Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của nhà văn Pháp Mi-sen Ê- ken đó Mông- te- nhơ : “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tinh thần rất khó chữa”
Đề bài: Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về câu nói của nhà văn Pháp Mi-sen Ê- ken đó Mông- te- nhơ (1533-1592): “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn rất khó chữa” Cuộc sống của con người luôn xoay quanh hai yếu tố, đó chính là vật chất và tinh thần, cuộc sống ấy sẽ trở nên khó khăn ...
Đề bài: Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về câu nói của nhà văn Pháp Mi-sen Ê- ken đó Mông- te- nhơ (1533-1592): “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn rất khó chữa” Cuộc sống của con người luôn xoay quanh hai yếu tố, đó chính là vật chất và tinh thần, cuộc sống ấy sẽ trở nên khó khăn và tẻ nhạt nếu thiếu đi một trong hai yếu tố. Nếu như vật chất là nhu cầu chính đáng của con người thì tinh thần lại chính là những yếu tố duy trì những nét đẹp trong tâm hồn, ...
Đề bài: Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về câu nói của nhà văn Pháp Mi-sen Ê- ken đó Mông- te- nhơ (1533-1592): “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn rất khó chữa”
Cuộc sống của con người luôn xoay quanh hai yếu tố, đó chính là vật chất và tinh thần, cuộc sống ấy sẽ trở nên khó khăn và tẻ nhạt nếu thiếu đi một trong hai yếu tố. Nếu như vật chất là nhu cầu chính đáng của con người thì tinh thần lại chính là những yếu tố duy trì những nét đẹp trong tâm hồn, làm cho đời sống của con người trở nên thú vị và ý nghĩa hơn. Bàn về vai trò của vật chất và tinh thần trong đời sống của con người, nhà văn Pháp Mi-sen Ê- ken đó Mông- te- nhơ đã nêu ra một nhận định mang tính chân lí: “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tinh thần rất khó chữa”.
Câu nói của nhà văn Mi-sen Ê- ken đó Mông- te- nhơ : “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tinh thần rất khó chữa” là một nhận định vô cùng đúng đắn về vai trò của yếu tố tinh thần trong đời sống của con người. Nhận định xuất phát từ chính những trải nghiệm của nhà văn Mi-sen Ê- ken đó Mông- te- nhơ nên nó mang tính chân thực, đúng đắn. Câu nói cũng là lời khuyên răn đối với những con người, hãy sống có ý nghĩa, có ý thức trong việc bồi dưỡng thế giới tinh thần, bởi đó chính là những yếu tố làm nên ý nghĩa cho sự tồn tại của con người.
“Nghèo nàn” là sự thiếu thốn, không có một điều gì đó khiến cho cuộc sống của con người trở nên khó khăn, nghèo khổ. Sự nghèo nàn ở đây có thể là nghòe nàn về vật chất, cũng có thể là nghèo nàn về tinh thần, nó làm cho cuộc sống của con người trở nên khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như tính cách của con người. Nghèo nàn là một khái niệm chỉ thực trạng sống nhưng cũng là một trạng thái của tâm lí con người. “Vật chất” là khái niệm dùng để chỉ những sự vật, hiện tượng có tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người, đó là những thứ có thể nhìn thấy, nhận biết bằng những giác quan, cảm nhận bằng chính cơ thể của con người.
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của nhà văn Pháp Mi-sen Ê- ken đó Mông- te- nhơ : “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tinh thần rất khó chữa”Hiểu một cách đơn giản, vật chất là những thứ tồn tại bên ngoài con người, có thể nhận thức, có thể cảm nhận trực tiếp. Vật chất ở đây có thể là cơm ăn, áo mặc, tiền bạc, nhà cửa, chức vị….đó là những yếu tố rất cần thiết đối với con người. Sự sướng, khổ của con người cũng được quy định bởi những yếu tố vật chất đó. Nghèo nàn về vật chất ta có thể hiểu là sự thiếu thốn của những yếu tố duy trì sự sống của con người. Tuy nhiên, sự thiếu thốn, nghèo nàn này có thể bù đắp, có thể làm cho đủ đầy, sung túc nếu như con người có nỗ lực, cố gắng cải thiện cuộc sống của mình.
