28/05/2017, 19:29

Cảm nghĩ của em về những câu hát châm biếm

Đề bài: Em chọn một số câu hát châm biếm và phát biểu cảm nghĩ của mình về những câu hát ấy Ca dao là một thể loại tiêu biểu của văn học dân gian Việt Nam, những bài ca dao khi là lời thổ lộ tâm tình, khi là những giãi bày tâm sự, tình cảm thầm kín sâu sắc, khi là những tiếng cười hài hước, và cũng ...

Đề bài: Em chọn một số câu hát châm biếm và phát biểu cảm nghĩ của mình về những câu hát ấy Ca dao là một thể loại tiêu biểu của văn học dân gian Việt Nam, những bài ca dao khi là lời thổ lộ tâm tình, khi là những giãi bày tâm sự, tình cảm thầm kín sâu sắc, khi là những tiếng cười hài hước, và cũng có khi đó là những câu ca châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu của con người, của xã hội. Việt Nam có một hệ thống lớn những bài ca dao châm biếm hài hước, đó là những ...

Đề bài: Em chọn một số câu hát châm biếm và phát biểu cảm nghĩ của mình về những câu hát ấy

Ca dao là một thể loại tiêu biểu của văn học dân gian Việt Nam, những bài ca dao khi là lời thổ lộ tâm tình, khi là những giãi bày tâm sự, tình cảm thầm kín sâu sắc, khi là những tiếng cười hài hước, và cũng có khi đó là những câu ca châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu của con người, của xã hội. Việt Nam có một hệ thống lớn những bài ca dao châm biếm hài hước, đó là những bài ca đả kích những thói xấu, những điều tiêu cực trong tính cách, cũng như những hạn chế của xã hội. Mượn tiếng cười để phản ánh khiến cho những bài ca dao châm biếm không chỉ có giá trị nội dung triết lí mà còn mang tính thẩm mĩ, đặc sắc về nghệ thuật.

Những câu hát châm biếm thường mượn tiếng cười để đả kích những cái xấu trong xã hội, đó là những hạn chế, những thói xấu tồn tại trong tính cách của con người, cần lên án để khắc phục. Tiếng cười khiến cho lời phê phán ấy trở nên ý nhị, sâu cay hơn, mặt khác thể hiện được thái độ của người nói đối với người nghe. Trước hết, ca dao châm biếm thói ham vật chất, vinh hoa phù phiếm qua hình ảnh bà già đi chợ cầu Đông:

“Bà già đi chợ cầu Đông
Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn”

               

Nhân vật châm biếm trong bài ca dao là một bà già tuổi xế chiều, trong một lần đi chợ Cầu Đông thì bà ta đã đi xem bói hỏi xem lấy chồng có lợi gì chăng. Yếu tố gây cười ở đây ở chỗ, bà già đã quá tuổi để dựng vợ gả chồng, không lo tĩnh dưỡng tuổi già mà lại đi xem bói hỏi về việc chồng con. Yếu tố gây cười thứ hai chính là việc lấy chồng của bà ta không phải mưu cầu hạnh phúc lứa đôi mà xem có lợi gì không. Thái độ châm biếm của tác giả dân gian thể hiện qua câu trả lời của thầy bói, tác giả đã sử dụng từ đồng âm nhưng khác nghĩa để đáp lại lời hỏi của bà lão “Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn”. Lợi mà bà lão nói đến là những lợi ích về vật chất, nhưng lợi mà thầy bói nói đến lại là một bộ phận trên cơ thể con người. Bài ca dao phê phán thói ham vật chất, vinh hoa một cách mù quáng ở con người.

“ Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà
Số cô có mẹ có cha
Mẹ cô đàn bà cha cô đàn ông
Số cô có vợ có chồng
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai”

Bài ca dao trên đây lại phê phán thói mê tín dị đoan của người nông dân trong xã hội xưa, họ không chịu lao động mà chỉ trông mong cái gì tốt đẹp xa vời. Người phụ nữ trong bài ca dao đi xem bói nhưng lại được “thầy” phán những điều tất nhiên mà bất cứ người nào cũng biết, hoàn cảnh sống không giàu thì chỉ có thể là nghèo, và dẫu có nghèo đến mấy thì ngày ba mươi tết cũng có thịt để treo trong nhà. Và câu trả lời mẹ cô đàn bà cha cô đàn ông khiến cho chúng ta phải bật cười, đây đều là những sự thật, quy luật của cuộc sống, những điều ai cũng biết thì đâu cần xem bói. Bài ca dao phê phán những thầy bói rởm, dùng những lời lẽ bịa đặt để ăn tiền, và châm biếm những con người thụ động, mê tín chỉ biết trông vào sự may mắn của số phận.

“Làm trai cho đáng sức trai
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng”

Câu ca dao châm biếm những người đàn ông mang tiếng là trụ cột của gia đình nhưng không có sức khỏe, không làm nổi những việc tầm thường nhất, đó chính là thói công tử, yếu đuối nhu nhược không có chí của người đàn ông, sống “ăn bám”, nhờ cậy vào vợ, vào gia thế của gia đình. Câu ca dao là lời châm biếm của chính người vợ về người chồng của mình. Theo lời của chị vợ thì chồng chị ta không đáng mặt nam nhi, yếu đuối vô dụng, không làm nên trò chống gì. Hạt vừng là loại hạt vô cùng nhỏ bé, vậy mà người chồng khom lưng chống gối mới gánh được hai hạt. Câu nói hàm ý chỉ sự vô dụng, bất tài của người chồng.

Cũng nói về người chồng bạc nhược, vô dụng, người vợ trong câu ca dao sau cũng thể hiện sự châm biếm sâu sắc với người chồng của mình:

“Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo”

Theo lẽ thường, người đàn ông là người gánh vác công chuyện của cả gia đình, người phụ nữ chỉ là người nội trợ lo việc bếp núc, nhà cửa, con cái. Nhưng dường như trong câu ca dao này vị trí của hai người bị hoán đổi. Người chồng nhu nhược, yếu hèn đến mức quanh quẩn ở xó bếp, trông chờ vào sự lao động của người vợ “Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo”

Những bài ca dao châm biếm đã đả phá sâu sắc đến những thói hư tật xấu trong xã hội. Đó là những lời đả kích, châm biếm ý nhị mà sâu cay cùng với đó là những bài học triết lí vô cùng sâu sắc.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

CHÂM BIẾM

CHAM BIEM

CA DAO CHÂM BIẾM

MỈA MAI CHÂM BIẾM

PHÊ PHÁN

0