25/05/2018, 13:27

Trần Dụ Tông

(1336 – 1369), tên thật là Trần Hạo; là vị vua thứ bảy của nhà Trần (sau anh là Trần Hiến Tông và trước Hôn Đức Công) trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội, Việt Nam), cai trị từ năm 1341 đến 1369. Trần Hạo là ...

(1336 – 1369), tên thật là Trần Hạo; là vị vua thứ bảy của nhà Trần (sau anh là Trần Hiến Tông và trước Hôn Đức Công) trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội, Việt Nam), cai trị từ năm 1341 đến 1369.

Trần Hạo là con trai thứ 10 của Trần Minh Tông và là em của Trần Hiến Tông. Mẹ ông là Hiến Từ Hoàng hậu.

Năm 1341, vua anh Trần Hiến Tông qua đời khi mới 22 tuổi nhưng không có con nối dõi. Thượng hoàng Trần Minh Tông lập Trần Hạo lên nối ngôi, tức là . Khi đó ông mới lên 5 tuổi.

Thời kỳ 1341 - 1357

Những năm đầu những quyền bính đều do Thượng hoàng Minh Tông điều khiển. Bởi thế, dù có mất mùa dân đói nhưng việc chính trị vẫn được đánh giá là có nền nếp.

Phía tây, Ai Lao sau nhiều lần thua trận không sang cướp phá nữa. Phía bắc, nhà Nguyên đã suy yếu. Do có thượng hoàng thu xếp mọi việc trong triều, tới khi đã lớn vẫn chỉ hưởng lạc không chú ý tới việc cai trị.

Một số cuộc khởi nghĩa của nông dân bùng phát như Ngô Bệ năm 1344, Tề năm 1354. Ngoài ra còn có những cuộc nổi dậy khác của người Lạng Sơn và Thái Nguyên năm 1351. Trừ cuộc nổi dậy của Ngô Bệ tới năm 1360 mới bị dẹp, các cuộc nổi dậy khác đều nhanh chóng bị trấn áp.

Thời kỳ 1358 - 1369

Chính sự

Năm 1357, Thượng hoàng Minh Tông mất. Khi đó Dụ Tông đã 22 tuổi, tự mình nắm quyền chính. Các cựu thần như Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn, Mạc Đĩnh Chi đã qua đời, triều đình bắt đầu rối loạn.

Các gian thần kéo bè kết đảng lũng đoạn triều chính. Danh nho Chu Văn An dâng Thất trảm sớ xin chém 7 gian thần nhưng ông không nghe, liền bỏ quan về dạy học. Các vị quan khác như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát tuy có năng lực nhưng không can gián được vua bớt hưởng lạc.

Vua Dụ Tông ham chơi bời, mê đàn hát, thường sai các vương hầu và công chúa bày tiệc đóng trò hát tuồng cho vui, ai diễn hay thì được thưởng. Mặc dù phép tắc nhà Trần rất nghiêm khắc với tội đánh bạc nhưng lại thích trò này, chiêu tập các nhà giàu vào cung đánh bạc cùng vua.

nghiện rượu, thích rủ các quan cùng uống thi. Ai uống thắng được ông thăng chức. Chính chưởng phụng ngự cung Vĩnh An là Bùi Khoan dùng mẹo uống dối được trăm thăng, Dụ Tông tin là thật, thưởng tước hai tư để dự thăng trật.

Ông sai phu xây cất nhiều cung điện, đào hồ ở vườn trong hậu cung, trong hồ xây đá làm núi, trồng nhiều cây cỏ lạ và nuôi chim thú quý; sau đó ông lại sai làm hồ con, lệnh cho dân ra biển chở nước mặn đổ vào hồ và thả cá biển, đồi mồi vào nuôi.

Vua thích chơi bời, các quý tộc cũng hưởng ứng theo vua khiến triều đình rối nát. Bên ngoài xảy ra mất mùa trong nhiều năm. chỉ có các biện pháp khắc phục tạm thời như sai các nhà hào phú bỏ thóc lúa chu cấp cho người nghèo để chống đói và thưởng chức tước cho họ để trả công; ông không chú trọng việc đắp đê và làm thủy lợi để phát triển nông nghiệp lâu dài.

