06/02/2018, 15:24

Trình bày suy nghĩ về câu nói: “Đừng làm điều gì mà bạn không muốn người khác làm cho mình”

Đề bài: Suy nghĩ của anh chị về câu nói Khổng Tử: “Đừng làm điều gì mà bạn không muốn người khác làm cho mình” Bài làm Để tạo nên một nhân loại hoàn chỉnh là tổng hợp bởi những mối quan hệ giữa con người và con người, con người và động vật, có sự trao đổi ...

Đề bài: Suy nghĩ của anh chị về câu nói Khổng Tử: “Đừng làm điều gì mà bạn không muốn người khác làm cho mình”  

Bài làm

Để tạo nên một nhân loại hoàn chỉnh là tổng hợp bởi những mối quan hệ giữa con người và con người, con người và động vật, có sự trao đổi qua lại lẫn nhau cùng để hướng tới một xã hội đi lên. Việc giao tiếp với xã hội là điều cần phải được rèn luyện một cách chú trọng, đúng mực, thường xuyên. Trải qua quá trình lâu dài nhà triết gia lỗi lạc Khổng Tử đã đúc kết được rằng: “Đừng làm điều gì mà bạn không muốn người khác làm cho mình”  đáng để chúng ta phải học tập.

Ở xã hội này, trong khi thứ mà con người ta muốn không bao giờ là đủ, họ được cái này lại muốn cái khác. Con người ta trong mọi lĩnh vực đều có thể nói rằng điều họ muốn làm cũng nhiều mà bên cạnh đó những điều họ không muốn làm cho mình được thành thơi, không muốn những điều không tốt đến với mình, cho người thân mình. Họ chỉ muốn thể hiện mình ở những lĩnh vực họ ưu việt, còn những điều khó khăn họ luôn có suy nghĩ ỷ lại, chần chừ vì không thích, để phần việc không dễ dàng cho người khác. Hay họ làm việc nhưng không có ý thức là phải có trách nhiệm với công việc hoàn thành tốt nó sẽ mang đến niềm vui cho ta và cho người khác. Đến khi xảy ra kết quả không tốt thì lại đùn đẩy sang cho người khác, bắt họ phải gánh chịu thay mình.

việc không muốn làm đừng làm cho người khác

Giờ đây, dần ăn sâu vào nếp suy nghĩ của mỗi người toàn là những điều tự tư, những điều vun vén cho bản thân mình để tốt hơn người khác, vì xã hội họ sẵn sàng chạy đua, tranh giành ác liệt với người khác để có được vị trí cao, để có được danh tiếng, để có được chỗ thoải mái, có được công việc nhẹ nhàng nhất  mà không biết nghĩ cho người khác lấy một lần. Những bộ phận người như vậy đang dần tách mình ra khỏi cuộc sống xã hội ngày một xa, không tạo nên được sự đoàn kết chung, không tôn trọng nhau, bình đẳng giúp nhau cùng có lợi như mục tiêu, quy tắc cư xử đảm bảo mối quan hệ giữa người này với người khác, giữa dân tộc này với dân tộc khác.

Một con người sống có lòng tốt, sống biết cách suy nghĩ cho người khác, sống vị tha, nhân ái, coi quyền lợi của mình như của người khác thì sẽ làm cho cuộc sống thêm tốt đẹp hơn, họ xứng đáng được xã hội tôn trọng. Đã không ít tấm gương trên báo đài, trên mạng xã hội, điển hình trong đời sống về “người tốt việc tốt”, họ nhận ra rằng  “cho đi thứ gì là mình sẽ nhận về thứ đó”, nhưng họ không cần điều đó vì trong tâm họ luôn cảm thấy hạnh phúc khi hy sinh cho người khác dù mình phải chịu chút khó khăn cũng vẫn chấp nhận, ta ở bên cạnh họ thì sẽ  luôn được ảnh hưởng bời nguồn năng lượng tích cực từ những người thiện lương, những người tốt.

Nhà triết gia đã đưa ra một chân lý đúng đắn và sâu sắc. Bài học bên cạnh cần phải biết đó là những người quanh ta là tấm gương chân thật phản ánh thái độ, cách hành xử, tâm tính của ta, văn hóa của ta. Vậy nên, con người cứ quẩn quanh trong cái vòng ích kỷ thì  những người xung quanh họ cũng không tốt, họ sẽ nhận được điều mình tạo ra với cuộc sống, họ sẽ hiếm có người giúp đỡ, hướng dẫn đi đến con đường hoàn thiện bản thân thành một con người toàn vẹn cả chân- thiện- mỹ. Còn có những người tốt xung quanh ta, họ hy sinh để cho ta nhiều điều đẹp đẽ, họ sẵn sàng nhường nhịn ta mà ta lại đối xử gắt gỏng, được đà đùn đẩy bắt họ phải chịu thiệt nhiều hơn nữa. Vậy thì con người ấy quá đáng để bị phê phán.

Đến lúc hối hận vì những hành động mình làm đã không suy nghĩ đúng đắn, muốn thức tỉnh lương tâm thì giờ đây chỉ còn cách ta phải thay đổi cách suy nghĩ của ta với mọi người mới mong ta có thể sửa lại những lầm lỡ đã buông ra. Để rồi, thay đổi được nhiều hơn nữa một bộ phận người trong xã hội vẫn mang trong mình sự ích kỷ chỉ biết chà đạp lên quyền lợi của người khác để mà đạt được mục đích của mình, những người còn lối sống ỷ lại, ăn bám, sẵn sàng đổ lỗi việc của mình cho người khác.

Bất cứ ai cũng phải sớm nhận biết được thói xấu trong mình  mà sửa dần, bớt nhược điểm ta thêm cho mình những ưu điểm thì con người mới dần hoàn thiện bản thân, đưa mối quan hệ với cộng đồng đầm ấm hơn, sống trọn vẹn trong niềm vui, hạnh phúc, thoải mái.

Câu nói kia vẫn bất biến với thời gian, bài học của nó vẫn vang vọng đâu đây trong không gian đặc biệt với thế hệ trẻ, cần thiết phải có thái độ ứng xử có văn hóa, nhìn nhận sự việc đến với mình một cách không nề hà khó khăn, sẵn sàng thông cảm cho người khác nhưng cũng cần tìm kiếm sự chung tay, giúp đỡ và cùng tháo gỡ của cộng đồng trước những vấn đề nguy hiểm, vấn đề chung thì mới có đủ khả năng xây dựng được một xã hội phát triển đi lên.

Từ khóa tìm kiếm

0