Trên trời có một dòng sông?
(Hình minh hoạ) Vào nhưng đêm trời trong, nhất là vào mùa hè và thu. Khi nhìn lên bầu trời, đôi khi chúng ta thấy được một dải sáng bạc đang lấp lánh, giống như một dòng sông đang chảy giữa hằng hà sa số các vì sao, thật ra, dải sáng này chính là hệ Ngân hà mà nếu dùng kính ...
(Hình minh hoạ)
Vào nhưng đêm trời trong, nhất là vào mùa hè và thu. Khi nhìn lên bầu trời, đôi khi chúng ta thấy được một dải sáng bạc đang lấp lánh, giống như một dòng sông đang chảy giữa hằng hà sa số các vì sao, thật ra, dải sáng này chính là hệ Ngân hà mà nếu dùng kính viễnvọng để quan sát chúng ta sẽ thấy trong dòng sông bạc này có vô số các nhóm tinh tú. Ánh sáng bạc của Ngân hà cũng chính làánh sáng của các định tinh và các thiên thể khác. Theo sự quan sát của các nhà thiên vănhọc, thì Ngân hà được hợp thành bởi hàng trăm tỉ vì sao, rất nhiều khí thể và bụi vũ trụ. Hình dạng của Ngân hà khá giống chiếc đĩa sắt trong môn ném đĩa, phần giữa dày, còn chung quanh thì mỏng, tức phần trung tâm là nơi tập trung các vì tinh tú nhiều nhất, và cũng là nơi sáng nhất của Ngân hà. Đường kính của hệ Ngân hà vào khoảng 100 ngàn năm ánh sáng, tức khoảng 9460 tỉ km. Bản thân hệ Ngân hà cũng đang xoay chuyển, một mặt thì xoay chuyển quanh trục trung tâm của chính mình, cứ mỗi 250 triệu năm thì Ngân hà tự chuyển được 1 vòng, đồng thời Ngàn hà cũng không ngừng chuyển động trong vũ trụ với vận tốc 214 km/giây, nhưng do cách Trái đất quá xa, nên chúng ta có cảm giác là Ngân hà cứ mãi lơ lửng trong vũ trụ, để mọi người chiêm ngưỡng.