Trang phục người Việt
Áo . Đồ mặc thường bằng vải, chủ yếu che từ cổ xuống ngực, bụng, lưng. Áo cà sa : áo choàng của nhà tu hành theo đạo Phật gấp bằng tấm vải dài, thường là màu gụ hay màu vàng. Áo ngắn : cổ đứng hoặc viền, xẻ nách, thường có hai túi dưới. Áo dài : áo dài đến giữa ống chân, xẻ tà dọc ...
Áo. Đồ mặc thường bằng vải, chủ yếu che từ cổ xuống ngực, bụng, lưng. Áo cà sa: áo choàng của nhà tu hành theo đạo Phật gấp bằng tấm vải dài, thường là màu gụ hay màu vàng. Áo ngắn: cổ đứng hoặc viền, xẻ nách, thường có hai túi dưới. Áo dài: áo dài đến giữa ống chân, xẻ tà dọc hai bên cho đến hông, khuy cài từ cổ đến nách và một bên hông, phụ nữ thường mặc vào dịp lễ, Tết. Áo khách: áo cánh phụ nữ theo kiểu người Hoa (Khách), cổ cao xẻ giữa có khuy tết. Áo năm thân: áo dài, kiểu cũ, phía dưới có thân vạt nhỏ, cài khuy về phía nách bên phải. Áo nâu: áo vải màu có nẹp, xưa dùng cho phu, lính, những người rước xách trong lễ. Áo sô (áo tang): áo bằng vải sô mặc đại tang. Áo tứ thân: áo dài kiểu cũ của phụ nữ, hai vạt trước rộng như nhau, thường buộc chéo vào nhau. Áo bà ba: áo dài tay, không cổ, dưới có hai túi vuông, thường bằng vải đen, phổ biến ở vùng quê Nam Bộ. Thành ngữ: Nhường cơm xẻ áo. - Vạch áo cho người xem lưng (bới móc chuyện xấu trong nhà cho người ngoài biết). Ca dao: Yêu nhau cởi áo cho nhau, Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay.