Giới thiệu một số lễ hội và trò chơi ngày xuân
Đề bài: Em hãy giới thiệu một số lễ hội và trò chơi ngày xuân Việt Nam là một đất nước giàu truyền thống văn hóa, những phong tục tập quán từ lâu đời đến nay vẫn được người dân Việt Nam kế thừa, phát huy một cách có ý thức. Đó không chỉ là những truyền thống làm nên một Việt Nam độc đáo, đó là ...
Đề bài: Em hãy giới thiệu một số lễ hội và trò chơi ngày xuân Việt Nam là một đất nước giàu truyền thống văn hóa, những phong tục tập quán từ lâu đời đến nay vẫn được người dân Việt Nam kế thừa, phát huy một cách có ý thức. Đó không chỉ là những truyền thống làm nên một Việt Nam độc đáo, đó là tình yêu đất nước, là tinh thần đoàn kết, kiên cường chống giặc ngoại xâm. Mà ngay cả những phong tục tập quán độc đáo xưa cũng được kế thừa đến ngày nay. Một trong những phong ...
Đề bài: Em hãy giới thiệu một số lễ hội và trò chơi ngày xuân
Việt Nam là một đất nước giàu truyền thống văn hóa, những phong tục tập quán từ lâu đời đến nay vẫn được người dân Việt Nam kế thừa, phát huy một cách có ý thức. Đó không chỉ là những truyền thống làm nên một Việt Nam độc đáo, đó là tình yêu đất nước, là tinh thần đoàn kết, kiên cường chống giặc ngoại xâm. Mà ngay cả những phong tục tập quán độc đáo xưa cũng được kế thừa đến ngày nay. Một trong những phong tục tập quán đó có phong tục Tảo mộ và những trò chơi dân gian ngày xuân, đặc biệt là khoảng thời gian sau Tết nguyên đán.
Là quốc gia gốc nông nghiệp, nghề nghiệp mưu sinh của người dân Việt Nam xưa là nghề nông, canh tác cây lương thực, mà chủ đạo chính là cây lúa nước. Nhưng bên cạnh hoạt động canh tác đầy vất vả thì người dân Việt Nam còn rất chú trọng đến đời sống sinh hoạt. Đặc biệt là trong khoảng thời gian nông nhàn, không phải lên đồng làm ruộng, người ta nghĩ ra các trò chowidaan gian độc đáo, thú vị để mọi người trong thôn, xóm, cộng đồng mình cùng tham gia. Dần dần những hoạt động ấy đã trở thành một thói quen sinh hoạt tập thể, lưu truyền từ đời này qua đời khác, đến tận ngày nay nhiều trò chơi dân gian vẫn được người Việt Nam hiện đại kế thừa và tổ chức chơi vào những dịp nhất định trong năm.
Trò chơi dân gian có thể kể ra ở đây có rất nhiều, đó là những trò chơi thú vị, phản ánh được đời sống tinh thần phong phú, độc đáo của con người Việt Nam xưa. Những trò chơi có thể kể đến như: đá cò, bịt mắt bắt dê, đá cầu, thả diều, nhảy sạp, kéo co, đi cầu kiều, bắt trạch trong chum….Bên cạnh những trò chơi dân gian là những lễ hội dân gian. Bởi những trò chơi dân gian này nằm trong quy mô của một lễ hội, một lễ hội bao giờ cũng gồm hai phần, phần lễ và phần hội. Người Việt Nam xưa có tín ngưỡng thờ thần tự nhiên như: nước, mây, sấm, chớp…. nhưng Việt Nam cũng là những con người tình sống tình cảm thương yêu, hiếu nghĩa nhất. Vì vậy mà bên cạnh thờ thần thì người Việt Nam còn thờ tổ tiên.
Đó là những người sinh thành, những thế hệ đi trước của một gia tộc, thờ cúng tổ tiên xuất phát từ tấm lòng thương yêu, thành kính, biết ơn của người Việt. Một trong những lễ hội liên quan đến tục thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam, đó chính là lễ Tảo mộ. Thời gian diễn ra lễ tảo mộ là thời gian sau tết Nguyên Đán, khi đó con cháu trong gia đình, dòng họ sẽ tập trung nhau lại để cùng nhau đi tế viếng phần mộ tổ tiên của mình. Vật dụng mang theo cho lễ tảo mộ thông thường là hương, hoa, giấy tiền….
Đến phần mộ của gia đình mình thì con cháu sẽ làm sạch cỏ ở phần mộ ông bà tổ tiên mình cho khang trang, sạch sẽ hơn, sau đó con cháu sẽ lần lượt thắp hương tỏ lòng tôn kính với các thế hệ trước, cầu mong cho những năm mới bình an, hạnh phúc cho gia đình. Và việc cuối cùng phải làm để kết thcus lễ tảo mộ đó chính là đốt giấy tiền, theo quan niệm của người xưa thì những người đã khuất sẽ đến một thế giới mới. Và ở thế giới ấy thì người đã khuất sẽ có một cuộc sống như những người bình thường. Đốt tiền vàng chính là hành động tỏ lòng hiếu kính của con cháu, mong những người đã khuất có cuộc sống tốt đẹp, ấm no. Nhiều gia đình sau khi tảo mộ còn trồng những khóm hoa nhỏ gần mộ để cho những bông hoa tỏ hương thơm mát, làm cho người đã khuất thêm yên lòng, vui vẻ.
Lễ hội tảo mộ là một lễ hội lớn trong năm, chỉ cần là người Việt Nam thì cứ đến tiết Thanh Minh dù có đi làm xa thì cũng sẽ thu xếp thời gian để trở về cùng mọi người tham gia tảo mộ. Vì vậy mà không khí của buổi tảo mộ vô cùng nhộn nhịp, tấp nập. Nói về tiết Thanh Minh, đại thi hào Nguyễn Du cũng đã có những câu văn phản ánh được không khí này trong truyện Kiều của mình:
“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân”
Không chỉ có lễ hội Thanh minh mà sau khi kết thúc phần lễ thì người ta thường tổ chức chơi các trò chơi dân gian ở các đình, các làng. Riêng ở địa phương tôi hay tổ chức nhất đó chính là trò đi cầu kiều, và bịt mắt đánh trúng đích. Trước hết là trò đi cầu kiều, người ta sẽ bắc hai thanh tre sát vào nhau và bắc giữa ao hoặc giữa hồ. Những người chơi sẽ đi trên hai thanh gỗ nhỏ và trơn đấy, nếu đến được đích thì sẽ nhận được giải thưởng của những người tổ chức. Về trò bịt mắt đánh trúng đích, người chơi bị bịt mắt, theo lời hướng dẫn của các cổ động viên người choi phải dùng gậy đánh trúng chiếc chõ bằng đất, nếu chõ đất vỡ thì coi như thành công.
Những lễ hội được tổ chức nhiều nhất trong năm chính là khoảng thời gian sau tết nguyên đán. Ở khắp nơi trên đất nước đều có những lễ hội và trò chơi dân gian độc đáo riêng, thể hiện được đặc trưng về văn hóa của vùng miền đó. Đó chính là nét đặc sắc trong văn hóa của Việt Nam.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
TẾT THANH MINH
LỄ HỘI
LE HOI
LỄ HỘI Ở ĐỊA PHƯƠNG EM
THUYẾT MINH VỀ LỄ HỘI