18/06/2018, 13:07

Văn minh sông Hồng

Nó là nền văn minh đầu tiên và độc đáo của Việt Nam , không phải là một nhánh văn minh Trung Quốc của người Hán hình thành ở sông Hoàng Hà như một số nhà nghiên cứu nước ngoài tưởng. Văn minh sông Hồng ở đồng bằng Bắc Bộ phát triển qua 4 giai đoạn: văn hoá Phùng Nguyên (2000 – 1500 trước ...

 

Nó là nền văn minh đầu tiên và độc đáo của Việt Nam, không phải là một nhánh văn minh Trung Quốc của người Hán hình thành ở sông Hoàng Hà như một số nhà nghiên cứu nước ngoài tưởng. Văn minh sông Hồng ở đồng bằng Bắc Bộ phát triển qua 4 giai đoạn: văn hoá Phùng Nguyên (2000 – 1500 trước công nguyên sơ kì thời đại đồng thau), văn hoá Đồng Đậu (1500 – 1100 trước công nguyên, trung kì thời đại đồng thau), văn hoá Gò Mun (1000 – 700 trước công nguyên, hậu thời đại đồng thau), và văn hoá Đông Sơn (700 trước công nguyên – 200 sau công nguyên, thời đại sắt sớm). Văn minh sông Hồng dựa trên nền tảng kinh tế lúa nước với kĩ thuật lưỡi cày đồng và sức kéo trâu bò, với một kết cấu xóm làng của những công xã nông thôn kiểu Á châu và một mức độ phân hoá xã hội chưa cao. Vào giai đoạn phát triển cao (văn hoá Đông Sơn), một hình thức nhà nước sơ khai đã ra đời: nước Văn Lang của người Lạc Việt (Hùng Vương) rồi đến nước Âu Lạc của người Âu Việt và Lạc Việt (An Dương Vương). Văn minh sông Hồng mang bản sắc văn hoá của một cộng đồng cư dân đã cố kết với nhau trên một địa bàn sinh sống chung, vừa biểu thị giao lưu văn hoá mật thiết với bên ngoài. Văn hoá Đông Sơn có tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, gắn bó với văn hoá của các nhóm người kết trong cộng đồng Bách Việt ở Nam sông Dương Tử và mang những đặc điểm chung của văn hoá Đông Nam Á (lúa nước, nhà sàn, nhuộm răng, xăm mình, ăn trầu...). Di vật tượng trưng của văn minh sông Hồng là trống đồng Đông Sơn. Trên cơ sở văn minh sông Hồng, người Việt cổ đã liên kết thành cộng đồng quóc gia, mới đầu đẩy lui cuộc xâm lược của đế chế Trung Quốc (Tần). Đến 179 trước công nguyên, Âu Lạc bị Nam Việt (Trung Quốc) xâm lược và từ 111 trước công nguyên bị nhà Hán (Trung Quốc) thống trị. Người Việt bị Trung Quốc đô hộ trên 1000 năm, mãi đến 939 mới độc lập. Phát huy di sản văn hoá của văn minh sông Hồng, họ vừa tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hoá Hán, vừa gìn giữ bản sắc văn hoá riêng và đấu tranh chống lại sự đồng hoá. Cho đến nay, những tộc Việt ở phía Nam vẫn hợp cùng 53 tộc khác thành một dân tộc Việt Nam có bản sắc riêng. Trong thời cổ đại, cùng với văn minh sông Hồng ở phía Bắc, còn có văn minh Chămpa cổ đại với văn hoá Sa Huỳnh ở miền Trung và văn minh Phù Nam cổ đại với văn hoá Óc Eo ở miền Nam.

 

 

0