Trình bày ý kiến về việc tạo dựng một văn bản
Đề bài: Theo em, nếu chỉ học thuộc lí thuyết về phương pháp về xây dựng một vài kiểu văn bản, liệu em có thể viết được một bài văn hay? Điều gì có ý nghĩa quyết định đối với năng lực làm văn của mỗi người Trong chương trình học ở bậc trung học cơ sở cũng như trung học phổ thông, bộ giáo dục và đào ...
Đề bài: Theo em, nếu chỉ học thuộc lí thuyết về phương pháp về xây dựng một vài kiểu văn bản, liệu em có thể viết được một bài văn hay? Điều gì có ý nghĩa quyết định đối với năng lực làm văn của mỗi người Trong chương trình học ở bậc trung học cơ sở cũng như trung học phổ thông, bộ giáo dục và đào tạo rất chú trọng trong việc tạo nền kiến thức cơ bản cho học sinh về tất cả các môn học, từ các môn thuộc chuyên ngành tự nhiên đến các phân môn xã hội. Trong đó, bộ môn Ngữ ...
Đề bài: Theo em, nếu chỉ học thuộc lí thuyết về phương pháp về xây dựng một vài kiểu văn bản, liệu em có thể viết được một bài văn hay? Điều gì có ý nghĩa quyết định đối với năng lực làm văn của mỗi người
Trong chương trình học ở bậc trung học cơ sở cũng như trung học phổ thông, bộ giáo dục và đào tạo rất chú trọng trong việc tạo nền kiến thức cơ bản cho học sinh về tất cả các môn học, từ các môn thuộc chuyên ngành tự nhiên đến các phân môn xã hội. Trong đó, bộ môn Ngữ văn được đưa vào giảng dạy nhằm đào tạo cho học sinh những kĩ năng để làm một bài văn, hay nói cách khác là thiết lập một văn bản. Tuy nhiên, đó chỉ là những lí thuyết mang tính hình thức, còn sự vận dụng vào viết một văn bản lại đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo của mỗi học sinh.
Có nhiều ý kiến cho rằng, chỉ cần nắm vững những lí thuyết về phương pháp xây dựng một vài kiểu văn bản thì sẽ cho “ra đời” những bài văn hay. Đó không phải là ý kiến sai nhưng nói đúng thì chưa hoàn toàn. Ở đây, tôi không hề phủ định vai trò của những kiến thức nền, tức là lí thuyết về những phương pháp xây dựng một văn bản. Bởi đó là nền móng nhận thức đầu tiên giúp cho học sinh có những hình dung, hiểu về cách thức làm một bài văn, xây dựng một văn bản. Lí thuyết về phương pháp xây dựng một vài kiểu văn bản giúp cho các em biết được sự khác nhau giữa các kiểu văn bản.
Chẳng hạn như văn bản tự sự thì đề cao yếu tố kể, những chi tiết trong lời kể sẽ hình thành nên kết của câu chuyện, hay bài văn chứng minh thì đòi hỏi yếu tố chủ quan, chính xác….Từ việc hiểu những đặc điểm của các kiểu văn bản, các em cũng biết cách làm những bài văn theo yêu cầu của đề bài, cách thức trình bày như thế nào? Có những phương pháp nào để làm cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn với người đọc…Đây cũng là tiền đề đầu tiên cho việc thiết lập văn bản, rèn luyện cách xây dựng văn bản. Một văn bản hay và có giá trị cũng sẽ bắt đầu từ những thao tác cơ bản.
Những lí thuyết cơ bản giúp cho mọi học sinh đều có thể vận dụng , trên cơ sở của những vận dụng đó, khi đã thành thạo thì có thể thoắt li khỏi những giới hạn về hình thức mà tạo ra những phong cách riêng, độc đáo cho riêng mình, dùng những sáng tạo mang tính cá nhân để tạo ra những tác phẩm hay. Nếu không có những định hướng đầu tiên của những lí thuyết nền như vậy thì học sinh sẽ gặp vô vàn những khó khăn trong việc rèn luyện thao tác viết, không biết bắt đầu từ đâu, làm thế nào để tạo ra sự hấp dẫn cho văn bản được viết…
Tuy nhiên, nếu quá phụ thuộc vào lí thuyết về phương pháp xây dựng các kiểu văn bản thì sẽ tạo ra những rập khuôn theo một khuôn mẫu, nếu học sinh quá tuyệt đối lí thuyết ấy sẽ không thể tạo ra được những sáng tạo mang tính cá nhân, không thể vượt ra khỏi giới hạn của bản thân. Ta cần phải hiểu ở đây lí thuyết chỉ mang tính định hướng, để các em có những thao tác thành thục, biết cách làm một bài văn cơ bản chứ không phải đề ra, đưa vào chương trình giáo dục để cac em rập khuôn y nguyên vào bài văn của mình mà không có bất cứ sự đổi mới nào.
Một tác phẩm hay và có giá trị là tác phẩm phá vỡ được cái giới hạn thông thường và thể hiện được những khía cạnh mới mẻ, chí ít cũng là làm mới được những đề tài tưởng chừng như đã quá quen thuộc theo văn phong của mình. Phụ thuộc quá vào các phương pháp xây dựng văn bản sẽ giết chết đi sự sáng tạo vốn có, và vẫn tiềm tàng chờ được khai phá ở mỗi học sinh. Hơn nữa, những người không thoát khỏi được cái “bóng” của những lí thuyết ấy thường mang tư tưởng bảo thủ ngại đổi mới, e dè với những cái phá cách.
Có những lí thuyết nền tảng, các em vẫn có thể tạo ra được những văn bản hay, thậm chí là xuất sắc. Không ai có thể phủ nhận được điều này, nhưng tuyệt đối hóa cái lí thuyết ấy viết ra được những văn bản hay thì đó chỉ là một số ít. Phải phá vỡ được khuôn khổ, tự do thể hiện cá tính của bản thân thì những giá trị mới thể hiện được tinh thần của bản thân. Tuy nhiên sự phá cách này cũng nằm trong những giới hạn nhất định thì mới tạo ra được những giá trị đích thực.
Nói về sự sáng tạo trong văn học, nhà văn Nam Cao đã thể hiện được quan niệm, tư tưởng của mình thông qua nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời thừa của mình như sau: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tau làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra những cái gì chưa có”. Nhận định này là vô cùng đúng đắn, phù vợi với quan hệ giữa giá trị và sáng tạo.
Như vậy, một văn bản hay được xây dựng trên cơ sở nền tảng là lí thuyết phương pháp xây dựng những kiểu văn bản. Đó là tiền đề cho mọi giá trị, nhưng để có thể mang đến cho tác phẩm văn chương một sự độc đáo, riêng biệt thì người viết cần phải có những sáng tạo mang màu sắc cá nhân.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
LÍ THUYẾT PHƯƠNG PHÁP
VĂN BẢN
VAN BAN
TẠO DỰNG VĂN BẢN VĂN HỌC
CÁCH XÂY DỰNG VĂN BẢN