Như vậy thì những thiếu thốn về vật chất đều có cách “chữa”, nghĩa là có thể khắc phục, cải tạo được phụ thuộc vào ý chí của con người. Chẳng hạn, một người có hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn nhưng anh ta có ý chí, quyết tâm nên đã hăng say lao động sản xuất, nhờ sự cố gắng không ngừng đó thì anh ta đã đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất, cùng với đó thì cuộc sống của anh ta cũng sẽ được cải thiện rõ rệt, từ một người có hoàn cảnh khó khăn thì anh ta trở thành một người có của ăn của để. Như chính câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh về quyết tâm làm thành quả của con người:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Theo như quan điểm của nhà văn Mi-sen Ê- ken đó Mông- te- nhơ thì thiếu thốn về vật chất không đáng sợ, vẫn có thể cải tạo và bổ sung, bởi đó chỉ là những yếu tố tồn tại ngoài con người, có thể tác động bởi bàn tay, sức lực và các yếu tố khách quan, nhưng đối với đời sống về tinh thần không như vậy, nếu như thiếu thốn về vật chất vẫn có thể dễ dàng thay đổi thì tinh thần là một phạm trù bên trong của con người, dù muốn nhưng con người cũng rất khó có thể thay đổi, tác động.
“Tinh thần” ở đây là khái niệm chỉ đời sống tâm hồn của con người, ở bên trong con người. Nếu như vật chất có thể dễ dàng cảm nhận bằng thị giác, bằng các giác quan thì tinh thần lại khó nhận biết hơn, nó chỉ có thể biểu hiện ra trong chính mỗi con người, qua thái độ và đời sống nội tâm của con người, đôi khi nó cũng được biểu hiện qua những hành động. Hiểu như vậy ta có thể thấy được sự khác nhau giữa vật chất và tinh thần, vật chất làm đủ đầy cho cuộc sống thực tiễn của con người, còn tinh thần lại làm giàu cho đời sống tâm hồn của con người đó.
Khi con người nghèo nàn về tâm hồn tức là con người không có những xúc cảm, rung động trước những vấn đề, những diễn biến của sự sống, không biết yêu thương, đồng cảm cũng không thể cảm nhận được cái đẹp trong cuộc sống của mình, như vậy con người sẽ trở nên khô cứng, cảm xúc cũng bị trơ lì trước mọi thứ. Sự nghèo nàn về đời sống tinh thần làm cho con người đánh mất những ý nghĩa của cuộc sống, con người sẽ trở nên thực dụng, ích kỉ chỉ biết sống vì những lợi ích vật chất mà làm cho thế giới tinh thần của mình vốn nghèo nàn càng trở nên thiếu thốn đến đáng thương.
Cũng bởi vậy mà nhà văn Mi-sen Ê- ken đó Mông- te- nhơ mới bày tỏ sự quan ngại trước tình trạng của đời sống tinh thần. Nếu như nghèo nàn về vật chất có thể thay đổi, tác động bởi các yếu tố nội lực cũng như ngoại cảnh thì tinh thần chỉ có thể thay đổi một khi chủ thể có ý thức và nỗ lực thay đổi. Làm giàu đời sống tinh thần cũng khó khăn hơn rất nhiều, nó là một quá trình lâu dài, kết quả cũng không dễ có thể nhận thức, đó là sự thẩm thấu, phong phú theo thời gian.
Đời sống tinh thần không thể thay đổi bởi chủ thế khác mà chỉ có thể diễn ra trong chính chủ thể ấy, trong một bộ phim truyền hình gần đây, nhân vật người ông đã nói với người cháu một câu nói mà tôi cho rằng rất hay và ý nghĩa, đó là : “Người ta có thể đánh rơi một gói tiền cho cháu nhặt chứ không ai làm rơi một gói văn hóa”. “Tiền” ở đây là những vật chất tồn tại ngoài con người có thể đánh rơi, cũng có thể nhặt được. Nhưng văn hóa lại là những thứ bên trong con người, không thể đánh rơi, cũng không thể nhặt được theo bất cứ cách thức nào. Muốn có văn hóa, làm giàu đời sống tinh thần của mình thì cách duy nhất là tích cực học hỏi, hãy mở lòng để cảm nhận những thứ xung quanh mình.
Yếu tố tinh thần tuy khó có thể cải tạo, tác động nhưng nếu như chúng ta có ý thức thay đổi thì vẫn có thể làm cho đời sống tâm hồn trở nên giàu có, phong phú, khi ấy chúng ta sẽ cảm nhận được những giá trị tốt đẹp của đời sống, như chính những câu thơ sau:
“Vui sao sống đẹp mãi sáng ngời
Ghi dấu sáng danh nghĩa tình người
Nhân văn ghi chép thiên niên kỉ
Nghĩa tình cao cả với con người”
Như vậy, câu nói : “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tinh thần khó chữa” của nhà văn Pháp Mi-sen Ê- ken đó Mông- te- nhơ là một nhận định vô cùng đúng đắn, nó có ý nghĩa như một lời nhắc nhở đến những con người, cần có ý thức bồi dưỡng đời sống tinh thần, chú ý đến đời sống tinh thần bên cạnh đời sống vật chất.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
VẬT CHẤT
VAT CHAT
TINH THẦN
ĐỜI SỐNG TINH THẦN
ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT