Viết một đoạn văn về chủ đề: Bạn có thích học lịch sử
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn về chủ đề: Bạn có thích học lịch sử Đối với học sinh, sinh viên thì hoạt động học tập và rèn luyện đạo đức được đặt lên hàng đầu, đó là một quá trình để học sinh có thể nâng cao tri thức, rèn luyện những kĩ năng, năng lực cho bản thân. Là hành trang cùng người học ...
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn về chủ đề: Bạn có thích học lịch sử Đối với học sinh, sinh viên thì hoạt động học tập và rèn luyện đạo đức được đặt lên hàng đầu, đó là một quá trình để học sinh có thể nâng cao tri thức, rèn luyện những kĩ năng, năng lực cho bản thân. Là hành trang cùng người học bước vào đời, là phương tiện cho cuộc sống. Tuy nhiên, để học tập và rèn luyện có hiệu quả thì cần chú ý học tập đồng đều tất cả các môn học, môn học tự nhiên hay xã hội thì đều ...
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn về chủ đề: Bạn có thích học lịch sử
Đối với học sinh, sinh viên thì hoạt động học tập và rèn luyện đạo đức được đặt lên hàng đầu, đó là một quá trình để học sinh có thể nâng cao tri thức, rèn luyện những kĩ năng, năng lực cho bản thân. Là hành trang cùng người học bước vào đời, là phương tiện cho cuộc sống. Tuy nhiên, để học tập và rèn luyện có hiệu quả thì cần chú ý học tập đồng đều tất cả các môn học, môn học tự nhiên hay xã hội thì đều có vai trò quan trọng như nhau, nếu như chúng ta coi trọng hay quá lơ là một phân môn nào đó ta sẽ bị thiếu hụt đi những kiến thức của môn học, cùng với đó chính là sự thiếu hiểu biết về một lĩnh vực trong cuộc sống. Môn lịch sử là một môn học quan trọng nhưng hiện nay đang bị các học sinh lãng quên, chưa phát huy được vai trò của nó đối với người học.
Mục đích chủ yếu của việc học đó chính là nâng cao tri thức hiểu biết, rèn luyện năng lực và kĩ năng để những người học sinh có thể vững bước vào đời, có thể sử dụng những kiến thức đã học trở thành phương tiện quan trọng trong việc khẳng định giá trị bản thân đối với xã hội mà trước hết đó là làm cho cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nhấn mạnh vai trò của việc học đối với học sinh Việt Nam: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, đó chín là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Theo lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh thì học sinh chính là những người chủ tương lai của đất nước, là nguồn nhân lực đưa cả đất nước bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu trong niềm tự hào. Người cũng nhấn mạnh, để có thể xây dựng, kiến thiết đất nước thì trước hết phải coi trọng việc học, học tập cũng là con đường ngắn nhất để thành công. Ta có thể thấy được việc học là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển năng lực, hoàn thiện đạo đức ở mỗi con người.
Những môn học được đưa vào trong chương trình giáo dục đều mang tính khoa học và tính thiết thực đối với đời sống xã hội, các phân môn tự nhiên và các phân môn xã hội luôn được chú trọng như nhau. Bởi vậy mà khi học thì người học cần có ý thức học đồng đều tất cả môn học này, đó là những kiến thức cần thiết cho bản thân và cho cuộc sống sau này, nếu như ta bỏ lỡ mất một môn thì ta sẽ bị thiếu hụt đi kiến thức của những môn học ấy.
Xét thực tế học tập hiện nay của học sinh các cấp học, ta nhận thấy một tình trạng đáng báo động, đó chính là việc học sinh bỏ bê, không coi trọng các môn học xã hội, đặc biệt là môn lịch sử. Các em không thích học, không có hứng thú dẫn đến tình trạng lơ là, bỏ quên môn học, hay có học thì dưới hình thức chống chế với những bài kiểm tra trên lớp. Việc học tập mà chỉ mang tính hình thức như vậy thì đâu có thể mang lại những kết quả như mong muốn. Người học sẽ trở nên thụ động với môn học, và tất nhiên những kiến thức của môn học ấy cũng không thể phát huy được hết hiệu quả vốn có của nó.
