28/05/2017, 19:30

Trình bày ý hiểu của em về câu thơ “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Đề bài: Trong bài ca vỡ đất, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã khẳng định: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm Dựa vào hiểu biết về những thành tựu trên quê hương đất nước do sức lao động của con người tạo nên, em hãy làm sáng tỏ ý nghĩa trên Trong bài ca vỡ đất, nhà thơ Hoàng ...

Đề bài: Trong bài ca vỡ đất, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã khẳng định: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm Dựa vào hiểu biết về những thành tựu trên quê hương đất nước do sức lao động của con người tạo nên, em hãy làm sáng tỏ ý nghĩa trên Trong bài ca vỡ đất, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã khẳng định: “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”, lời khẳng định đã thể hiện được niềm tin cũng như sự tự hào của nhà thơ đối với khả ...

Đề bài: Trong bài ca vỡ đất, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã khẳng định:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Dựa vào hiểu biết về những thành tựu trên quê hương đất nước do sức lao động của con người tạo nên, em hãy làm sáng tỏ ý nghĩa trên

Trong bài ca vỡ đất, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã khẳng định: “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”, lời khẳng định đã thể hiện được niềm tin cũng như sự tự hào của nhà thơ đối với khả năng và sức mạnh vô biên của con người trong quá trình cải tạo cuộc sống của chính mình. Lời khẳng định cũng là lời nhắc nhở, một bài học quý báu cho mỗi chúng ta về lao động, về việc sử dụng trí tuệ, sức mạnh của con người vào cải tạo cuộc sống của mình.

Con người luôn khẳng định sự tồn tại và vị trí làm chủ thế giới của mình thông qua những hành động cải tạo cuộc sống, chinh phục tự nhiên. Thông qua lao động, con người dần hiểu về thế giới tự nhiên, hiểu về bản chất, quy luật vận động của những sự vật, hiện tượng. Bởi vậy mà tầm vóc, trí tuệ của con người vẫn luôn được khẳng định thông qua vai trò chủ nhân thực sự của thế giới tự nhiên. Để có được những thành quả như ngày hôm nay, con người đã tìm tòi, lao động không biết mệt mỏi qua nhiều thế hệ. Sức mạnh vô biên của con người đã được nhà thơ Hoàng Trung Thông thể hiện sâu sắc thông qua những câu thơ:

“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Câu thơ khẳng định được sức mạnh và khả năng của con người cũng như vai trò của lao động đối với cuộc sống xã hội. Đề cao lao động, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã khẳng định vai trò chủ thể của con người trong lao động, thông qua sự kiên trì, khéo léo của con người thì dẫu có những khó khăn, thử thách thì con người đều có thể chinh phục, cải tạo được. Và thành quả con người đạt được cũng xứng đáng với tất cả công sức mà con người đã bỏ ra.

“Bàn tay” ở đây mang nghĩa biểu tượng cho sức mạnh cũng như sự kiên trì của con người trong lao động. “Làm” lại là những hành động thiết thực, cụ thể của con người trong lao động. Câu thơ “Bàn tay ta làm nên tất cả” đã khẳng định được khả năng của con người, đối với con người chỉ cần có sự kiên trì, lòng tin, và có khả năng lao động thì không gì là không thể, mọi thứ đều có thể thực hiện, dẫu có khó khăn đến đâu cũng vậy. Từ “ta” trong câu thơ không phải chỉ nhấn mạnh đến một cá nhân cụ thể nào, mà đó là từ phiếm chỉ con người nói chung.

Trình bày ý hiểu của em về câu thơ “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”Trình bày ý hiểu của em về câu thơ “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Câu thơ “Bàn tay ta làm nên tất cả” đã thể hiện được niềm tin mãnh liệt của nhà thơ Hoàng Trung Thông về khả năng của con người. Đồng thời, nhà thơ cũng khẳng định, muốn gặt hái được những thành quả mà ta mong muốn thì con người phải biết lao động, phải thông qua lao động để thực hiện nó. Nó là con đường ngắn nhất, cũng là con đường duy nhất để con người có thể đến đích của thành công. Không có thành công nào không được xây dựng lên thông qua lao động. Chỉ khi con người hành động, dùng trí tuệ và sức mạnh của mình thực hiện thì mọi mong ước mới có thể trở thành sự thật.

Câu thơ sau nhà thơ Hoàng Trung Thông đã nhấn mạnh hơn đến sức mạnh của con người và thành quả đạt được thông qua việc lao động bằng nỗ lực, sức mạnh ấy “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Sức người ở đây chính là công sức của con người bỏ ra trong lao động để thực hiện một mục đích nào đó. “Sỏi đá” là những vật thể trong tự nhiên, vô tri vô giác và không phục vụ gì cho sự tồn tại của con người. Nhưng hiểu theo nghĩa khác, ta có thể thấy, “sỏi đá” ở đây chính là những khó khăn, thử thách, những điều ngăn chở mà tưởng chừng con người sẽ không bao giờ có thể vượt qua.

Nhưng ở đây, nhà thơ đã khẳng định chỉ cần có sức người thì những sỏi đá ấy cũng thành cơm, câu thơ cũng được hiểu theo nghĩa biểu tượng, “cơm” ở đây chính là những thành quả mà con người đạt được thông qua quá trình lao động không biết mệt mỏi ấy. Cũng nói về sức mạnh, lòng kiên trì của con người, chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta cũng từng viết:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

Như vậy, câu thơ “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã thể hiện được niềm tin mạnh mẽ vào sức mạnh, lòng kiên trì của con người. Đồng thời, câu thơ cũng là sự đề cao lao động, và chỉ có lao động thì con người mới có thể gặt hái được thành công.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

BÀN TAY

BAN TAY

BÀN TAY TA LÀM NÊN TẤT CẢ

SỎI ĐÁ

SỨC MẠNH CON NGƯỜI

0