứ không phải xuất phát từ tấm lòng chân thành, tự nguyện. Tùy từng hoàn cảnh khác nhau mà “nhận lại” mang những ý nghĩa khác nhau. Giữa cho đi và nhận lại có mối quan hệ bổ sung cho nhau, đó có thể là quan hệ nhân quả, học cách cho đi ắt sẽ nhận lại những sự giúp đỡ từ người đó. Tuy nhiên, sự nhận lại này không phải nhanh chóng, tức thời mà nó có thể xảy đến bất kì lúc nào.

Cho đi và nhận lại cũng có thể là quan hệ lợi dụng, cho đi để nhận lại, cho đi vì muốn nhận lại những điều mà mình mong muốn. Chẳng hạn, một người không có tài đức nhưng muốn thăng tiến nhanh trên đường công danh đã dùng tiền bạc và những lời ngon ngọt để dụ dỗ, mua chuộc cấp trên, mong có được một chức vụ mà mình mong muốn. Người cấp trên vì ham tiền bạc, vật chất mà đáp ứng lời đề nghị của người “cho”. Bởi vậy mà sự cho đi ở đây chính là sự thực dụng, lợi dụng lẫn nhau. Cho đi và nhận lại ở đây mang tính chất của một cuộc trao đổi không hơn.

Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn hơn, hãy mở rộng tấm lòng để giúp đỡ họ, dù không giúp được gì nhiều thì cũng hãy cho đi một cách chân thành, tự nguyện. Bởi những hành động nhỏ ấy cũng đã tiếp thêm sức mạnh để họ vươn lên trong cuộc sống. Khi ta giúp đỡ người khác thì ắt sẽ có người giúp đỡ chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn, đây là quy luật của nhân quả, vì vậy hãy cho đi một cách chân thành, cho đi mà không cần nhận lại như trong những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu:

“Nếu là con chim chiếc lá
Chim phải hót, lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là để cho đây chỉ nhận riêng mình”

Cuộc sống của con người sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi con người trong xã hội biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Sự giúp đỡ sẽ tạo ra sợi dây liên kết giữa con người với con người. Nếu ta chân thành giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại tấm lòng yêu thương của người giúp đỡ, và một lúc nào đấy ta gặp khó khăn thì họ cũng sẵn sàng giúp đỡ lại.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

CHO VÀ NHẬN

CHO VA NHAN

CHO ĐI

NHẬN LẠI

CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI

0