Môn lịch sử có một vai trò vô cùng quan trọng không chỉ với bản thân người học mà còn đóng vai trò nền tảng trong cuộc sống xã hội của con người. Lịch sử là ghi chép những sự việc, sự kiện mang tính trọng đại đã xảy ra trong quá khứ của dân tộc, của đất nước. Đó có thể là những chiến của những trận đánh lớn, sự thay thế của các đời vua hay có thể là những đau thương, mất mát mà con người Việt Nam đã từng trải qua…Nhận thức được tầm quan trọng của lịch sử thì ngay từ rất sớm, các triều đại Việt Nam đã đề ra những viên quan chuyên chép sử, ghi lại những sự kiện lớn của dân tộc.
Lịch sử giúp cho con người chúng ta hiểu biết về nguồn gốc của dân tộc, nhận thức được quá trình dựng nước và giữ nước lâu đời. Có những kiến thức về lịch sử cũng chính là ta hiểu biết hơn về chính dân tộc, đất nước nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Quan trọng hơn cả, thông qua những sự kiện, tấm gương lịch sử thì ta được bồi dưỡng tinh thần yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, đó là những truyền thống tốt đẹp của cha anh ta đi trước. Nếu là người Việt Nam thì chúng ta đều phải có ý thức kế thừa, phát huy những nét đẹp văn hóa ấy.
Hiểu về lịch sử chúng ta sẽ thêm trân trọng những đóng góp, hi sinh của thế hệ cha anh đi trước cho cuộc sống độc lập, tự do hạnh phúc cho chúng ta như ngày hôm nay. Biết trân trọng thì chúng ta cũng có những ý thức giữ gìn, bảo vệ đất nước trước những âm mưu thâm độc, trước những âm mưu tấn công của kẻ thù. Lịch sử được viết ra nhằm mục đích truyền lại cho đời sau, nếu như chúng ta ngày nay không coi trọng việc học lịch sử chẳng phải để lỡ những tri thức quý báu mà ông cha ta lưu truyền bao nhiêu đời nay hay sao.
Việc học lịch sử, biết sử không chỉ là một yêu cầu của việc học và đó còn là trách nhiệm mà mỗi người công dân Việt Nam nên có, nếu như những người tự xưng là người Việt Nam mà ngay lịch sử nước mình như thế nào cũng không biết thì liệu có còn xứng đáng với danh hiệu ấy hay không? Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học sử thông qua bài thơ “Lịch sử nước ta” như sau:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Bác Hồ đã nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của việc học lịch sử, đã là người dân Việt Nam thì chúng ta cũng phải biết tường tận về cội nguồn, quá trình xây dựng và đấu tranh bảo vệ đất nước, qua đó nâng cao tinh thần yêu nước và ý thức bảo vệ đất nước, kế tiếp sự nghiệp của cha anh ta đi trước. Việc học và biết sử không chỉ là một yêu cầu, mà đó còn là một trách nhiệm đặt ra đối với người dân Việt Nam, từ thời vua Hùng dựng nước đến những thời đại sau đó, quân và dân ta đã anh dũng đấu tranh không ngại hi sinh để mang về độc lập cho đất nước, bởi vậy chúng ta phải có ý thức giữ gìn, kế thừa truyền thống ấy, như chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:
“Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Việc học sinh ngày nay không thích học lịch sử xuất phát từ những nguyên nhân chính sau đây. Thứ nhất, môn lịch sử được đưa vào chương trình phổ thông khá nặng, nhiều lí thuyết mà chưa nhấn mạnh được những trọng tâm chính. Việc dạy của giáo viên cũng mang tính hình thức, khuôn mẫu chưa khơi dậy được những niềm đam mê học của học sinh. Về mặt chủ quan, đó chính là xuất phát từ ý thức học tập của học sinh, các em chưa chủ động trong việc tiếp cận tri thức, có những suy nghĩ chưa đúng về môn học này. Tuy việc học có nhiều khó khăn nhưng chỉ cần cố gắng thì đều có thể đơn giản hóa mọi vấn đề:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Như vậy, môn lịch sử là một môn học quan trọng, không chỉ cung cấp những tri thức bổ ích cho học sinh mà còn bồi dưỡng tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ tổ quốc của thế hệ tương lai. Muốn kiến thiết, dựng xây đất nước thì trước hết cần hiểu được tường tận lịch sử của nước nhà.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
LỊCH SỬ
LICH SU
HỌC LỊCH SỬ
LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÔN LỊCH SỬ