28/05/2017, 19:29

Cảm nhận của em về đoạn đầu của bài thơ Tây Tiến và đoạn 5 trong bài Tiếng hát con tàu

Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn đầu của bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và đoạn thơ từ” Nhớ bản sương giăng…khi ta đi đất đã hóa tâm hồn” trong bài tiếng hát con tàu của Chế lan Viên. Quang Dũng và nhà thơ Chế Lan Viên đều là những nhà thơ của cách mạng, các tác phẩm của ông đều xoay quanh những ...

Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn đầu của bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và đoạn thơ từ” Nhớ bản sương giăng…khi ta đi đất đã hóa tâm hồn” trong bài tiếng hát con tàu của Chế lan Viên. Quang Dũng và nhà thơ Chế Lan Viên đều là những nhà thơ của cách mạng, các tác phẩm của ông đều xoay quanh những vấn đề mang tính xã hội, nó không chỉ thể hiện tiếng lòng của chính tác giả về những miền nỗi nhớ, mà đó còn là những suy tư trắc trở của tác giả về cuộc sống. Cả hai bài thơ Tây ...

Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn đầu của bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và đoạn thơ từ” Nhớ bản sương giăng…khi ta đi đất đã hóa tâm hồn” trong bài tiếng hát con tàu của Chế lan Viên.

Quang Dũng và nhà thơ Chế Lan Viên đều là những nhà thơ của cách mạng, các tác phẩm của ông đều xoay quanh những vấn đề mang tính xã hội, nó không chỉ thể hiện tiếng lòng của chính tác giả về những miền nỗi nhớ, mà đó còn là những suy tư trắc trở của tác giả về cuộc sống. Cả hai bài thơ Tây Tiến và bài Tiếng Hát con Tàu đều có những điểm chung.

Hình ảnh của bài thơ Tây Tiến hiện lên trong lòng của đọc giả chính là cung bậc của những nỗi nhớ, ở đó con người được trải nghiệm những năm tháng đã qua, và khi mọi thứ đều đã đi vào quỹ đạo rồi thì con người trở về với đúng quy luật cũng như những giá trị của chính mình. Bài thơ khi mỗi tác giả sáng tác ra đó đều là những tác phẩm được đúc kết sâu sắc, và nó trở thành một nguồn tư tưởng riêng trong tâm hồn của những người thi sĩ, con người được trải nghiệm, được sống trong những năm tháng xưa, và nay nỗi nhớ đó đang dần dâng trào trong tâm hồn thơ ca của những người thi sĩ cách mạng:

Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !

Hình ảnh đầu của bài thơ Tây Tiến có thể nói là một câu cảm thán, tác giả được tha thiết với hình ảnh của dòng song Mã đã qua, hình ảnh của Tây Tiến, Tây tiến ơi đó chính là tiếng lòng mà tác giả dành cho vùng đất đã từng gắn bó máu thịt với những người chiến sĩ, ở đó con người đang dần được hòa nhập với cộng đồng, với tình đồng chí đồng đội:

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Còn trong bài tiếng hát con tàu, ở đây cũng là đang đề cập đến nỗi nhớ, nhưng nó đi từ những cái nỗi nhớ riêng biệt, không còn là tiếng gọi tha thiết về một vùng đất nữa, hình ảnh sương giăng, hình ảnh mây phủ, ở đây tác giả đang mang trong mình những nỗi nhớ về những vùng đã từng gắn bó, từng sống, từng mang đậm tâm hồn của những người chiến sĩ cách mạng:

binh-giang-bai-tho-tay-tien-cua-quang-dung-1

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Tiếp theo hình ảnh rừng núi đã được chính tác giả cảm nhận bằng những hình ảnh đặc trưng và mang đậm trong giá trị của tác phẩm, hình ảnh núi rừng, xoay quanh là những nỗi nhớ chơi vơi, những đoàn quân mỏi, những hình ảnh đó đều nói lên tâm hồn của những người chiến sĩ cách mạng đang bị rung động trước tình và cảnh ở đây, nó gắn bó máu thịt trong tâm hồn của tác giả, làm cho những kỉ niệm đó sẽ không bao giờ có thể quên được.

Cả hai bài thơ đều là những nỗi nhớ, nỗi nhớ đó da diết và mang đậm những giá trị của sự tiếc nuối về một thời đã qua, đó là những kỉ niệm từng gắn bó máu thịt với quê hương, đất nước, những trải nghiệm riêng để lại cho tâm hồn những người chiến sĩ những trải nghiệm riêng về cuộc sống:

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?

Những hình ảnh làm nên những giá trị thiêng liêng trong tác phẩm đó là hình ảnh những mây phủ, những sương giăng, những rừng núi, và hơn hết nó còn bao gồm cả những núi rừng mênh mông. Để lại cho người thi sĩ những nỗi nhớ nhung, những tình cảm gắn bó, mật nồng, thiết tha với vùng đất mà họ đã từng sống.

Mặc dù, khi ở đó hình ảnh của nó chỉ là những người bạn, nhưng khi đi ra khỏi vùng đất đã từng gắn bó, nó trở thành một người bạn lâu bền, một người bạn từng gắn bó mặn nồng với ta trong biết bao nhiêu năm, keo sơn, đó quả thực là những tình cảm thiêng liêng và làm lưu luyến tình người nhất.

Tất cả những hình ảnh đó đều để lại cho người đọc những cái nhìn đầy suy tư, biết bao nhiêu trải nghiệm và cả những ấn tượng sâu sắc nhất về những vùng đất mà chúng ta đã từng gắn bó, nó keo sơn, mang nặng tình người. Điều đó thật làm cho mỗi người chúng ta cảm thấy lưu luyến, xót xa trước những hình ảnh đã qua.

Khi ta ở, chi là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Tâm hồn của những người thi sĩ vẫn đang lưu luyến trước mọi cảnh vật. Đúng như Chế Lan Viên đã từng nói, khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi đã đi thì tình cảm đó lại ngấm sâu vào trong tâm hồn của những người chiến sĩ cách mạng như ta. Đó thực là những tình cảm mặn nồng của một thời từng gắn bó và đoàn kết với nhau.

Cả hai bài thơ đều để lại cho người đọc biết bao nhiêu suy tư và cảm xúc, trước khung cảnh nỗi nhớ đang bao vay và trùm lên trên toàn bộ không gian của tác giả.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

PHÂN TÍCH NỖI NHỚ TRONG KHỔ 1 CỦA BÀI THƠ TÂY TIẾN VÀ KHỔ 5 CỦA TIẾNG HÁT CON TÀU

PHAN TICH NOI NHO CUA KHO 1 TAY TIEN VA KHO 5 CUA TIENG HAT CON TAU

SO SANH NOI NHO CUA BAI TAY TIEN VA TIENG HAT CON TAU

SO SÁNH NỖI NHỚ CỦA BÀI TÂY TIẾN VÀ TIẾNG HÁT CON TÀU

0