Trình bày cảm nghĩ về hình tượng người phụ nữ trong thơ ca trung đại đã học
Trình bày cảm nghĩ về hình tượng người phụ nữ trong thơ ca trung đại đã học Bài làm Trong các tác phẩm văn học trung đại đã học người phụ nữ thường xuất hiện trong một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào cách suy nghĩ, nguồn cảm hứng của mỗi tác giả. Người phụ nữ hiện ...
Trình bày cảm nghĩ về hình tượng người phụ nữ trong thơ ca trung đại đã học
Bài làm
Trong các tác phẩm văn học trung đại đã học người phụ nữ thường xuất hiện trong một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào cách suy nghĩ, nguồn cảm hứng của mỗi tác giả. Người phụ nữ hiện lên trong một xã hội không được tôn trọng, bị áp bức đã nhận được sự đồng cảm của tác giả, qua đó nói lên những nỗi tủi nhục mà người phụ nữ phải chịu đựng.
Trong thơ trung đại người phụ nữ được xây dựng một cách chân thực nhất để thấy được cuộc sống không được coi trọng, bị khinh rẻ, sống thấp hèn trong xã hội trọng nam khinh nữ, bài thơ “Bánh trôi nước” chính là tác phẩm thể hiện rõ nét nhất về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời bấy giờ. Bài thơ lấy hình tượng bánh trôi nước để thể hiện số phận mà người phụ nữ phải chịu đựng trong xã hội bấy giờ, “thân trắng, tròn” là hình ảnh về người phụ nữ đẹp, người phụ nữ hồng nhan nhưng vẻ đẹp đó đâu có được trân trọng, phải chịu đựng nhiều điều trái ngang, phải “ba chìm, bảy nổi, mặc tay kẻ nặn”.
Người phụ nữ sinh ra đã không có tiếng nói trong gia đình, trong xã hội, số phận của họ sinh ra đã phụ thuộc một phần vào hoàn cảnh gia đình, đặc biệt là vào người đàn ông mà họ nương tựa cả đời. Điều đáng nói ở đây là người phụ nữ là những người có phẩm chất đáng quý, chịu thương chịu khó, sống chung thủy, giữ tấm lòng son sắt vậy mà họ vẫn không có được cuộc sống bình thường nhất, một cuộc sống hạnh phúc, được tôn trọng. Chính vì lẽ đó mà người phụ nữ chỉ biết cam chịu số phận, chăm chỉ làm việc trong sự bất công, đau khổ.
Xã hội coi rẻ người phụ nữ đã trở thành vấn đề quen thuộc, thói quen đó được hình thành đối với những người đàn ông, đối với xã hội rồi từ đó người phụ nữ trở thành người hầu kẻ hạ từ khi nào không hay, thay vì lấy chồng để có được mái ấm gia đình thì người phụ nữ trở thành một nô lệ làm tất cả mọi công việc trong nhà, chịu đựng những trận đòn, những lời lẽ lăng mạ không thể nhục nhã hơn, vì chân yếu tay mềm nên không thể đứng lên để tranh luận hay đòi công lí cho bản thân.
Bên cạnh tác phẩm “Bánh trôi nước” thì “Trinh phụ ngâm” cũng chính là tác phẩm thể hiện sự mất mát, nỗi đau mà người phụ nữ phải gánh chịu qua các cuộc chiến tranh, nỗi đau đó được miêu tả tỉ mỉ về mặt cảm xúc và những mất mát không đáng có, không chỉ trong thơ cơ mà những hình ảnh ngoài đời thật cũng được hiện hữu rất rõ nét, hình ảnh người phụ nữ được đưa vào thơ ca chính là sự phản ánh hình ảnh ngoài đời thật, những con người đó trải qua hết nỗi khổ này đến nỗi khổ khác, xã hội đẩy họ vào khó khăn, chiến tranh đã cướp đi cuộc sống của họ, cướp đi người chồng vì nước mà bỏ gia đình đi giải phóng dân tộc, chiến tranh tàn phá khiến họ phải bỏ lại phía sau là mẹ già, con nhỏ, rồi cuối cùng phải sống trong sự bơ vơ, cô đơn. Điều gì đã khiến họ phải chịu những nổi khổ như vậy, chẳng phải là do những cuộc chiến phi nghĩa đã cướp đi hạnh phúc mà đáng lẽ ra bất cứ người phụ nữ nào cũng đều được hưởng.
Qua hai tác phẩm và những thực tế bên ngoài cuộc sống cho ta thấy được những nỗi khổ mà người phụ nữ đã trải qua, đồng thời thể hiện sức sống mãnh liệt bền bỉ dưới xã hội mục nát, thối rữa, qua đó tác giả bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc, đưa ra bằng chứng để lên án xã hội thời bấy giờ.