24/05/2018, 22:36

Triết học chính trị

Mục tiêu nghiên cứu của triết học chính trị là trả lời các câu hỏi: * Những yếu tố kể trên là gì? * Tại sao lại phải có chúng? * Cái gì khiến cho chính quyền là hợp pháp? * Những quyền và tự do nào cần được bảo vệ và tại sao? * ...

Mục tiêu nghiên cứu của triết học chính trị là trả lời các câu hỏi:

* Những yếu tố kể trên là gì?

* Tại sao lại phải có chúng?

* Cái gì khiến cho chính quyền là hợp pháp?

* Những quyền và tự do nào cần được bảo vệ và tại sao?

* Luật pháp là gì và khi nào có thể hủy bỏ luật một cách hợp lẽ?

Trong ngôn ngữ thông thường, "triết học chính trị" chỉ có nghĩa chỉ quan điểm chung, hoặc niềm tin hay thái độ đạo đức cụ thể về chính trị mà không nhất thiết thuộc về chuyên ngành nào của triết học.

Thời cổ đại

Triết học phương Tây

Như là một lãnh vực học thuật, triết học chính trị phương Tây bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại, khi các thành bang đang thử nghiệm với nhiều hình thức tổ chức chính trị khác nhau bao gồm chế độ quân chủ, độc tài, quý tộc, thủ lĩnh, và dân chủ. Một trong những tác phẩm kinh điển quan trọng nhất của triết học chính trị là cuốn Cộng hòa của Platotheo sau bởi Chính trị của Aristotle và Đạo đức Nichomachean. La Mã bị ảnh hưởng bởi những người theo chủ nghĩa Khắc kỷ Stoic, và những bài viết về triết học chính trị của nhà quý tộc La Mã Cicero, diễn đạt rõ ràng những tư tưởng Stoic.

Triết học phương Đông

Một cách độc lập, Khổng Tử, Mạnh Tử, Mặc Tử và những nhà làm luật ở Trung Quốc, và Luật lệ của Manu và Chanakya ở Ấn Độ, tất cả đều tìm kiếm các phương tiện để bảo đảm sự thống nhất và ổn định về chính trị; theo như ba nhà hiền triết Trung Quốc là thông qua việc vun trồng đạo đức, trong khi những nhà làm luật thì muốn làm điều đó thông qua áp đặt kỷ luật. Ở Ấn Độ, Chanakya, trong tác phẩm Arthashastra, đã phát triển một quan niệm giống như là các nhà làm luật và cả Niccolò Machiavelli. Văn minh Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại giống như văn minh Hy Lạp là có một văn hóa thống nhất giữa các nước cạnh tranh lẫn nhau. Ở Trung Quốc, các triết gia thấy mình có nghĩa vụ đối đầu với những vấn đề chính trị xã hội, và đi tìm những giải pháp cho những cuộc khủng hoảng mà cả nền văn minh của họ đang gặp phải. Trường phái theo Khổng giáo luôn đối phó với các vấn đề chính trị dựa trên cơ sở của đạo đức trong khi các trường phái khác có thể không tính đến khía cạnh đạo đức trong học thuyết của họ. Dân Trung Quốc dần dần chấp nhận triết lý Khổng giáo như là một bảo hộ cho nền chính trị của họ.

Thời Thiên chúa giáo Trung cổ

Thánh Augustine

Triết học Thiên chúa giáo buổi ban đầu của Augustine xứ Hippo đa số là viết lại những gì của Plato trong ngữ cảnh Thiên chúa giáo. Thay đổi chính mà các tư tưởng Thiên chúa giáo đem lại là làm nhẹ đi chủ nghĩa Khắc kỷ (Stoicism) và lý thuyết về công bằng của xã hội La Mã, và nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong việc thực hiện sự khoan dung như là một ví dụ về đạo đức. Augustine cũng truyền dạy rằng một người không phải là thành viên của thành phố mà anh ta đang sống, nhưng là một công dân của Thành phố của Thượng Đế (Civitas Dei) hoặc là một công dân của Thành phố của loài người (Civitas Terrena). Cuốn sách Thành phố của Thượng Đế của Augustine là một tác phẩm có nhiều ảnh hưởng trong thời kì đó, một tác phẩm phản biện lại việc cho rằng quan điểm theo Thiên chúa giáo là không thể thực hiện được - một quan điểm phổ biến trong những người La Mã theo Thiên chúa giáo thời đó.

Thánh Thomas Aquinas

Trong triết học chính trị, Aquinas là người tỉ mỉ nhất khi viết về nhiều luật lệ khác nhau. Theo như Aquinas, có bốn loại luật lệ khác nhau:

1) Luật vũ trụ của Thượng Đế

2) Luật của Thượng Đế theo Kinh Thánh

3) Luật tự nhiên hoặc những luật hành xử được chấp nhận khắp nơi trong chừng mực nào đó

4) Luật của con người hay là những luật đặc biệt chỉ áp dụng cho những hoàn cảnh cụ thể nào đó.

0