Vì sao có nhật thực?
(Hình minh hoạ) Trả lời: Loài người thời cổ đại, do không có hiểu biết về nhật thực, nên thường cho rằng, nhật thực là một hiện tượng đầy bi ẩn và đáng sợ, hoặc làđiểm bất thường được báo trước. Có vùng người dân thường hò la, gõ mõ để đuổi chú "Thiên cẩu" mà họ cho là đang "ăn ...
(Hình minh hoạ)
Trả lời:
Loài người thời cổ đại, do không có hiểu biết về nhật thực, nên thường cho rằng, nhật thực là một hiện tượng đầy bi ẩn và đáng sợ, hoặc làđiểm bất thường được báo trước. Có vùng người dân thường hò la, gõ mõ để đuổi chú "Thiên cẩu" mà họ cho là đang "ăn Mặt trời", thực ra, "Thiên Cẩu chính là Mặt trăng. Như chúng ta đã biết, do Địa cầu và Mặt trăng đều là dạng cầu, nên trong cùng một thời gian, chỉ có một mặt đón nhận được ánh Mặt trời, còn mặt kia là đêm dài. Khi Mặt trăng di chuyển đến khoảng giữa của Mặt trời và Trái đất cũng là lúc 3 thiên thể này nằm trên một đường thẳng hoặc một đường gần thẳng, thì bóng của Mặt trăng sẽ bao phủ mặt Trái đất, lúc này những người dân trong vùng bị bóng đen bao phủ khi nhìn lên sẽ thấy một chiếc đĩa tròn mù đang dần dần che khuất Mặt trời, đây chính là hiện tượng Nhật thực. Tùy theo mức độ bị che phủ của Mặt trời, mà người ta phân thành Nhật thiên thực (chỉ một bộ phận Mặt trời bị che phủ) hoặc Nhật hoàn thực (phần trung tâm bị che khuất, còn chung quanh vẫn còn vầng sáng) và Nhật toàn thực (toàn bộ bị che khuất), những hiện tượng trên phụ thuộc vào mức độ thẳng hay không thằng của tuyếntrục được tạo thành bởi Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất. Vì lý do trên nên, tuy vào mồng 1 mỗi tháng, Mặt trăng đều di chuyển đến khoảng giữa của Trái đất và Mặt trời, nhưng vẫn hiếm khi xảy ra nhật thực.