Trạng Ếch
Ngày xưa có ông quan lấy một nàng hầu (người thứ 3 sau vợ lẽ) rất đẹp. Nhưng người vợ cả lại có tính hay ghen, ông quan phải đưa tiền bạc cho người nàng hầu về đi lấy chồng khác. Người nàng hầu đi giữa đường, gặp một anh câu ếch, phải duyên phải kiếp làm sao lấy ngay làm chồng và ăn ở với nhau ...
Ngày xưa có ông quan lấy một nàng hầu (người thứ 3 sau vợ lẽ) rất đẹp. Nhưng người vợ cả lại có tính hay ghen, ông quan phải đưa tiền bạc cho người nàng hầu về đi lấy chồng khác.
Người nàng hầu đi giữa đường, gặp một anh câu ếch, phải duyên phải kiếp làm sao lấy ngay làm chồng và ăn ở với nhau rất thuận hòa.
Một hôm, người câu ếch câu được một con ếch vàng to. Nhân ngày giỗ cha, chồng bảo vợ làm thịt con ếch để cúng. Khi làm thịt, vợ thấy trong mình con ếch có một hòn ngọc bèn đưa cho chồng.
Cách đó ít lâu, có chiếu trong triều ban ra nói là vua đau mắt, ai có ngọc ếch đem dâng để vua rỏ mắt mà vua qua khỏi, thì sẽ được phong làm quan.
Người câu ếch bạo dạn xin vào chữa. Vua khỏi, người câu ếch được làm một chức quan nhỏ.
Năm sau, phải khi đại hạn, vua lại ra chiếu khắp trong nước rằng ai cầu được cho trời mưa ngay thì vua cho làm Trạng nguyên.
Viên quan câu ếch, quen xem chân ếch, biết trời gần mưa lại quả quyết ra ứng chiếu xin cầu cho trời mưa.
Sáng làm lễ cầu đảo, thì chiều đến, trời quả mưa to và mưa rất nhiều.
Vua và các quan coi người câu ếch xấu xí đê hèn không đáng làm ông trạng. Nhưng chót đã có lời chiếu, bất đắc dĩ cũng phải cho làm Trạng thật nhưng gọi giễu là "".
Rồi sai luôn đi sứ sang Tàu cho khỏi thấy mặt. không biết đi sứ là thế nào. Nhưng đã có lệnh trên, không lẽ từ chối, cứ phải đi xem sao. Khi sang đến Tàu, lại gặp cả ba ông sứ ba nước khác cùng đến.
Một hôm, vua Tàu đãi tiệc chung cả bốn sứ. Trên bàn có bốn chiếc bánh. Ba ông sứ kia chưa kịp ăn, thì trạng Ếch đã vội xơi luôn cả bốn.
Bỗng chốc thấy viên quan Tàu ngồi tiếp yến, giơ ra bốn ngón tay. Ba viên sứ kia không hiểu ra sao cả. Chỉ có tưởng viên quan Tàu chê mình ăn những bốn cái bánh, liền đưa cả hai bàn tay xòe ra tám ngón có ý bảo: "Tám chiếc bánh như thế, ta ăn cũng hết".
Một chốc lại thấy quan Tàu lùa một ngón tay vào giữa bụng. Ba viên sứ kia vẫn không hiểu gì cả. Chỉ có , tưởng viên quan ấy chế nhạo mình ăn lắm nứt bụng ra, liền sẽ đưa bàn tay, ra mà vỗ, có ý bảo: "Bánh ăn nhỏ bằng lòng bàn tay, có gì mà nứt bụng."
Bữa yến xong, thấy viên quan Tàu kính phục mình hơn trước nhiều, rồi vào tâu với vua Tàu. Thì thấy vua Tàu cho vời đến và phong cho làm "Lưỡng quốc Trạng nguyên" rồi ban cho vàng bạc, gấm vóc mà trở về nước.
Khi về đến nước nhà, vua quan đều phải trọng vọng không dám khinh nhờn gọi là "" nữa mà gọi là "Trạng hai nước".
Nhưng cả nước vẫn không ai tán ra tại sao chỉ vì ăn bánh, giơ ngón tay và vỗ bàn tay mà khiến cho người Tàu phải tôn kính đến thế.
Mãi sau mới có người Tàu diễn ra rằng: Viên quan Tàu, khi giơ bốn ngón tay là ra vế đối:
Tứ di lai tân (Bốn rợ khách lại)
Mà Trạng An nam giơ tám ngón tay là để đối lại:
Bát man tiến cống (Tám nam dâng cống)
Còn khi viên quan Tàu lùa một ngón tay vào bụng là ra vế đối:
Hung trung binh giáp (Binh giáp ở trong bụng)
Mà trạng An nam vỗ tay, là đối lại:
Chưởng thượng kinh luân (Kinh luân ở bàn tay)