Bị sưu cao thuế nặng, dân trong nước oán thán, nổi lên làm loạn. Mặc dù các cuộc nổi dậy bị dẹp nhưng nhân tài vật lực trong nước bị hao tổn, kho tàng trống rỗng. Triều Trần ngày càng suy.

Biên giới phía nam

Do tình hình trong nước ngày càng rối ren, Chiêm Thành ở phía nam thừa cơ đánh cướp.

Tháng 3 năm 1361, quân Chiêm Thành vượt biển đến cướp dân ở cửa biển Dĩ Lý. Quân nhà Trần đánh tan quân Chiêm.

Tháng 3 năm 1362, quân Chiêm Thành lại tiến đánh Hóa Châu, bắt dân rồi rút lui. sai Đỗ Tử Bình duyệt bổ quân ở Lâm Bình, Thuận Hóa và đắp thành Hóa Châu.

Tháng giêng năm 1365, quân Chiêm Thành tiến đến đánh úp, bắt dân Hóa châu mang về nước. Sang tháng 3 năm 1366, quân Chiêm lại đến cướp phủ Lâm Bình. Quan phủ là Phạm A Song đánh bại được quân Chiêm. bèn phong cho A Song làm đại tri phủ Lâm Bình.

Cuối năm 1367, Trần dụ Tông sai Trần Thế Hưng làm chánh tướng, Đỗ Tử Bình làm phó tướng, đi đánh Chiêm Thành. Quân Trần bị quân Chiêm mai phục bắt sống Thế Hưng, còn Tử Bình trốn thoát.

Năm Kỷ Dậu (1369), vua Dụ Tông mất khi mới 34 tuổi. Ông làm vua tất cả 28 năm, được an táng tại Phụ Lăng.

Vua từ khi là hoàng tử đã bị ngã xuống nước suýt chết đuối hôm rằm trung thu năm 1339 khi mới 4 tuổi. Thày thuốc Trâu Canh cứu sống được nhưng nói rằng hoàng tử Hạo sẽ bị liệt dương. Sau này vua Dụ Tông không có con kế vị. Ông không lập người trong hoàng tộc làm thái tử nối ngôi. Trước khi mất ông để lại di chiếu lập con người anh Cung Túc vương Trần Dục là Nhật Lễ làm vua.

Trong triều, hoàng tộc muốn lập người anh khác của Dụ Tông là Cung Định vương Trần Phủ lên làm vua nhưng bà Hiến Từ hoàng thái hậu (mẹ Trần Dục và Dụ Tông) nhất định đòi lập người con nuôi của Cung Túc vương Trần Dục là Dương Nhật Lễ lên ngôi.

Nguyên mẹ Nhật Lễ là một đào hát, lấy một kép hát bội là Dương Khương có thai rồi mới bỏ Dương Khương mà lấy Cung Túc vương sinh ra Nhật Lễ. Triều thần không tán thành vì cho rằng Nhật Lễ là người họ Dương, nhưng Hiến Từ hoàng thái hậu cho Nhật Lễ là con Trần Dục nên lập là hợp lẽ.

Cuối cùng Nhật Lễ được lập làm vua vào tháng 6 năm 1369. Nhưng hơn 1 năm sau, các tông thất nhà Trần hội nhau khởi binh về bắt giết Nhật Lễ rồi rước Cung Định vương về làm vua, tức vua Trần Nghệ Tông.

Các niên hiệu trong thời gian vua trị vì là:

* Thiệu Phong (1341-1357)

* Đại Trị (1358-1369)

* Vợ: Nghi Thánh hoàng hậu, tức công chúa Ý Từ, con gái thứ tư của Bình chương Huệ Túc vương Trần Đại Niên.

Sử gia Ngô Sĩ Liên bàn về trong sách Đại Việt sử ký toàn thư như sau:

“ Vua biết tôn trọng thầy dạy (tức Chu Văn An), nhưng lại không bàn việc nước với thầy. Vì thế bậc hiền năng không nên để chỉ làm vì. Chu An đi rồi, không còn ai bảo ban vua đạo hay lẽ phải nữa. Đó thực là "không tin bậc nhân hiền thì nước trống rỗng như không có người" vậy”

—Ngô Sĩ Liên

Trần Xuân Sinh nhận định về vua như sau:

“ đưa nước nhà từ thái bình thịnh trị đến chỗ suy nhược loạn lạc. Chơi bời, xa xỉ, không lo nước thương dân...”

—Trần Xuân Sinh

0