05/06/2017, 00:08
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau bằng một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ ): “Để giàu sang, một con người ... có khi cả cuộc đời” (Vũ Khiêu - Bài phát biểu nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội).
Có thể đã đôi lần bạn nghe thấy câu nói “Vô văn hóa” hay có thể chính bạn đã nói, nhưng liệu chúng ta có thực sự hiểu rõ về hai chữ “văn hóa” hay không? Trong bài phát biểu kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, học giả Vũ Khiếu đã nói “Để giàu sang, một con người có thể chỉ mất vài năm, nhưng để ...
Có thể đã đôi lần bạn nghe thấy câu nói “Vô văn hóa” hay có thể chính bạn đã nói, nhưng liệu chúng ta có thực sự hiểu rõ về hai chữ “văn hóa” hay không? Trong bài phát biểu kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, học giả Vũ Khiếu đã nói “Để giàu sang, một con người có thể chỉ mất vài năm, nhưng để trở thành người có văn hóa có thể phải mất hàng chục năm, có khi cả cuộc đời” - một lời nhắn gửi nhẹ nhàng mà vô cùng sâu sắc.
Văn hóa là một khái niệm rộng bao gồm mọi lĩnh vực của đời sống, từ khoa học cho đến nghệ thuật, từ đời sống tâm hồn, tâm linh đến thói quen sinh hoạt, thị hiếu thẩm mĩ, giao tiếp ứng xử,..của con người. Còn trong câu nói của Vũ Khiêu là bàn đến văn hóa của một người. Bằng những mệnh đề tương phản: giàu sang - có văn hóa, ba năm - chục năm, cả cuộc đời, nhà văn Vũ Khiêu muốn khẳng định sự dày công trong việc dạy dỗ, giáo dục, rèn luyện để một con người trở nên có văn hóa. Đó là một ý kiến hoàn toàn đúng và xác đáng. Để giàu sang, một con người có thể chỉ mất vài ba năm thậm chí ngắn hơn nữa.
Việc tạo lập một sự nghiệp, cuộc sống giàu có về vật chất có thể chỉ mất thời gian ngắn bằng sự cần cù và sáng tạo trong lao động. Nhưng để hình thành nền tảng văn hóa tri thức, con người cần rèn luyện, tích lũy trong khoảng thời gian hàng chục năm khi ngồi trên ghế nhà trường và trong suốt cả cuộc đời như Lê nin đã nói : Học, học nữa, học mãi. Và với giá trị văn hóa tinh thần cũng vậy. Đó là vẻ đẹp tâm hồn với các giá trị đạo đức như: tình yêu thương, nhân ái, lòng vị tha, khoan dung, sự sẻ chia, ý thức dân tộc, cộng đồng, thái độ trân trọng lịch sử, quá khứ, văn hóa giao tiếp ứng xử giữa người và người trong cuộc sống. Văn hóa tri thức và đạo đức nhân cách của con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Những người có trình độ cao thường là những nhân cách đáng trọng. Tuy nhiên điều đó không hoàn toàn đúng với mọi trường hợp bởi trên thực tế, nhiều người có trình độ văn hóa cao vẫn có thể có những suy nghĩ ấu trĩ, vẫn có thể mắc những sai lầm trong giao tiếp văn hóa ứng xử. Ngược lại, có những người dù không được học cao nhưng nhân cách vẫn rạng ngời, đáng kính trọng. Vì vậy, song song với việc bồi đắp tri thức văn hóa, chúng ta còn phải học làm người, tăng cường rèn luyện kĩ năng sống. Việc rèn luyện để trở thành người có văn hóa là quan trọng, cần thiết.
Để đào luyện một con người có văn hóa cần có sự chung tay của cả gia đình, nhà trường, xã hội. Nhưng yếu tố quan trọng vẫn là ý thức chủ động của mọi người. Khi mỗi chúng ta tự mình rèn luyện, học hỏi thì “văn hóa” sẽ hiện hiện ở mọi nơi, cuộc sống sẽ ngày càng văn minh, hiện đại hơn.
Việc tạo lập một sự nghiệp, cuộc sống giàu có về vật chất có thể chỉ mất thời gian ngắn bằng sự cần cù và sáng tạo trong lao động. Nhưng để hình thành nền tảng văn hóa tri thức, con người cần rèn luyện, tích lũy trong khoảng thời gian hàng chục năm khi ngồi trên ghế nhà trường và trong suốt cả cuộc đời như Lê nin đã nói : Học, học nữa, học mãi. Và với giá trị văn hóa tinh thần cũng vậy. Đó là vẻ đẹp tâm hồn với các giá trị đạo đức như: tình yêu thương, nhân ái, lòng vị tha, khoan dung, sự sẻ chia, ý thức dân tộc, cộng đồng, thái độ trân trọng lịch sử, quá khứ, văn hóa giao tiếp ứng xử giữa người và người trong cuộc sống. Văn hóa tri thức và đạo đức nhân cách của con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Những người có trình độ cao thường là những nhân cách đáng trọng. Tuy nhiên điều đó không hoàn toàn đúng với mọi trường hợp bởi trên thực tế, nhiều người có trình độ văn hóa cao vẫn có thể có những suy nghĩ ấu trĩ, vẫn có thể mắc những sai lầm trong giao tiếp văn hóa ứng xử. Ngược lại, có những người dù không được học cao nhưng nhân cách vẫn rạng ngời, đáng kính trọng. Vì vậy, song song với việc bồi đắp tri thức văn hóa, chúng ta còn phải học làm người, tăng cường rèn luyện kĩ năng sống. Việc rèn luyện để trở thành người có văn hóa là quan trọng, cần thiết.
Để đào luyện một con người có văn hóa cần có sự chung tay của cả gia đình, nhà trường, xã hội. Nhưng yếu tố quan trọng vẫn là ý thức chủ động của mọi người. Khi mỗi chúng ta tự mình rèn luyện, học hỏi thì “văn hóa” sẽ hiện hiện ở mọi nơi, cuộc sống sẽ ngày càng văn minh, hiện đại hơn.